Cập nhật: Thứ 7, 16/06/2012 | 10:49 GMT+7

Cô giáo trẻ giàu tâm huyết với trẻ em vùng cao

(QT) - 27 tuổi, Hồ Thị Nhung hoàn thành chương trình thạc sĩ sinh học loại giỏi với đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng cao. Quyết tâm theo đuổi giấc mơ làm cô giáo mà mình ấp ủ từ thuở bé, cô đã tình nguyện lên xã A Bung (Đakrông, Quảng Trị) dạy học. Không chỉ giúp học sinh của mình tiến bộ trong học tập, Nhung còn giúp dân bản có thêm kiến thức để chăn nuôi, trồng trọt mang lại hiệu quả kinh tế cao... Lên núi dạy học Từ cầu treo Đakrông, chúng tôi vượt qua hơn 60 km đường rừng mới vào tới xã A Bung. Dù đã hẹn trước nhưng khi tới nơi, chúng tôi vẫn không thấy bóng dáng cô giáo Nhung đâu. Nhìn vẻ mặt ngạc nhiên của chúng tôi, thầy Lê Minh Ái, Hiệu phó Trường THCS A Bung, cho biết: “Đoán các anh đi từ trung tâm huyện vào đây nhanh lắm cũng mất gần 2 tiếng đồng hồ, vì thế cô giáo tranh thủ dạy thêm ngoại khóa cho học sinh để đỡ lãng phí thời gian. Hôm nay cô Nhung không có tiết nhưng tính cô ấy là thế, không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ”. Chúng tôi leo lên tầng 2, nơi cô Nhung cùng gần 30 học sinh đang quây quần bên nhau, cùng thảo luận về một đề tài gì đó rất sôi nổi. Không nỡ phá tan bầu không khí ấy, chúng tôi đứng ở bên ngoài chờ đợi.

Cô giáo Hồ Thị Nhung đang giảng bài cho các em học sinh

Hồ Thị Nhung sinh ra và lớn lên tại thị tứ Bồ Bản ( xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong). Từ nhỏ, sức khỏe của cô không được tốt nên Nhung lấy việc học làm hành trang cho tương lai. Chính từ suy nghĩ ấy, cô đã nỗ lực trong học tập, đạt thành tích khá, giỏi trong nhiều năm liền. Tốt nghiệp Khoa Sinh, Trường ĐHSP Huế bằng khá, ước mơ được đứng trên bục giảng đã trở thành hiện thực nhưng Nhung vẫn chưa muốn đi dạy mà tiếp tục ôn thi cao học. Hoàn cảnh gia đình cô lúc đó còn khó khăn, các em vẫn đang đi học nên Nhung giấu ba mẹ để ôn thi. Ngày Nhung thi đậu cao học, tuy rất bất ngờ nhưng ba mẹ cô không ngăn cản mà tạo điều kiện để con được học cao hơn, điều đó khiến Nhung hết sức cảm động và biết ơn. Tốt nghiệp thạc sĩ, Nhung tình nguyện nộp hồ sơ xin việc tại Phòng giáo dục huyện Đakrông và được phân vào dạy ở Trường THCS A Bung. Hay tin con nhận công tác tại xã miền núi xa xôi, gia đình Nhung buồn vui lẫn lộn. Ông Hồ Quốc Trọng, ba Nhung nói: “Biết con mình ra trường xin được việc làm ngay là mừng nhưng nghĩ thương con bé, một thân một mình ở chốn núi rừng xa xôi, lỡ ốm đau lấy ai mà nhờ cậy. Từ nhà lên đó cũng ngót nghét 200 km, đường sá đi lại khó khăn”. Có lẽ ông Trọng lo xa thế thôi chứ đối với người dân ở đây, hình ảnh cô giáo Nhung đã như thân quen tự thuở nào. Ngày Nhung đến nhận lớp, học sinh hồi hộp chờ đợi bởi phần lớn các em đã quen cô giáo từ trước. Lúc cô giáo bước vào, nhiều học sinh chạy đến bên cô ân cần hỏi han khiến ban giám hiệu nhà trường hết sức ngạc nhiên.

