Cập nhật: Thứ 4, 05/12/2018 | 06:30 GMT+7

Chủ động triển khai sản xuất vụ đông xuân

(QT) - Theo lịch thời vụ và cơ cấu giống cây trồng vụ đông xuân 2018 - 2019 do Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành, còn hơn 1 tháng nữa toàn tỉnh mới bắt đầu bước vào gieo cấy lúa vụ đông xuân. Nhưng hiện nay các địa phương trong tỉnh đã chủ động triển khai các hoạt động sản xuất sớm hơn mọi năm.

Sử dụng máy cày cỡ lớn để cày lật, cày vùi gốc rạ, cỏ dại

Có mặt tại cánh đồng lúa xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, chúng ta dễ dàng bắt gặp những chiếc máy cày đang hoạt động hết công suất để cày lật, phơi đất trước khi bước vào gieo cấy. Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Hữu Thái ở thôn Bích La Trung cho biết, gia đình ông có hơn 8 sào đất trồng lúa. Với kinh nghiệm một đời gắn bó với ruộng đồng, ông luôn coi trọng việc cày lật, phơi đất trước khi bước vào vụ. Năm nay thời tiết ít mưa, đồng ruộng không bị ngập nước nên thời gian cày rất nhanh, chỉ mất chưa đầy 20 phút là máy đã cày xong một sào ruộng. Theo ông Thái, 1 sào ruộng cày lật bằng máy cày bệ, chủ máy cày lấy tiền công từ 140.000 - 160.000 đồng. Mặc dù có tốn kém thêm đôi chút nhưng việc làm này giúp vùi lấp gốc rạ, cỏ dại, lúa chét…, tiêu diệt các loại mầm bệnh có trong đất, giúp đất tơi xốp, nhờ đó cây lúa sinh trưởng tốt hơn, ít bị sâu bệnh, cho năng suất cao hơn. “Đất ruộng sau khi được cày lật xong sẽ được phơi cho đến khi chuẩn bị bước vào gieo cấy thì cho nước vào ruộng và dùng máy cày lắp bánh lồng bằng sắt đánh đều đất trở lại, trang phẳng rồi xuống giống”, ông Thái cho hay.

Theo kế hoạch, vụ đông xuân 2018 - 2019, huyện Triệu Phong dự kiến gieo trồng khoảng 9.783 ha cây trồng các loại. Trong đó, xuống giống khoảng 5.700 - 5.800 ha lúa với cơ cấu các giống lúa sản lượng cao khoảng 20%, giống lúa chất lượng cao trên 80%; ngô, sắn, lạc khoảng 1.450 ha; rau, khoai, đậu, ớt các loại khoảng 2.270 ha… Ông Hoàng Quang Dưỡng, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Triệu Phong cho biết, để chủ động sản xuất, trong vụ thu đông 2018, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã tập trung chỉ đạo các địa phương chủ động khâu làm đất ngay sau khi thu hoạch vụ hè thu, triển khai ngay trên đất màu và đất lúa có thể sản xuất màu để rút ngắn thời gian tránh lũ lụt. Tăng cường các biện pháp kỹ thuật, tranh thủ thời gian, thời tiết đi đôi với việc xác định một số cây trồng chính phù hợp đồng đất và điều kiện tự nhiên để tổ chức sản xuất theo kế hoạch với các loại cây trồng chính chủ yếu là cây ngô nếp ngắn ngày, cây rau màu, rau mùi các loại…

