Cập nhật: Thứ 4, 02/11/2011 | 07:35 GMT+7

Chuyển đổi các cơ sở giáo dục mầm non bán công sang loại hình công lập, những vấn đề đặt ra

(QT) - Sau khi Nghị quyết 28/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh Quảng Trị (gọi tắt là Nghị quyết 28) về chuyển đổi các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công trên địa bàn tỉnh sang loại hình công lập có hiệu lực, Sở GD&ĐT Quảng Trị đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định 204/QĐ-UBND ngày 27/1/2011 về việc chuyển đổi các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công trên địa bàn tỉnh sang loại hình công lập, để đảm bảo đủ các trường công lập đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non đối với trẻ 5 tuổi theo Thông tư 11/2009/ TT-BGD&ĐT ngày 8/5/2009 của Bộ GD&ĐT và Quyết định 239/2010/QĐ-TTg ngày 9/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện Nghị quyết 28, toàn tỉnh có 99 trường mầm non bán công và 5 trường THPT bán công chuyển đổi sang loại hình công lập tự chủ một phần. Gần 1 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 28, đến nay 5 trường THPT bán công sau chuyển đổi (THPT Nguyễn Công Trứ- Vĩnh Linh, THPT Nguyễn Du- Gio Linh, THPT Phan Châu Trinh- Đông Hà, THPT Nguyễn Huệ- thị xã Quảng Trị, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm- Hải Lăng) đã cơ bản thực hiện theo đúng lộ trình chuyển đổi của nghị quyết, như: Sở GD&ĐT linh động “tạm ứng” 28 biên chế của các trường khác để bổ sung cho 5 trường THPT thực hiện chuyển đổi; giảm mức thu học phí đối với học sinh trường THPT, vùng đồng bằng thu từ 150.000 đồng/học sinh/ tháng giảm xuống còn 120.000 đồng/học sinh/tháng, vùng thành phố, thị xã thu từ 180.000-200.000 đồng/học sinh/tháng giảm xuống còn 140.000 đồng/học sinh/ tháng; cung ứng thiết bị tin học cho các đơn vị trường học và hỗ trợ Trường THPT Nguyễn Công Trứ xây dựng 6 phòng học thực hành thí nghiệm với số tiền đầu tư 1,5 tỷ đồng…

Giờ vui chơi của các cháu Trường Mầm non Hoa Phượng, Gio Linh.