Cô giáo Hồ Thị Nhung tư vấn cho bà con dân bản cách chăm sóc, chữa bệnh đối với vật nuôi

Sau này, Nhung mới cho biết thời gian làm đề tài nghiên cứu thạc sĩ ở Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, cô đã đặt chân lên vùng đất này, ngày đi thu thập tài liệu cho đề tài nghiên cứu của mình, đêm đến thường xin ở lại nhà dân. Dân bản rất quí mến cô và đáp lại, Nhung đem kiến thức của mình có được để dạy cho con em họ. Đó cũng là một trong những lí do để Nhung tình nguyện lên đây dạy học. Những trang giáo án đặc biệt Nhung dạy môn sinh học cho học sinh khối 6, 7 và chủ nhiệm lớp 7A, một lớp có nhiều học sinh có học lực kém. Việc đầu tiên cô giáo Nhung làm khi nhận lớp đó là tìm hiểu hoàn cảnh gia đình từng học sinh một, đến tận nhà để thuyết phục phụ huynh tạo mọi điều kiện cho con em họ được đến trường. Ở trường THCS A Bung, phần lớn học sinh là người dân tộc thiểu số nên quen sử dụng ngôn ngữ bản địa. Để giúp các em tiếp thu bài dễ hơn, sau giờ lên lớp, Nhung thường vào bản để học thêm tiếng dân tộc. Mỗi giờ lên lớp, cô giáo Nhung thường hỏi học sinh những câu hỏi mang tính sáng tạo, khơi gợi khả năng tìm tòi của học sinh, tránh tình trạng học vẹt, học đâu quên đó. Ngoài giáo án bắt buộc, Nhung còn soạn thêm giáo án cho từng học sinh để giúp các em tiếp thu bài vở một cách nhanh và hiệu quả nhất. Không những thế, trong giờ học tự chọn, cô còn soạn một cuốn giáo án về cách chăm sóc, chữa trị bệnh cho hơn 30 loại vật nuôi phổ biến như: Lợn rừng, nhím, giun quế, dúi, thỏ, dê...

Luôn trau dồi kiến thức để phục vụ sự nghiệp trồng người

Khi chúng tôi hỏi: “Tại sao cô không dạy ngoại khóa về các môn học cơ bản mà lại dạy học sinh cách chăm sóc các con vật nuôi?”. “Đó là cách để giúp các em có được kiến thức cơ bản về chăm sóc vật nuôi, từ đó truyền đạt lại cho gia đình. Em nghĩ, khi điều kiện kinh tế gia đình khá hơn thì việc học hành của các em cũng được đảm bảo. Thậm chí, nếu một số em không có điều kiện học cao hơn thì cũng có được ít kiến thức để làm kinh tế, ổn định cuộc sống sau này”, Nhung trả lời. Ngoài các buổi dạy học ở lớp, Nhung thường ghé qua nhà học sinh, kiểm tra bài vở của các em hoặc gặp phụ huynh để tư vấn cách chăn nuôi gia súc, gia cầm...Vào các ngày nghỉ, đồng nghiệp ai cũng về thăm gia đình, riêng Nhung lại tranh thủ đến nhà để kèm cặp những học sinh yếu, bổ sung những kiến thức các em còn thiếu hụt. Từ một học sinh yếu nhất lớp, chỉ sau hai tháng được kèm cặp, đến nay cháu Hồ Thị Nguyên đã trở thành một học sinh khá. Nguyên xúc động nói: “Trước đây, mỗi khi nhìn vào những dãy số, con chữ là mắt cháu lại hoa lên, đầu óc rối bù nên không muốn học bài, không muốn đến lớp. Nhờ cô giáo Nhung giúp đỡ nên bây giờ cháu không còn sợ học nữa. Cháu rất biết ơn cô giáo”. Không chỉ riêng trường hợp của Nguyên, lớp 7A ngày nào “nổi tiếng” học kém trong trường nay đã có 5 học sinh giỏi, 23 học sinh khá. Với những kiến thức mình có được, Nhung đã giúp cho không ít người dân ở xã A Bung thoát nghèo. Anh Hồ Văn Cách (thôn Cu Tài 1) cho biết: “Trước đây mình nuôi dê, lợn rừng, nhím nhiều lắm nhưng do không biết cách chăm sóc, lại hay cho ăn những thứ lá cây không rõ nguồn gốc nên chúng thường xuyên bị bệnh. Nhờ áp dụng những kiến thức học được từ cô Nhung, đến nay đàn vật nuôi của mình phát triển rất tốt. Không chỉ được các em học sinh yêu quý, dân bản chúng mình cũng rất biết ơn cô giáo Nhung”. Ở xã A Bung không ai lại không biết đến cô giáo Nhung. Hễ người dân nào cần tư vấn cách chăm sóc, chữa bệnh cho vật nuôi đều tìm đến cô để hỏi cho bằng được. Đối với mỗi giáo viên, kì nghỉ hè là dịp để nghỉ ngơi sau những ngày miệt mài trên bục giảng. Nhung cũng muốn tranh thủ về thăm nhà nhưng cô còn bộn bề công việc phải làm trước mắt. Theo kế hoạch, hè năm nay cô sẽ ở lại để tiếp tục làm đề tài nghiên cứu về động vật không xương sống ở Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông và xin phép nhà trường mở lớp dạy hè miễn phí cho các em học sinh. Ngoài ra, cô đang cùng một số bà con xây dựng mô hình nuôi giun quế thí điểm tại địa phương. Nhung luôn tâm nguyện một điều rằng, một ngày nào đó không xa, cuộc sống của người dân A Bung sẽ có nhiều đổi thay, trở nên tốt đẹp hơn, khá giả hơn. Lúc đó, những học sinh thân yêu của cô sẽ được đến trường trong niềm vui hạnh phúc mà không phải nơm nớp bởi nỗi lo cơm áo, gạo tiền. Các em sẽ có một hành trang tốt đẹp bước vào đời, tự tin như bao bạn bè đồng trang lứa khác. Vì thế, bao tâm huyết Nhung đều dành cho đất và người nơi đây. Bài, ảnh: TRẦN NHƠN BỐN



