
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Những năm qua, hoạt động xuất khẩu có nhiều đóng góp đáng kể vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, trở thành một trong những động lực chủ yếu để gia tăng phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần ổn định kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, hiện nay hoạt động xuất nhập khẩu ở tỉnh còn thiếu bền vững, cần có định hướng lâu dài để phát triển hiệu quả hơn.
![]() |
Đóng bao sản phẩm tại Công ty Cổ phần chế biến tinh bột sắn An Thái, Cam Tuyền, Cam Lộ |
Quảng Trị là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế đa dạng. Cơ sở hạ tầng ở các khu công nghiệp, khu kinh tế, cửa khẩu quốc tế được quan tâm đầu tư xây dựng, từng bước phát huy hiệu quả. Trong giai đoạn 2006 - 2016, hoạt động xuất khẩu của tỉnh có bước phát triển đáng ghi nhận. Tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn đạt mức 1,033 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn này 29%. Trong đó, giai đoạn 2006 - 2010, hoạt động xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng bình quân 38,71% (từ 12 triệu USD năm 2005 lên 63 triệu USD năm 2010), góp phần đưa tốc độ tăng trưởng bình quân của tỉnh giai đoạn này đạt 21,87%/năm.
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu thay đổi theo chiều hướng tích cực, các mặt hàng thế mạnh như gỗ và các sản phẩm từ gỗ, nông sản chiếm tỷ lệ cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, có vị thế vững chắc trên thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ. Trong giai đoạn 2006 - 2016, toàn tỉnh có khoảng 200 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu. Bên cạnh đó, Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo và các Khu công nghiệp Nam Đông Hà, Quán Ngang, các cụm công nghiệp được tỉnh tập trung đầu tư đã thu hút một số doanh nghiệp vào sản xuất, kinh doanh, góp phần sản xuất ra các mặt hàng xuất khẩu có số lượng sản phẩm trị giá lớn như gỗ MDF, săm lốp cao su, nhựa thông, ilmenhit…
Với lợi thế đầu cầu của Hành lang kinh tế Đông - Tây về phía Việt Nam, Quảng Trị đã tham gia ký kết hợp tác phát triển thương mại xuất khẩu với Savannakhet (Lào) và Mục đa hán (Thái Lan), đây cũng là một trong những điều kiện thúc đẩy xuất khẩu của tỉnh phát triển. Thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các nước: Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, trong đó thị trường Trung Quốc chiếm hơn 50% kim ngạch xuất khẩu. Từ năm 2010 trở lại đây, các doanh nghiệp xuất khẩu ở tỉnh đã tăng cường xuất khẩu sang thị trường mới ở các nước châu Âu và khu vực.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động xuất khẩu của tỉnh hiện nay còn nhiều hạn chế, thiếu tính bền vững. Quy mô hàng hóa xuất khẩu vẫn còn nhỏ so với các địa phương khác, tăng trưởng không vững chắc, chưa khai thác hết tiềm năng và thế mạnh của tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu bình quân theo đầu người vẫn đạt thấp so với mức bình quân chung của cả nước. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp vẫn còn phụ thuộc vào nguồn hàng ngoại tỉnh và thị trường ngoài nước. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu còn chưa hợp lý, ít có hàng công nghiệp chế biến có giá trị lớn, chủng loại hàng hóa đơn điệu, chưa xuất hiện mặt hàng mới với kim ngạch cao.
Thị trường xuất khẩu hàng hóa còn hạn hẹp, thiếu ổn định. Việc liên kết giữa thương mại với sản xuất để đầu tư tạo ra nguồn hàng xuất khẩu lớn và ổn định chưa được chú ý. Một số mặt hàng ở tỉnh có lợi thế phát triển nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn chưa có chiến lược phát triển và phương hướng đầu tư theo quy hoạch để tạo ra những mặt hàng xuất khẩu mới phù hợp với nhu cầu thị trường. Hoạt động thương mại chỉ mới tập trung phát triển ở thị trường đô thị, trên địa bàn nông thôn chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động xuất khẩu vẫn còn thiếu, phần lớn đã bị xuống cấp, lạc hậu.
Nguồn lực trong ngành xuất khẩu tuy đông nhưng không mạnh, chất lượng và tính chuyên nghiệp chưa cao. Vẫn chưa có những chính sách đòn bẩy, các biện pháp hữu hiệu để khai thác tốt mọi tiềm năng thế mạnh của địa phương, phát triển các mặt hàng phục vụ sản xuất hàng hóa… Để hoạt động xuất khẩu của Quảng Trị phát triển bền vững, đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh cũng như tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập đối với người lao động, thời gian tới, tỉnh cần tập trung khai thác lợi thế trong sản xuất nông nghiệp để tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông, lâm sản; hướng mạnh vào phát triển sản phẩm chất lượng tốt, giá trị gia tăng cao, có sức cạnh tranh. Chú trọng vào các mặt hàng chủ lực như gỗ các loại, sắt thép, cao su, sắn, chuối và các sản phẩm từ sắn, rau quả, phân bón…
Tiếp tục nâng cao giá trị gia tăng đối với từng mặt hàng xuất khẩu. Gắn xuất khẩu với xây dựng chuỗi cung ứng hàng hóa đối với từng sản phẩm. Bên cạnh những mặt hàng nông sản xuất khẩu truyền thống, nghiên cứu phát triển thêm một số mặt hàng nông sản xuất khẩu mới như: điện, nhóm mặt hàng rau, quả và thủy sản. Mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, củng cố và phát triển các thị trường đã có và tìm kiếm thêm các thị trường, bạn hàng mới, giảm xuất khẩu qua các thị trường trung gian. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo 3 trình độ: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề.
Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề, gắn với giải quyết việc làm. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp từ nơi khác đến nghiên cứu và tìm kiếm cơ hội làm ăn tại địa phương. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu thành lập quỹ hỗ trợ xúc tiến thương mại để giúp doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm, khảo sát tìm kiếm thị trường… Hỗ trợ phát triển sản phẩm, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ phát triển xuất khẩu như thể chế môi trường kinh doanh, hạ tầng, kho bãi, phát triển các loại hình dịch vụ logistics, xúc tiến thương mại, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu. Quy hoạch vùng nguyên liệu, phát triển sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu; liên kết phát triển nguồn hàng xuất khẩu, nâng cao năng lực quản lý nhà nước…
Doanh nghiệp cần tiếp cận với các tổ chức tín dụng để huy động vốn đầu tư; nâng cao quy mô công suất của cơ sở sản xuất hiện tại, đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu mới, đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất, đầu tư phát triển hàng xuất khẩu, tham gia vào khâu có giá trị gia tăng hơn, quản lý các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh và môi trường; mở rộng, thâm nhập sâu hơn thị trường xuất khẩu hiện có, phát triển thị trường xuất khẩu mới, thực hiện các phương thức xuất khẩu hiệu quả, bền vững.
Ngọc Trang
Trong suốt chặng đường 50 năm xây dựng và phát triển Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị (SEPON GROUP) không ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng cao ...
Trong những ngày nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025, tại các chi cục hải quan cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và La Lay đã bố trí nhân lực, đảm bảo hoạt động xuất nhập ...
Mới đây, Bộ Công thương tổ chức hội nghị trực tuyến khối công thương địa phương bàn các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu ...
50 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất nước nhà và 35 năm lập lại tỉnh Quảng Trị, ngành công thương đã có những bước chuyển mình đầy ấn ...
Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, giá trị sản xuất công nghiệp gỗ và sản phẩm gỗ đạt 5.600 tỉ đồng, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 120 triệu USD, ...
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định giải quyết việc làm, trong đó xuất khẩu lao động (XKLĐ) là nội dung quan ...
Trong tiến trình phát triển, tỉnh Quảng Trị đặt ra mục tiêu phấn đấu đưa tỉnh trở thành trung tâm cung cấp nguyên liệu, chế biến gỗ rừng trồng của miền Trung. ...
Thời gian qua, Trung tâm Quản lý Cửa khẩu thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh đã chủ động, tích cực phối hợp các ngành chức năng trong việc điều hành linh hoạt ...
QTO - Để các loài thủy hải sản tung tăng bơi lội trong làn nước biển trong xanh ở các bể kính loại lớn được trang bị máy sục khí, nhiều nhà hàng, quán nhậu...
QTO - Mặc dù là địa phương ở vùng núi, phần đông dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nhưng những năm gần đây, bức tranh KT-XH ở xã Tà Rụt, huyện...
(QT) - Nghề nuôi cá lồng bè ở hạ lưu sông Hiếu, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh hình thành vào đầu năm 2016 do một hộ gia đình khởi sinh. Từ sau sự cố ô nhiễm môi trường...
(QT) - Trong chuyến hải hành ra đảo Cồn Cỏ trên tàu tuần tra của Hải đội 202 (Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển II) để thực hiện chương trình Cảnh sát biển “đồng hành với ngư dân”...
(QT) - Có vùng đất đỏ ba dan rộng lớn và các tiểu vùng khí hậu mát mẻ là điều kiện tự nhiên thuận lợi để huyện Hướng Hóa phát triển các loại cây trồng lâu năm, trong đó có cây...
(QT) - Vụ hè thu năm nay, toàn tỉnh Quảng Trị tiến hành sản xuất trong điều kiện diễn biến thời tiết phức tạp, nhưng đến thời điểm thu hoạch phần lớn các địa phương đều được...
(QT) - Thời gian qua, thành phố Đông Hà đã có bước chuyển biến cơ bản về hạ tầng đô thị, tuy nhiên hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện vẫn chưa đồng đều, tập trung nhiều ở...
(QT) - Thực hiện Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012, trong những năm qua, được sự chỉ đạo của tỉnh và hỗ trợ của các cấp, ngành, các HTX nông nghiệp trong toàn tỉnh Quảng Trị đã...