Tuy nhiên, 99 trường mầm non bán công chuyển đổi sang loại hình công lập thì chỉ mới thay được cái vỏ bên ngoài là trường công lập, các nội dung chuyển đổi về tài chính, đội ngũ, cơ sở vật chất và trang thiết bị chưa có gì thay đổi. Theo Nghị quyết 28, sau khi thực hiện chuyển đổi các trường mầm non bán công sang loại hình công lập tự chủ một phần, ngân sách nhà nước đảm bảo hỗ trợ 80%, còn phụ huynh đóng góp 20%. UBND tỉnh cũng đã ban hành Quyết định 200/QĐ-UBND ngày 27/1/2011 về việc quy định sửa đổi, ban hành mới một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và Hướng dẫn số 737/HDLS-STC-SGD-SLĐTBXH ngày 13/5/2011 của liên Sở Tài chính- Sở GD&ĐT- Sở LĐ, TB&XH hướng dẫn một số nội dung về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 trên địa bàn tỉnh với mục tiêu cụ thể như sau: Cơ sở giáo dục mầm non ở thành phố, thị xã, thị trấn huyện đồng bằng, trung du thu học phí 120.000 đồng/cháu/tháng; ở vùng nông thôn thu 50.000 đồng/cháu/ tháng; miền núi, thị trấn huyện miền núi thu 30.000 đồng/cháu/tháng. Tuy nhiên, đến nay nguồn kinh phí thực hiện chuyển đổi chưa được Bộ Tài chính cấp kinh phí để thực hiện nghị quyết, do nghị quyết ban hành sau thời điểm tỉnh bảo vệ ngân sách năm 2011 với Trung ương. Về thu học phí, các trường mầm non thực hiện chuyển đổi ở huyện Gio Linh vẫn còn thu học phí theo Nghị quyết 3.5/2004/NQ-HĐND ngày 18/2/2004 của HĐND tỉnh (gọi tắt là Nghị quyết 3.5), tức ngân sách nhà nước hỗ trợ 55%, phụ huynh đóng góp 45%. Thậm chí, do thu không đủ chi, nhiều trường còn thu thỏa thuận thêm với phụ huynh học sinh từ 5-10% để trả đủ lương cho giáo viên theo hệ số và mức lương tối thiểu 830.000 đồng. Bình quân, các trường mầm non ở Gio Linh thu học phí từ phụ huynh khoảng 75.000 đồng/ cháu/tháng. Cũng theo Hướng dẫn 737, thu từ học phí chi 40% cho việc trả lương và 60% chi hoạt động, nhưng mỗi trường lại có cách chi khác nhau. Các trường mầm non bán công sau chuyển đổi ở các huyện, thành phố khác thì đã thực hiện thu học phí theo đúng Quyết định 200 của UBND tỉnh, nhưng mới chỉ thực hiện trả lương cho giáo viên mức lương tối thiểu 730.000 đồng. Điều đáng quan tâm là, hiện tất cả các giáo viên hợp đồng ở các huyện và thành phố (trừ thị xã Quảng Trị) đều đang hưởng lương hợp đồng bậc 1, chưa được nâng bậc lương theo Nghị quyết 3.5 và Nghị quyết 13/2010/NQ-HĐND ngày 23/7/2010 của HĐND tỉnh (Nghị quyết 13) do chưa có hướng dẫn của cấp có thẩm quyền nên rất thiệt thòi cho giáo viên, nhất là khi tính hệ số bậc lương để nghỉ hưu. Về biên chế đội ngũ, hiện tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên của 99 trường mầm non thực hiện chuyển đổi là 2.112 người, trong đó, biên chế 404 người. Theo Nghị quyết 28, từ năm 2011-2015 sẽ bổ sung thêm 725 biên chế cho 99 trường mầm non chuyển đổi sang công lập tự chủ một phần. Dự kiến, đến năm 2015, số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong 99 trường này tăng lên khoảng 2.298 người, tổng số biên chế lúc đó ước đạt tỉ lệ 47,92%; số giáo viên còn lại chưa được tuyển vào biên chế tiếp tục hợp đồng trả lương theo Nghị quyết 3.5 và Nghị quyết 13 của HĐND tỉnh. Nhưng đến nay các huyện vẫn chưa tuyển được chỉ tiêu biên chế nào trong 99 trường này do Sở Nội vụ chưa phân bổ chỉ tiêu biên chế. Đặc biệt, huyện Hướng Hóa hiện còn 15 trường mầm non hưởng các chính sách theo Quyết định 161/2002/QĐ- TTg ngày 25/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ chưa được giao đủ chỉ tiêu biên chế, phải hợp đồng theo Nghị quyết 3.5 nên rất khó khăn cho hoạt động dạy học và đảm bảo quyền lợi cho đội ngũ giáo viên. Riêng huyện Triệu Phong, các trường mầm non khó khăn vùng biển bãi ngang không thực hiện chuyển sang trường công lập nhà nước đảm bảo 100% kinh phí, biên chế đội ngũ, đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị trước năm 2010 theo Quyết định 161 của Thủ tướng Chính phủ là một thiệt thòi rất lớn của giáo dục mầm non ở đây… Cần nhận thức rõ rằng, các trường mầm non bán công thực hiện chuyển đổi sang loại hình công lập tự chủ một phần phải được đối xử bình đẳng như các trường công lập khác về các nội dung: Biên chế đội ngũ, tài chính, đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy học. Tuy nhiên, do điều kiện tỉnh Quảng Trị còn nghèo, đang hưởng trợ cấp từ ngân sách Trung ương nên không có đủ điều kiện chuyển toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên mầm non hợp đồng vào biên chế, mà mới chỉ thực hiện chuyển thêm biên chế cho 725 người từ nay đến năm 2015, tức chỉ mới đạt khoảng 47,92% biên chế trên tổng số giáo viên mầm non; số giáo viên hợp đồng còn lại khi có điều kiện thì tuyển tiếp vào biên chế 100%. Lộ trình thực hiện chuyển đổi theo Nghị quyết 28 trong vòng 5 năm, nhưng tùy theo điều kiện của tỉnh có thể rút ngắn thời gian thực hiện càng sớm càng tốt. Do nhận thức chưa đúng về các nội dung chuyển đổi theo nghị quyết và lúng túng trong triển khai, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành nên gần một năm qua các nội dung chuyển đổi hầu như chưa làm được gì. Nhiều nơi còn phân biệt đối xử trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường chuẩn quốc gia giữa các trường mầm non bán công chuyển sang công lập và trường mầm non công lập hưởng trợ cấp 100% từ ngân sách trước đây. Lâu nay, ngành học mầm non không thiếu giáo viên mà chỉ thiếu chỉ tiêu giáo viên được biên chế nên khi xét tuyển giáo viên biên chế, cần ưu tiên cho việc tuyển các giáo viên đạt chuẩn đã có nhiều cống hiến, công tác lâu năm trong ngành học mầm non, được các cấp, các ngành khen thưởng để vừa đảm bảo chính sách và quyền lợi cho giáo viên công tác lâu năm, đặc biệt là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa; đồng thời tránh sự xáo trộn về đội ngũ. Ngành học mầm non hiện nay thiếu cán bộ quản lý các trường hạng 1, hầu hết các lớp đều tổ chức bán trú nên cần có 2 giáo viên/lớp nhưng thực tế chỉ đạt 1,5 giáo viên/lớp; các trường mầm non chưa có nhân viên y tế, nhân viên văn phòng (đối với trường hạng 1) và thiếu nhân viên nấu ăn theo quy định nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục, chăm sóc, nuôi dạy các cháu và thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Khi nhận thức về các nội dung chuyển đổi theo Nghị quyết 28 của HĐND tỉnh còn chưa đúng, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành và lúng túng trong triển khai thực hiện thì hiệu quả của việc thực hiện Nghị quyết 28 của HĐND tỉnh chỉ là câu chuyện “Bình mới, nhưng rượu vẫn cũ” mà thôi. Do vậy những vấn đề đặt ra qua 1 năm thực hiện chuyển đổi các cơ sở giáo dục mầm non bán công sang loại hình công lập cần được các ngành liên quan có giải pháp để đảm bảo các chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ, giáo viên ngành học mầm non cũng như cơ chế đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học. Bài, ảnh: THANH HẢI