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Cô giáo trẻ tâm huyết với nghề
22:15 27/11/2024

Hơn 10 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, cô giáo Nguyễn Thị Mùi (sinh năm 1991), Trường Tiểu học Gio Châu, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị là tấm gương ...

Cô giáo tâm huyết với nuôi dạy trẻ vùng cao
22:15 01/01/2024

Từng được chọn là vận động viên của Đội tuyển bóng chuyền năng khiếu tỉnh Quảng Trị vào năm 16 tuổi và được công nhận là vận động viên cấp 1 quốc gia khi vừa ...

Cô giáo tâm huyết với nghề
22:10 04/11/2024

Với tinh thần cầu thị, không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, rèn luyện kỹ năng sư phạm, luôn đổi mới, sáng tạo trong dạy học, những năm qua, cô giáo ...

Những giáo viên tâm huyết với cộng đồng
22:50 20/11/2023

Cùng với nhiệm vụ “gieo chữ, trồng người”, nhiều giáo viên còn nhiệt huyết cống hiến vì cộng đồng và giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn bằng những phần ...

Nơi chim di cư chẳng có ngày về

Nơi chim di cư chẳng có ngày về
10:00 tối Thứ 6

QTO - Lẽ ra những đàn chim di cư đến Rú Lịnh (thuộc địa bàn 2 xã Hiền Thành và Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh) trú ẩn sẽ được bảo vệ nghiêm ngặt để góp phần làm...

“Đại sứ văn hóa” vùng cao

“Đại sứ văn hóa” vùng cao
03:46 09/06/2012

(QT) - Lâu nay, các vị già làng, trưởng bản ở miền núi rừng phía tây tỉnh Quảng Trị luôn nhắc nhủ nhau truyền lưu kho tàng văn hóa của dân tộc mình. Hành trình ấy giờ đây đang...

Cánh hạc chở tình hữu nghị

Cánh hạc chở tình hữu nghị
04:20 03/06/2012

(QT) - “Nếu thành tâm gấp 1.000 con hạc giấy thì điều ước của bạn sẽ trở thành hiện thực” - Xuất phát từ quan niệm ấy, những chú hạc đã trở thành biểu tượng thể hiện ước mơ,...

Người Pa kô chọn đất dựng nhà

Người Pa kô chọn đất dựng nhà
07:55 27/05/2012

(QT) - Đối với người Pa kô, ngôi nhà không đơn thuần là nơi cư trú mà còn chứng kiến sự ra đời, trưởng thành và mất đi của mỗi con người. Bởi sự gắn bó khăng khít ấy, việc chọn...

Ra đảo “canh gió, gác mưa, đo sóng biển”

Ra đảo “canh gió, gác mưa, đo sóng biển”
22:39 18/05/2012

(QT) - 12 năm làm việc ở Trạm khí tượng hải văn đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), Trạm trưởng Phạm Văn Tịnh (quê ở huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) nói vui rằng, số lần về quê để có cơ hội lập...

Ân tình Gio Hải

Ân tình Gio Hải
23:37 11/05/2012

(QT) - Hầu như năm nào Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng có vài lần trở về thăm Quảng Trị, mỗi lần về...

Thời tiết

18°C - 24°C
Nhiều mây, có mưa dông
  • 17°C - 22°C
    Nhiều mây, có mưa, mưa rào
  • 18°C - 24°C
    Nhiều mây, có mưa, mưa rào
POWERED BY
Việt Long