Cập nhật: Thứ 7, 25/10/2014 | 14:03 GMT+7

Con điểm ký ức

(QT) - Bạn tôi là một giáo viên tiểu học. Trong một lần chuyện trò, khi đề cập đến thông tin, bắt đầu từ ngày 15/10, theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ Giáo dục-Đào tạo, các địa phương chính thức không chấm điểm học sinh cấp Tiểu học, bạn tôi kể lại một tình huống không thể nào quên trong cuộc đời đứng trên bục giảng: “ Những ngày thơ bé, tôi có thói quen để tâm đến những cử chỉ, dáng điệu, lời nói, phong thái... của các thầy cô giáo dạy mình và thầm nuôi một ước mơ cháy bỏng là sau này mình cũng được làm cô giáo. Qua thời gian, ước mơ cứ lớn dần lên từng ngày, bồi đắp trong lòng tôi một niềm tin mãnh liệt về hình ảnh đẹp đẽ và trân quý của người giáo viên trên bục giảng. Khi đã trở thành một người giáo viên thực thụ, tôi thường đặt mình ở vị trí của những cô cậu học trò để “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” những tâm tư tình cảm, những diễn biến tâm sinh lý tuổi mới lớn của các em...Tôi vẫn nhớ như in, đó là khoảng thời gian nghỉ giữa giờ, tôi tranh thủ chấm mấy quyển vở toán của các em. Tôi thật bất ngờ khi chấm đến bài của em Phương Anh, một học sinh ngoan, học giỏi. Trong tập vở của em có 3 con điểm có thể là người khác hoặc chính em đã dùng bút đỏ tự chấm bài của mình. Những con điểm có vẻ rất cố gắng nắn nót cho thực giống con điểm mà cô giáo thường ghi nhưng tất nhiên vẫn lộ ra vẻ non nớt, vụng về. Tôi gọi Phương Anh đến gặp mình và hỏi: -Những con điểm này là do ai ghi? Em im lặng chốc lát rồi trả lời: -Thưa cô, do em tự chấm ạ! Tôi cảm thấy rất bàng hoàng và liền sau đó, kỷ niệm tuổi thơ trong tôi chợt òa về, đầy ắp, rõ mồn một như mới vừa xảy ra hôm qua đây thôi.