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Mưu sinh xứ người

Mưu sinh xứ người
00:34 02/11/2011

(QT) - Nhiều năm nay, với mong muốn có thêm việc làm, thu nhập, cứ sau mỗi lần mãn vụ, khi lúa đã được chất đầy bồ, nông ngư cụ được cất đặt đâu vào đó, thanh niên, người có...

Hải Lăng: 62/89 làng không sinh con thứ 3

Hải Lăng: 62/89 làng không sinh con thứ 3
22:40 01/11/2011

(QT) - Nhờ tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động về CSSKSS và KHHGĐ, những năm qua Hải Lăng (Quảng Trị) đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong công tác dân...

Biết sống vì mọi người

Biết sống vì mọi người
20:12 31/10/2011

(QT) - Về thôn Cựp, xã Húc Nghì, huyện Đakrông (Quảng Trị) hỏi nhà ông Hồ Xuân Hương, 67 tuổi, ai cũng biết. Bởi ông Hương không chỉ là người siêng năng, cần cù trong lao động...

Hết lòng vì công việc

Hết lòng vì công việc
20:08 31/10/2011

(QT) - Năng nỗ, nhiệt tình, hết mình vì công việc là hình ảnh chị Nguyễn Thị Hiền, cán bộ dân số xã Gio Hải, huyện Gio Linh (Quảng Trị). Dù chỉ mới 3 năm làm công tác dân số...

Thời tiết

29°C - 36°C
Ít mây, trời nắng nóng
  • 28°C - 34°C
    Có mây, có mưa rào và dông
  • 27°C - 37°C
    Ít mây, trời nắng nóng gay gắt
POWERED BY
Việt Long