{title}
{publish}
{head}
Người Việt Nam quá quen với hình ảnh những ngôi chợ. Ngày xưa khi chưa có siêu thị thì ngôi chợ quê, chợ làng là điểm giao thương duy nhất của bà con nông thôn. Ngày nay, chốn thị thành hiện đại hơn có thêm hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng cung ứng mà thực ra về bản chất cũng là những ngôi chợ. Vì vậy, khi sang thăm chơi ở Mỹ tôi đã đi nhiều nơi, nhiều bang để tìm hiểu hệ thống chợ ở xứ sở này có gì giống và khác biệt với chợ Việt Nam.
Chợ Mỹ thì cũng là chợ...
Tốc độ đô thị hóa ở Mỹ khá cao nên khó tìm thấy những ngôi chợ quê buôn thúng bán mẹt như ở Việt Nam. Nhiều nhất ở Mỹ là hệ thống các siêu thị. Tất nhiên đã là siêu thị thì không có chuyện trả giá như chợ quê, mọi thứ có sẵn trên nhãn mác, bao bì, ai thích gì chọn nấy. Xong ra cửa có người kiểm tra, thanh toán tiền hoặc nhiều chỗ có máy thanh toán tự động thì người mua hàng tự quét mã từng sản phẩm rồi dùng thẻ thanh toán. Ở những thành phố lớn, siêu thị có nhiều tầng lầu, diện tích rộng rãi vô cùng.
Hàng hóa cũng bày bán như ở Việt Nam, tức quy hoạch theo từng phân khu chức năng, ví như tầng 1 là hoa quả, thực phẩm tươi sống, tầng 2 là thời trang áo quần, giày dép, tầng 3 là trang sức, mỹ phẩm... Những thành phố nhỏ, siêu thị cũng nhỏ hơn do cộng đồng dân cư không quá đông, song dù nhỏ thì siêu thị vẫn bày bán đủ các loại hàng thiết yếu cần cho sinh hoạt thường ngày của người dân.
Chợ ở Mỹ thường có khu ẩm thực tại chỗ -Ảnh: X.H
Ngoài hệ thống siêu thị bán chung tất cả các loại hàng hóa, cũng giống Việt Nam, Mỹ còn có các siêu thị chuyên biệt hóa sản phẩm như siêu thị rau quả, siêu thị thịt và hải sản, siêu thị bánh, siêu thị đồ chơi cho trẻ em. Thậm chí có những siêu thị phục vụ nhu cầu lễ vật cúng tế cho người châu Á. Tôi đã nhìn thấy một siêu thị như thế, trong đó có đủ các loại hương (nhang), nến, vàng mã, tiền âm phủ, nghĩa là không thiếu thứ gì dùng cho nhu cầu tín ngưỡng.
Hay như một loại “chợ” nữa cũng cũng độc đáo, chợ “nghĩa địa” của ô tô cũ thải loại. Trên một khu đất trống mênh mông có cả ngàn chiếc ô tô cũ đủ các chủng loại. Người vào “chợ” phải mua vé, rẻ thôi, tầm 5 - 10 đô la Mỹ. Vào đó, khách hàng thoải mái xem, chọn lựa các loại phụ tùng phù hợp và còn dùng được như lốp, vành, gương chiếu hậu, tất tần tật. Sau khi tháo gỡ, mang ra sẽ có người định giá và thu tiền. Tất nhiên giá cả cũng rẻ vì nếu không ai cần thì những chiếc ô tô cũ chỉ còn cách đi vào nhà máy tái chế rác.
... nhưng đa dạng hơn và có những chuỗi siêu thị khổng lồ
Khác với Việt Nam, Mỹ là hợp chủng quốc, hình thành từ nhiều dòng dân nhập cư khắp nơi trên thế giới nên chợ Mỹ cũng vì thế mà phong phú về hình thức. Ngoài hệ thống siêu thị chung dành cho những nơi có cộng đồng cư dân hỗn hợp thì tùy vào nơi sắc dân nào đông hơn thì sẽ có siêu thị tương ứng. Chỗ người châu Á đông có siêu thị châu Á, người Ấn Độ hoặc người Mễ (Mexico) đông thì có siêu thị Ấn Độ hoặc Mexico. Cũng vậy với người châu Âu, người Hàn, người Nga.