Đối với vụ đông xuân 2018 - 2019 sắp tới, hiện nay Phòng Nông nghiệp đang tập trung chỉ đạo các biện pháp kỹ thuật đảm bảo yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thâm canh tăng năng suất, chất lượng, phấn đấu đạt năng suất lúa trên 54 tạ/ ha. Cùng với các địa phương phát động ra quân đồng loạt tiến hành cày vùi gốc rạ, cỏ dại, ngâm nước trên trên toàn bộ diện tích. Duy trì phong trào diệt chuột ngay từ đầu vụ. Về cơ cấu giống, thực hiện chuyển đổi theo hướng cơ cấu giống lúa ngắn ngày, năng suất, chất lượng cao trên 80% tổng diện tích. Cơ cấu bộ giống chủ lực của huyện là Thiên ưu 8, HT1, Khang dân; tùy theo thổ nhưỡng và khả năng thích ứng của từng địa phương để cơ cấu giống chủ lực từ 2 - 3 giống; tăng diện tích lúa ngắn ngày và cực ngắn, bỏ hẳn giống lúa dài ngày. Bố trí các giống thay thế đã qua khảo nghiệm như DT45, HDT8, TL6, LDA1, TBR225, TBR279...; hạn chế và giảm dần các giống dễ nhiễm bệnh như P6, HC95. Tiếp tục khảo nghiệm các giống mới như N26, HG16, ĐA1, Hương thơm Kinh Bắc, Khang dân cải tiến, P15… nhằm bổ sung cho bộ giống chủ lực của huyện.

Khuyến khích nông dân thực hiện công tác xử lý hạt giống trước khi ngâm ủ đảm bảo phòng trừ các bệnh trên cây lúa như von cuối vụ, lùn sọc đen gây hại. Về lịch vụ, yêu cầu các địa phương bám sát lịch thời vụ của tỉnh và huyện để bố trí điều chỉnh lúa trổ tập trung trong khung an toàn nhất; không được tùy tiện bố trí gieo cấy sớm hơn lịch thời vụ làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng do sâu bệnh và thiệt hại do rét. Đồng thời chỉ đạo các cơ quan chuyên môn như Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trạm Khuyến nông cùng với chính quyền địa phương và nông dân thường xuyên thăm đồng, thực hiện tốt công tác dự tính, dự báo chính xác diễn biến của các loại sâu bệnh hại để tổ chức chỉ đạo hướng dẫn nông dân phòng trừ hiệu quả.

Tại huyện Hải Lăng, vụ đông xuân 2018 - 2019 toàn huyện dự kiến sẽ đưa vào gieo cấy hơn 6.850 ha lúa với cơ cấu các giống lúa ngắn ngày và cực ngắn như Khang dân, Thiên ưu 8, NA2, ADI 168, Bắc Hương 9, Lộc Trời 1, Ma Lâm 48, HT1, HN6, RVT, Bồ đề 688X2... Để quản lý tốt sâu bệnh, thuận tiện trong việc điều hành làm đất, tưới tiêu, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã chỉ đạo các địa phương tuân thủ đúng khung lịch thời vụ, có thể tổ chức gieo thành 2 - 3 trà để rải vụ nhưng thời gian mỗi trà phải tập trung nhanh gọn. Tiếp tục tìm kiếm đưa vào thử nghiệm một số giống mới có triển vọng; tổ chức sản xuất giống lúa đặc sản, lúa hữu cơ tập trung theo hướng liên kết tiêu thụ, tạo sản phẩm hàng hoá.

Ông Lê Đình Lễ, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hải Lăng cho biết: “Để chủ động cho vụ sản xuất đông xuân sắp đến, đối với các hồ đập chứa nước huyện đã có văn bản chỉ đạo kiểm tra, nạo vét lại hệ thống cống để chủ động trong việc tích nước. Theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, nạo vét các kênh mương nội đồng, xây dựng phương án điều tiết nước tưới hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo dẫn nước kịp thời, tránh thất thoát nước. Đối với các xã vùng trũng cần tận dụng các ao hồ để chủ động nguồn nước cho sản xuất; tổ chức kiểm tra để có biện pháp xử lý mầm bệnh, tổ chức ra quân diệt chuột, quyết tâm không để ảnh hưởng đến sản xuất vụ đông xuân”.

