
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Để tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình, chị Lê Thị Hoàn ở khối 1, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa quyết định cải tạo đất, chuyển một phần diện tích cà phê bị già cỗi, kém hiệu quả sang trồng cây thanh long ruột đỏ. Chỉ sau ít năm, cây thanh long đã mang lại cho gia đình chị nguồn thu nhập khá, tạo động lực để chị tiếp tục mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế.
![]() |
Chị Hoàn chuyển đổi thành công diện tích cà phê kém hiệu quả sang trồng thanh long ruột đỏ |
Để thực hiện mô hình trồng thanh long ruột đỏ, chị Hoàn dành nhiều thời gian tìm hiểu thông tin về ứng dụng khoa học kỹ thuật, cách trồng, chăm sóc và thu hoạch thanh long trên internet, sách báo và kinh nghiệm từ những người đã trồng lâu năm. Sau khi chuẩn bị tốt các điều kiện về đất, giống, đúc trụ xi măng…, năm 2012 chị Hoàn tiến hành trồng 170 gốc thanh long ruột đỏ trên diện tích 4 sào. Trong quá trình trồng và chăm sóc, gia đình chị chủ động phòng trừ sâu bệnh cũng như ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đảm bảo cung cấp đủ nước cho thanh long. Loại cây này khá phù hợp trên nền đất đỏ ba dan, cùng với sự chăm sóc kỹ lưỡng của chị nên cây phát triển tốt và 2 năm sau đã cho thu hoạch. Đây là năm thứ 4 vườn thanh long của gia đình chị cho thu nhập cao với trái to, đẹp và rất ngọt. Riêng trong năm 2018, mỗi tháng gia đình chị thu được khoảng 1 tạ quả với giá từ 22 - 25 nghìn đồng (bình quân mỗi năm, cây thanh long cho thu hoạch liên tục trong vòng 5 tháng).
Chị Hoàn chia sẻ: “Do bấy lâu chỉ độc canh cây cà phê nên thời gian đầu trồng thanh long ruột đỏ, gia đình tôi gặp một số khó khăn về kỹ thuật trồng, chăm sóc. Tuy nhiên, qua một thời gian thực tế trồng và đúc rút kinh nghệm, bước đầu chúng tôi thực hiện khá thành công với mô hình này. Ngoài nguồn thu từ cà phê, cây thanh long ruột đỏ góp phần tăng thu nhập của gia đình tôi với hàng chục triệu đồng/năm. Thời gian tới, gia đình tôi tiếp tục chuyển đổi thêm một số diện tích cà phê già cỗi để mở rộng trồng cây thanh long ruột đỏ”.
Thanh long là loại trái cây sạch, ăn ngon và đặc biệt là rất tốt cho sức khỏe, được nhiều người ưa chuộng. Vì vậy, từ khi thu hoạch vụ đầu đến nay, sản phẩm thanh long của chị Hoàn luôn được thu mua hết nên chị không phải lo lắng nhiều về đầu ra sản phẩm. Đây cũng chính là động lực để chị tiếp tục đầu tư trồng loại cây này. Chủ tịch Hội phụ nữ thị trấn Khe Sanh Trần Thị Hải Yến cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn thị trấn có nhiều mô hình chuyển đổi cây trồng hiệu quả, trong đó có mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ của gia đình chị Lê Thị Hoàn. Để giúp cho chị Hoàn nói riêng và hội viên, phụ nữ ở địa phương nói chung có điều kiện chuyển đổi cây trồng, Hội phụ nữ thị trấn và Hội LHPN huyện đã có nhiều hỗ trợ như vốn vay ưu đãi, tham gia tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, tham quan các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả ở trong và ngoài huyện. Trên cơ sở hiệu quả mang lại từ mô hình cây thanh long ruột đỏ của chị Hoàn, hội khuyến khích chị em trên địa bàn Khe Sanh tùy theo điều kiện thực tế của mỗi người để lựa chọn, đầu tư loại cây trồng chủ lực, phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng nhằm duy trì và phát triển mô hình kinh tế gia đình hiệu quả”.
Ngọc Trang
Năm 2019, thông qua Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã hỗ trợ 600 triệu đồng cho 12 hộ dân ở thôn Tân Thủy, xã Vĩnh Thuỷ, huyện ...
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương, những năm gần đây, nhiều hộ nông dân ở xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa đã quyết định đưa giống ...
“Được địa phương quan tâm tạo điều kiện tham gia lớp học nghề về kỹ thuật trồng trọt, tôi đã đầu tư làm đất để sản xuất rau sạch với các loại giống chất lượng ...
Nhằm góp phần tìm đầu ra cho nông sản tại địa phương, bước đầu chị Mai Thị Thanh Huyền, đoàn viên thanh niên ở khóm An Hà, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa ...
Đến thôn Lam Thủy, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, hỏi thăm về các loại mắm truyền thống do chị Nguyễn Thị Thu Hòa (sinh năm 1987) làm ra, ai cũng ...
Nhận thấy cây bưởi da xanh phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương, cho quả quanh năm, giá bán và đầu ra ổn định, ông Trần Đình Bình ở thôn Thượng Phước, xã ...
Với chất đất phù hợp, cây sinh trưởng và kháng bệnh tốt, trong những năm gần đây, cây riềng được nông dân ở vùng Cùa, huyện Cam Lộ đầu tư phát triển mạnh. Với ...
Tận dụng nguồn nguyên liệu tràm tự nhiên có sẵn tại địa phương, vợ chồng chị Trần Thị Khánh Trang (sinh năm 1988), ở thôn Tân Kỳ, xã Gio Quang, huyện Gio Linh ...
QTO - Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số đang tạo ra nhiều cơ hội đổi mới trong hoạt động xúc tiến đầu tư (XTĐT). Với tinh thần cải cách hành chính...
Trong trường hợp xảy ra thiên tai, các địa phương cần chủ động xử lý các hành vi lợi dụng tình hình để đầu cơ, găm hàng, hoặc tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với nhóm hàng...
Dự thảo Nghị quyết về việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh đề xuất tăng mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế có thể lên tới 15,5 triệu đồng/tháng và dự kiến sẽ có hiệu lực...
QTO - Thời gian qua, xã Tuyên Lâm, tỉnh Quảng Trị đã triển khai sáng tạo, đồng bộ, linh hoạt công tác truyền thông về giảm nghèo với phương châm “mưa dầm...
QTO - Để nâng cao thu nhập, giảm áp lực khai thác nguồn lợi thủy sản ven bờ và bảo vệ môi trường sinh thái, người dân xã Phú Trạch đang tập trung phát...
QTO - Thời gian qua, xã Trường Sơn đã tập trung chỉ đạo phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững dựa trên cơ sở phát triển toàn diện và đồng bộ các hoạt...
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Công điện số 113/CĐ-TTg về thực hiện các giải pháp phát triển hiệu quả vận tải đường thủy thúc đẩy phát triển logistics trong lĩnh vực vận tải.
(QT) - Những năm gần đây, người trồng cà phê Hướng Hóa đã bắt đầu chú trọng đến việc nâng cao chất lượng hạt cà phê, xây dựng thương hiệu cà phê sạch, từng bước đưa cà phê Khe...