Minh họa: N.D

Lúc tôi còn học lớp 4, cô giáo chủ nhiệm rất ít khi chấm điểm, mỗi tuần chỉ chấm 2 đến 3 bài, vì vậy cứ làm xong bài tập là tôi lại mong ngóng chờ đợi cô thu vở chấm. Đợi hoài không thấy. Bài tập nào tôi cũng cẩn thận làm thật tốt, nắn nót viết chữ và những con số thật đẹp, vậy mà... Thôi thúc từ khao khát được thể hiện mình với suy nghĩ vụng dại rằng, những nỗ lực trong làm bài phải được ghi nhận xứng đáng, tôi đã lấy vở ra và...tự chấm điểm cho mình. Không biết ở đâu ra mà tôi có được ngòi bút đỏ gần hết mực, tôi quý nó lắm. Chọn lúc thật rảnh rỗi với một tâm trạng thật thoải mái, tôi đem vở ra và bắt đầu tự chấm bài. Đầu tiên là tôi cũng rà soát thật kỹ, ghi đờ ( đ) sau mỗi câu, ý đúng, chấm điểm mười (10) có gạch chân kéo nét bút vào tận phần giấy ghi bài làm (y như cô giáo chấm vậy). Những con điểm mười đỏ chót đã làm tôi phấn chấn lạ lùng. Tôi mở vở nâng niu, ngắm nghía những con điểm mười mãi mà không chán, lòng bâng khuâng như mình vừa hoàn thành một công việc gì to tát lắm... Nó vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là niềm cổ vũ lớn lao đối với tôi trong những ngày học đầy hưng phấn và nặng nhọc. Người ta thường nói, những sự không trung thực sẽ dẫn đến rất nhiều con đường, nhưng có một con đường đem lại cảm giác không vui, đó là khi sự không trung thực kia bị phát giác. Trường hợp của tôi cũng không ngoại lệ. Khi tôi chấm được 2 con điểm thì bị cô giáo phát hiện. Đó là một lần khi chấm xong chồng vở, cô giáo chỉ định một bạn đi phát cho cả lớp, còn vở tôi cô tự tay cầm tới. Cô nghiêm khắc gọi tôi: - Em đứng dậy! Bất giác, tôi cảm nhận có điều gì đó chẳng lành sắp đến với mình. Tôi bật đứng dậy chưa kịp trấn tĩnh thì cô giáo đã đến sát bên mình. -Ai chấm những bài này? -Dạ… em chấm! -Ai cho phép em tự ý chấm bài? Tháng này cô sẽ hạ em một bậc hạnh kiểm… Cô giáo nói một cách kiên quyết, mặt tái đi vì giận, còn tôi đứng trân trân, lòng trống rỗng và hoang mang, nước mắt giàn giụa chảy. Tôi quay nhìn khắp lượt các bạn trong lớp với khuôn mặt cầu cứu, tìm sự cảm thông, chia sẻ, nhưng các bạn tôi cũng chỉ biết im thin thít và nhìn tôi đầy ái ngại. Tôi không hề nghĩ rằng việc làm của mình là sai trái đến mức trầm trọng như vậy, để lại một hậu quả đau xót đến nhường ấy. Tôi muốn giãi bày với cô những điều tôi nghĩ, tôi làm… nhưng cô không cho tôi cơ hội được nói một lời nào. Khi đã là một người giáo viên, mỗi lần nhớ lại kỷ niệm ấy tôi vẫn ngổn ngang mối băn khoăn, trăn trở. Và giờ đây, như một sự lặp lại đáng kinh ngạc, trước mắt tôi là một đứa học trò với một tình huống trớ trêu y như là tôi của ngày xưa vậy. Giờ ra chơi, tôi đến gặp Phương Hà, mở quyển vở của em ra, tôi hỏi: Phương Hà, nhắc lại lần nữa cho cô biết, ai đã chấm những bài toán này? -Thưa cô, tự em chấm ạ! -Sao em lại tự ý chấm bài vậy ? Trong vở học sinh chỉ có thầy, cô mới có quyền dùng mực đỏ chấm bài, em hiểu không ? -Dạ, em hiểu rồi ạ ! Thưa cô, vì thấy 2 ngày vừa rồi cô không chấm bài, đợi mãi nên em... -Cô hiểu. Cô thường xuyên chấm bài nhưng 2 ngày vừa rồi cô có lý do riêng nên cô sẽ chấm sau.Từ nay em rút kinh nghiệm không được tự ý chấm bài nữa nhé. Đợt này cô thấy em học tiến bộ nhiều, hãy cố gắng, cô tin ở em, em thương yêu ạ! -Thưa cô... em hứa sẽ cố gắng ạ ! Phương Hà ra sân, hoà vào những trò chơi của tuổi mới lớn, vô tư như những tiếng cười giòn tan từ sân trường vọng lại. Tôi trở về bàn làm việc của mình với tâm trạng trĩu nặng nỗi băn khoăn, trăn trở về điều mà tôi không thể nói ra. Người giáo viên có thể cho việc chấm bài là một công việc bình thường nhưng với học trò thì mỗi ngày đến trường, sau sự nỗ lực học tập, làm bài, các em rất mong ngóng chờ đợi sự đánh giá của thầy cô giáo. Những con điểm tốt chính là sự động viên cổ vũ, những con điểm chưa tốt cũng chính là lý do để các em nhìn lại mình mà cố gắng vươn lên. Từ đó, dù bận rộn đến đâu, hàng ngày tôi đều tranh thủ chấm bài của học sinh bằng nhiều hình thức để vừa đánh giá kịp thời chất lượng học tập, vừa động viên cổ vũ các em. Tôi nghĩ, là một giáo viên, mục tiêu của tôi là yêu thương và hỗ trợ học sinh vô điều kiện, trong khả năng mà mình có thể có được. Các nhà giáo dục buộc phải có trách nhiệm cung cấp cho học sinh không chỉ là kiến thức để những bài kiểm tra có chất lượng tốt, đánh giá đúng thực chất chất lượng giáo dục, đào tạo và khả năng tiếp thu của các em. Người giáo viên cũng cần truyền cho các em học sinh của mình sự bao dung, vị tha để có thể bình tâm và có những quyết định nhân văn trước những sai sót đáng cảm thông của các em học sinh, những bài học nhằm làm phong phú cuộc sống của các em, những bài học nhằm mài dũa khả năng suy nghĩ chín chắn của các em, những bài học giúp phát huy những tiềm năng sẵn có bên trong các em để các em lớn lên, trở thành những người có ích cho trong xã hội...”. Bạn tôi cho biết, thực ra, trong quy định theo Thông tư 30 cũng không phải bỏ hẳn việc đánh giá bằng điểm số đối với học sinh cấp Tiểu học. Tuy nhiên, việc đánh giá bằng điểm số chỉ thực hiện đối với học sinh ở bài kiểm tra cuối học kỳ I và cuối năm học, ở một số môn như: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc. Còn hàng ngày, hàng tuần, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn sẽ đánh giá năng lực học tập của học sinh bằng nhận xét: nhận xét bằng lời, bằng ghi nhận xét dựa trên sự quan sát quá trình học tập, tham gia hoạt động giáo dục của học sinh; đối chiếu với “Chuẩn kiến thức, kỹ năng” theo quy định của Bộ Giáo dục-Đào tạo, căn cứ lực học cụ thể của mỗi học sinh, nắm vững những chuyển biến tích cực trong học tập của các em trong cả một quá trình, từ đó có biện pháp để hướng dẫn, giúp đỡ học sinh ngày càng tiến bộ. Bất giác, bạn tôi đượm buồn: “Dù sao thì bắt đầu từ bây giờ, những tình tiết mình kể với bạn, mới đó thôi cũng đã trở thành ký ức rồi.” TÂM