Do đời sống công nghiệp phát triển sớm và nhanh nên Mỹ có nhiều chuỗi siêu thị “khủng”. Chẳng hạn, một trong số đó là Tập đoàn siêu thị Walmart. Đây là hệ thống siêu thị có mặt khắp tất cả các bang ở Mỹ. Được thành lập từ năm 1969 và lên sàn chứng khoán New York năm 1972, hiện Walmart có khoảng 5 vạn địa chỉ trên khắp nước Mỹ với các hình thức: đại siêu thị, siêu thị, cửa hàng giảm giá, trung tâm kho hàng...
Nói chính xác thì Walmart không chỉ “khủng” ở Mỹ mà còn vươn ra khắp các châu lục, trên toàn thế giới. Người ta ước tính, năm 2021, số lượng nhân viên của Walmart lên đến hơn 2,3 triệu người, doanh thu xấp xỉ 560 tỉ đô la Mỹ, trong đó lợi nhuận kinh doanh khoảng 23 tỉ đô la Mỹ và tổng tài sản của tập đoàn vượt qua con số 250 tỉ đô la Mỹ.
Hiện nay, do chiến lược bán hàng giá rẻ, siêu rẻ nên Walmart không chọn địa điểm ở trung tâm các đô thị mà “dạt” ra vùng ngoại ô với thiết kế mặt bằng rất rộng, có khi hàng ngàn mét vuông. Nếu vào Walmart mà lạc nhau chỉ còn cách dùng điện thoại định vị may ra mới tìm thấy.
Các gian hàng ở tầng 2 Thương xá Phước Lộc Thọ -Ảnh: X.H
Ngoài Walmart, ở Mỹ còn có nhiều “ông trùm” chợ, bán sỉ và lẻ hàng hóa, tại chỗ và kinh doanh online như các tập đoàn siêu thị Kroge, Albertsons, Publix, Amazon, Meijer, Whole Food Market... Mỗi tập đoàn này đều có chuỗi siêu thị bán hàng trên khắp nước Mỹ từ con số hàng ngàn trở lên.
Nói thêm về sự đa dạng thì ở Mỹ còn có các ngôi chợ “đặc biệt” như chợ “1 USD”. Đây là loại hình chợ giá rẻ không thể rẻ hơn, bán đủ thứ các mặt hàng từ văn hóa phẩm, văn phòng phẩm, đồ chơi trẻ em, kính thời trang, vật dụng gia đình như cốc tách, bát đũa, dao thớt, mỹ phẩm, khăn lau... Thứ nào cũng chỉ đồng giá 1 đô la Mỹ cho một món hàng.
Chợ Việt trên đất Mỹ
Tôi nghiệm ra, người Việt mình khá giàu bản sắc... chợ. Những nơi người Việt tập trung đông như ở Litte Saigon của bang California thì khu Thương xá Phước Lộc Thọ được xem là ngôi chợ Việt quá nổi tiếng. Khu thương xá rộng rãi này có hai tầng với hơn 400 gian hàng kinh doanh gần như do người Việt điều hành. Chủ yếu ở đây là các mặt hàng cao cấp như thời trang áo dài, vàng bạc, đá quý. Tầng dưới của thương xá còn có khu ẩm thực dành cho người Việt đầy đủ món ăn 3 miền Bắc, Trung, Nam như phở, bánh ướt, bún bò Huế, cháo lòng, mì Quảng, hủ tiếu, thậm chí có cả ram cuốn, bánh tráng trộn, trứng lộn, chả heo, chả bò...
Những nơi người Việt không nhiều như ở vùng lân cận TP. Boston thuộc bang Massachusett vẫn có các ngôi chợ dành cho người Việt. Như TP. Wocester cách Boston hơn 1 giờ đồng hồ đi ô tô có ngôi chợ Việt Nam tên là chợ Hà Tiên (Hà Tiên market). Tôi đã đến ngôi chợ này và ngạc nhiên trước các mặt hàng bày bán. Đồ khô có mực khô, cá khô, mì ăn liền, bún khô, phở khô, cà phê gói. Rau quả có từ rau muống, hành ngò, bí đao, khổ qua, bầu, mướp...
