Cập nhật:  GMT+7

Chơi cây cảnh: Từ thú vui tao nhã đến hàng hóa có giá trị

Thú chơi cây cảnh là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt từ ngàn xưa. Ngày nay xã hội phát triển, thú chơi này mở rộng ra mọi đối tượng và không gian, từ thành thị đến nông thôn, đồng thời tạo ra nguồn thu nhập, việc làm cho nhiều người...

Thú chơi tao nhã

Ông Nguyễn Văn Trung, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh TP. Đông Hà cho biết, hội được thành lập từ những ngày lập lại tỉnh, quy tụ những người cùng niềm đam mê chơi cây cảnh. Đến nay, mặc dù phát triển thêm các phân hội gồm cây cảnh, chim cảnh, gà cảnh nhưng cây cảnh vẫn chiếm số lượng hội viên đông nhất. Ngoài hội viên tham gia sinh hoạt còn có rất nhiều người đam mê cây cảnh, sinh hoạt trong những nhóm hội tự phát khác, nhỏ lẻ, từ thành thị đến nông thôn. Các hội viên đến với nhau vì cùng sở thích, đam mê, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi tác phẩm của mình thông qua các buổi sinh hoạt, các nhóm trên mạng xã hội, từ đó kết nối với nhau trên mọi miền đất nước.

Chơi cây cảnh: Từ thú vui tao nhã đến hàng hóa có giá trị

Triển lãm cây cảnh bonsai của CLB Bonsai Phố Đông, TP. Đông Hà năm 2023 - Ảnh: L.M

Các bậc cao niên xưa có câu: “Chơi cây dưỡng thần”, ý là thú chơi cây cảnh rất tao nhã, thiện lành, giúp người chơi hòa quyện với thiên nhiên. Thông qua việc chăm sóc cây cảnh, các nghệ nhân tự mình sáng tạo ra cảnh quan thiên nhiên đầy sinh động và hấp dẫn. Họ thầm lặng gửi gắm những tâm tư, ước vọng, niềm tin vào dáng của từng tán lá, đường lượn của thân, sự uyển chuyển của từng nhánh cành với đầy ắp tính sáng tạo. Chơi cây cảnh làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, trở thành một nếp văn hóa lâu đời của dân tộc Việt. Nhiều nghệ nhân dành hàng chục năm hoặc suốt cuộc đời để hoàn chỉnh một phôi cây, cây con thành tác phẩm, thế cây để đời, có một không hai, với những nguyên tắc tạo hình tỉ mỉ, nghiêm ngặt. Những thế cây yêu thích thường được các nghệ nhân tạo tác như thế xiêu phong (gió lùa), huyền (bay), trực (quân tử), thác đổ, ngũ phúc, tam đa, phúc - lộc - thọ, phu thê, phụ tử, mẫu tử...

Theo ông Trung, mỗi tác phẩm cây cảnh đẹp, có giá trị phải đảm bảo 4 yếu tố “cổ, kỳ, mỹ, văn” có nghĩa là cây già, thế cây kỳ quái, cây đẹp và cây có hồn. Bất kỳ loại cây nào đáp ứng 4 yếu tố đó đều được các nghệ nhân yêu thích, lựa chọn, sưu tầm. Tuy nhiên, nếu rơi vào những loại cây truyền thống, quý hiếm càng có giá trị cao như cây duối, mai vàng miền Trung, sa kim tùng, mai chiếu thủy, nguyệt quế...

Theo ông Trung, hiện nay người chơi cây cảnh rất đa dạng về lứa tuổi, điều kiện kinh tế gia đình, vùng miền, từ thành thị đến nông thôn. Có rất nhiều người trẻ tuổi đam mê cây cảnh, có nhiều tác phẩm đẹp và sớm trở thành nghệ nhân. Đồng thời, tùy vào điều kiện kinh tế, có người chỉ đam mê với cây kích thước nhỏ, kiểu bonsai, người có điều kiện kinh tế khá giả thì sưu tầm, chăm sóc những cây lớn, cổ thụ, có tuổi đời cả trăm năm, giá trị lớn.

Cây cảnh trị giá tiền tỉ

Nghệ nhân Nguyễn Đức Hiền, ở Phường 1, TP. Đông Hà cho biết, Quảng Trị không có nhiều vườn cây lớn, giá trị cao như một số tỉnh, thành phố phía Bắc và phía Nam nhưng lại có những cây cảnh đặc trưng của vùng miền với giá trị kinh tế được giao dịch rất cao. Một trong những loại cây mang đặc trưng và có giá trị cao được nhiều đại gia ưa chuộng và sưu tầm đó là cây duối và cây mai vàng miền Trung. Theo ông Hiền, mai vàng miền Trung là cây nở hoa vàng vào dịp tết Nguyên đán khá quen thuộc với người dân và được trồng phổ biến tại mọi miền quê khu vực miền Trung, đặc biệt là ở Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam. Tại các miền quê Quảng Trị trước đây, hầu như nhà nào cũng có một cây mai vàng trước sân, được chăm sóc quanh năm chờ ngày nở hoa mỗi độ Tết đến xuân về. Đối với cây duối, tự bao đời mọc hoang dại tại các triền sông, ở rú rừng với vóc dáng cổ thụ, kỳ quái. Chính vì vậy, những cây mai vàng, cây duối cổ thụ rất được những người có điều kiện kinh tế ưa chuộng.