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Lời cảm tạ

Lời cảm tạ
10 giờ trước

Gia đình chúng tôi xin chân thành cảm tạ:

“Sát thủ” âm thầm của người trẻ

“Sát thủ” âm thầm của người trẻ
11:00 tối qua

QTO - Không phải bệnh truyền nhiễm song số ca bệnh tim mạch ghi nhận được tại các bệnh viện đang ngày càng tăng và diễn tiến nặng hơn. Đáng lo ngại, căn...

Tương lai mịt mờ của cậu học sinh nghèo

Tương lai mịt mờ của cậu học sinh nghèo
10:55 tối qua

QTO - Bố mẹ chia tay khi Trần Đình Vũ ở Khu phố 7, vẫn còn nhỏ. Em sống cùng người bố bị bệnh tâm thần, mãi đến năm lên lớp 3 ông bà nội mới đưa cả hai bố...

Trọn vẹn nghĩa tình tri ân liệt sĩ

Trọn vẹn nghĩa tình tri ân liệt sĩ
10:25 tối Thứ 6

QTO - Vinh dự được thay mặt cả nước chăm sóc chu đáo cho hơn 74.000 mộ liệt sĩ tại 157 nghĩa trang lớn nhỏ trên địa bàn, những năm qua, tỉnh Quảng Trị luôn...

Điểm tựa tin cậy của người nghèo

Điểm tựa tin cậy của người nghèo
10:05 tối Thứ 6

QTO - Trong suốt hành trình xây dựng và phát triển, bên cạnh nhiệm vụ trọng tâm là huy động vốn và cho vay phục vụ phát triển kinh tế-xã hội tại địa...

TPHCM vinh danh 84 thủ khoa

TPHCM vinh danh 84 thủ khoa
23:02 23/10/2014

(SGGP).- Ngày 23-10, Hội Sinh viên TPHCM đã tổ chức lễ vinh danh 84 thủ khoa của các trường đại học trên địa bàn TP trong đó có 40 sinh viên đạt danh hiệu thủ khoa kỳ thi tuyển...

Món ngon cũng là bài thuốc

Món ngon cũng là bài thuốc
22:40 23/10/2014

(TNO) - Theo các tài liệu y học, thì thịt ba ba bổ và là phương thuốc hữu hiệu điều trị các bệnh nan y, như xơ gan, ho lao, di tinh, giúp nâng cao năng lực tư duy, cải thiện...

Thời tiết

28°C - 35°C
Ít mây, trời nắng nóng
  • 29°C - 35°C
    Có mây, không mưa
  • 28°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long