Đặc biệt là món ăn có thể dùng ngay trong chợ hoặc mua mang về. Bánh mì kiểu Việt Nam, ruột xẻ ra chan nước tương kèm chả, rau cũng có. Thậm chí, tôi còn thấy quầy bán bánh ít lá gai với dòng quảng cáo ghi trên chiếc bảng nhỏ: Bánh ít lá gai - Đặc sản Bình Định.
Có nơi, cũng ở phía Nam California, tôi đi ngang qua khu ở người Việt thấy chợ “chồm hỗm” nghĩa là người mua kẻ bán chỉ tầm mươi lăm, hai chục người. Mặt hàng bày bán đơn giản chỉ là mớ rau, mớ ớt. Hỏi anh bạn đồng hành định cư ở Mỹ mới hay, gia đình người Việt nào cũng cố dành một thẻo đất để trồng rau, trồng ớt, trồng chanh. Ăn không hết bèn đem bán, gọi là bán nhưng thực ra để chia sẻ với bà con cùng dòng máu, tiền bạc không đặt nặng.
Vậy đó, cái mà tôi gọi là bản sắc... chợ của người Việt mang qua tận bên kia bán cầu là vậy. Nói thì đơn giản nhưng bước chân đi xa mới thấy, với người Việt hồn quê lẫn trong hồn chợ là điều có thật. Dù văn minh đến đâu, chuỗi siêu thị lớn và tiện ích đến đâu, thì hình ảnh ngôi chợ dù là chợ “chồm hỗm” vẫn neo vào ký ức một niềm giản dị mà rưng rưng.
Phạm Xuân Hùng
QTO - Thời gian qua, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Quảng Trị đã tập trung đầu tư, nâng cấp, sửa chữa hệ thống giao thông, từ đường tỉnh đến đường huyện,...
QTO - Giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có lao động nông thôn được xem là yếu tố quan trọng, giúp thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền...
QTO - Hà Nội có những ngày thời tiết như đủ cả bốn mùa. Đó là những ngày cuối thu đầu đông. Nắng hanh vàng tãi từ vòm trời xanh ngắt hòa với làn gió hiu...
QTO - Niềm vui được mùa như vẫn đang hiện hữu trên nụ cười của mỗi người dân thôn A Đeng, xã A Ngo, huyện Đakrông. Đã lâu lắm rồi, cái tên lúa Ra dư - niềm...
QTO - Thú chơi cây cảnh là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt từ ngàn xưa. Ngày nay xã hội phát triển, thú chơi này mở rộng ra mọi đối tượng...
QTO - Xứ Cùa là tên gọi thân thương mà người dân địa phương vẫn thường dùng để gọi hai xã Cam Chính và Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ. Nhiều người yêu vùng đất...
QTO - Ở miền Tây Vĩnh Linh hiện có một con đường đang xây dựng nối từ đường Hồ Chí Minh nhánh Đông với đường Hồ Chí Minh nhánh Tây. Đây là con đường đường...
QTO - Thời gian qua, dư luận quan tâm nhiều đến việc vì sao đoạn đường tránh qua địa bàn huyện Gio Linh được lựa chọn đầu tư trước, mà lẽ ra phải chọn đoạn...
QTO - “Kỷ cương, trách nhiệm; đổi mới, sáng tạo; kịp thời, hiệu quả; thi đua nỗ lực phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác...
QTO - Cho rằng Trạm thu phí BOT Quảng Trị đặt tại vị trí chưa phù hợp, gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và cuộc sống của chính...
QTO - Những năm qua, Hội Nông dân huyện Gio Linh luôn quan tâm đến việc xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả cho hội viên, nông dân. Với sự...
QTO - Năng lực cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp (DN). Những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã có nhiều nỗ lực, triển khai các...