Ông Trần Thanh Hiền, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết, để chủ động cho việc sản xuất vụ đông xuân, Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành lịch thời vụ trong đó tập trung cơ cấu các giống lúa ngắn ngày và cực ngắn,nhữnggiống đã được ngành Nông nghiệp khuyến cáo phù hợp và có thị trường tiêu thụ, có hiệu quả kinh tế cao như HN6, Thiên ưu 8, HT1, LDA1, PC6, RVT, Bắc thơm 7, Khang Dân 18, TBR 279…; mở rộng diện tích các giống đã khảo nghiệm có triển vọng trên địa bàn tỉnh như: Bắc Thịnh, TL6, DT45; N25, GL105, TBR225, Sơn Lâm 1, Đông A1, Lộc Trời 1, Bắc Hương 9; hạn chế sử dụng giống HC95 do nhiễm nặng sâu bệnh (nếu có chỉ đưa vào tối đa 20% tỷ lệ cơ cấu giống của mỗi địa phương). Về khung lịch thời vụ, cần bố trí thời vụ xuống giống gieo thẳng tập trung trong khoảng từ ngày 5 - 20/1/2019, tạo điều kiện cho lúa trổ tập trung từ ngày 5 - 15/4/2019. Đồng thời, có biện pháp chăm sóc phù hợp nhằm tiết kiệm nước, giảm chi phí, hạn chế phát sinh các lứa sâu, bệnh gối nhau, đảm bảo lúa trổ trong khung gọn nhất, vừa tránh được rét trong vụ đông xuân, đồng thời thu hoạch nhanh, gọn để chủ động triển khai sản xuất hè thu 2019 bảo đảm thời vụ.

Lê An



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Chủ động sản xuất vụ đông xuân
23:00 21/12/2022

Vụ đông xuân 2022-2023, toàn tỉnh có kế hoạch gieo trồng 25.500 ha lúa, 3.500 ha ngô, 3.000 ha lạc… Hiện tại, ngành nông nghiệp và các địa phương đang tập ...

Lúa vụ đông xuân năng suất giảm, giá thấp
23:21 11/05/2025

Vụ đông xuân năm nay toàn tỉnh gieo cấy được trên 26.200 ha lúa. Thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đang tập trung thu hoạch lúa vụ đông xuân với tâm ...

Tập trung xuống giống lúa vụ đông xuân
22:25 07/01/2025

Vụ đông xuân là vụ sản xuất chính trong năm, giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Thời điểm này, ngành nông nghiệp, chính quyền ...

Khẩn trương sản xuất vụ hè thu
22:46 31/05/2023

Theo kế hoạch, vụ hè thu năm nay toàn tỉnh dự kiến gieo cấy khoảng 25.000 ha lúa. Để đảm bảo tiến độ sản xuất, những ngày này, các địa phương trên địa bàn tỉnh ...

Khẩn trương thu hoạch lúa vụ đông xuân
22:30 24/04/2024

Vụ đông xuân năm nay toàn tỉnh gieo cấy được gần 26.000 ha lúa. Nhờ thời tiết ấm hơn mọi năm nên cây lúa phát triển thuận lợi và rút ngắn thời gian sinh trưởng ...

Những “hạt vàng” trên đồng cát Hà Tây

Những “hạt vàng” trên đồng cát Hà Tây
7 giờ trước

QTO - Dù không đạt năng suất, sản lượng cao như ở vùng thuần nông nhưng hàng chục năm qua, cây lúa canh tác trên đồng cát ở một số vùng ven biển bãi ngang...

Trung Giang vững vàng nơi chân sóng

Trung Giang vững vàng nơi chân sóng
23:26 04/12/2018

(QT) - Hôm chúng tôi về xã Trung Giang, huyện Gio Linh là một ngày nắng đẹp lúc lập đông. Chiều cuối năm gió lồng lộng thổi khi đứng trên cầu Cửa Tùng nhìn ra biển khơi thấp...

Một mô hình trồng nấm hiệu quả ở Khe Sanh

Một mô hình trồng nấm hiệu quả ở Khe Sanh
23:19 04/12/2018

(QT) - Hơn 3 năm nay, mô hình trồng nấm khá quy mô của gia đình chị Nguyễn Thị Ái Thuận ở khối 7, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa đã góp phần cung cấp nguồn thực phẩm sạch...

Trồng cây mây nước dưới tán rừng

Trồng cây mây nước dưới tán rừng
23:53 03/12/2018

(QT) - Cây mây nước lâu nay rất quen thuộc với đồng bào Vân Kiều, Pa Kô, tuy nhiên người dân chưa hề biết đến giá trị của loại cây này. Những năm gần đây, ngoài các hộ dân...

Thời tiết

27°C - 37°C
Ít mây, trời nắng nóng gay gắt
  • 27°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 26°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long