Chơi cây cảnh: Từ thú vui tao nhã đến hàng hóa có giá trị

Nghệ nhân Nguyễn Đức Hiền chăm sóc, tạo cây mai bonsai cổ thụ - Ảnh: L.M

Ông Hiền cho biết thêm, hiện tại ông đang sở hữu và nhận chăm sóc khoảng hơn 300 cây mai vàng, từ loại bonsai mi ni đến cây cổ thụ. Mai vàng được ông mua, thu gom từ mọi miền quê, từ cây đã thành phẩm, cây thô để về tạo tác vừa chơi, vừa kinh doanh.

Với phong trào chơi mai vàng ngày càng phát triển, giá trị của loại cây này cũng khá cao. Hiện nay, tại Quảng Trị có một cá nhân sở hữu một gốc mai vàng được rao giá 5 tỉ đồng. Ngoài ra, tại Quảng Trị đã từng diễn ra các hoạt động giao dịch cây cảnh với giá trị từ 1 - 1,5 tỉ đồng.

Doanh nhân Nguyễn Trường Chinh, ở phường Đông Lễ, TP. Đông Hà, là một trong những người có điều kiện kinh tế, sở hữu khoảng hơn 100 cây cảnh, tại 2 khu vườn khoảng 1.500 m2 , có giá trị lên đến hàng chục tỉ đồng.

Ông Chinh cho rằng, thú chơi cây cảnh không chỉ tạo sự phấn chấn về tinh thần cho người chơi mà còn tạo ra giá trị kinh tế. Ông Chinh đưa ra dẫn chứng năm 2019, ông mua một cây mai với giá 14 triệu đồng, sau 5 năm có người định mua lại với giá 130 triệu đồng nhưng ông không bán. Theo ông Chinh, cây cảnh đẹp có giá trị tăng theo năm tháng nên ngày càng có nhiều người đam mê, đầu tư, tạo lan tỏa thú chơi này, đồng thời mở ra nhiều cơ hội kinh doanh, việc làm cho nhiều người.

Tạo cơ hội kinh doanh và việc làm

Nghệ nhân Nguyễn Dương, ở Phường 1, TP. Đông Hà, có hơn 20 năm đam mê cây cảnh. Ông Dương được giới chơi cây cảnh biết đến không chỉ là người đam mê cây mà còn là một nghệ nhân có tay nghề cao.

Ngoài việc chăm cây của mình, ông Dương được nhiều người tín nhiệm giao các tác phẩm cây của mình để ông tạo dáng, tỉa cành, chăm sóc. Ông nhận chăm sóc cây cho rất nhiều người, công việc gồm thay đất, bón phân, cắt cành, tạo dáng. Giá công lao động bình quân 500 ngàn đồng/ngày đối với những cây bình thường; đối với những cây lớn giá trị lớn, công chăm sóc, tạo tác giá cao hơn và theo thỏa thuận giữa chủ cây và nghệ nhân.

Chơi cây cảnh: Từ thú vui tao nhã đến hàng hóa có giá trị

Nhiều cây cảnh trong vườn của doanh nhân Nguyễn Trường Chinh có giá trị cao - Ảnh: L.M

Còn theo ông Nguyễn Văn Trung, thú chơi cây cảnh vừa tạo nét đẹp mỹ quan đô thị, môi sinh, môi trường, vừa tạo ra việc làm cho nhiều người. Từ phong trào chơi cây cảnh phát triển mạnh đã hình thành thêm nghề chăm sóc, tạo dáng cây cảnh.

Hiện trên địa bàn thành phố có hơn 30 nghệ nhân làm nghề chăm sóc, tạo dáng cây cảnh. Những người có tay nghề thấp được coi là thợ; người có tay nghề cao gọi là nghệ nhân và tiền công tương ứng với tay nghề. Ngoài ra, còn một lượng lớn những người làm nghề đào, bứng cây ở hầu hết các miền quê trên địa bàn tỉnh cũng có thu nhập từ công việc này.

Bên cạnh đó, hình thành thêm chuỗi các cơ sở kinh doanh cây cảnh, các thiết bị, vật liệu phục vụ chăm sóc cây cảnh như chậu cây, các dụng cụ làm đất, cắt, tỉa cành, phân bón, phụ phẩm... Lướt qua trên địa bàn TP. Đông Hà, ta rất dễ dàng bắt gặp các cửa hàng chuyên kinh doanh các vật liệu phục vụ cho thú chơi cây cảnh. Ngoài ra, thú chơi này còn tạo việc làm cho các cơ sở đúc chậu, đồng thời các phụ phẩm trong nông nghiệp như xơ dừa, vỏ lạc, vỏ trấu, phân gia súc được thu mua đã tạo ra thu nhập cho nông dân.

Theo ông Trung, thú chơi cây cảnh đang lan tỏa, phát triển rộng khắp trong xã hội và đang mở ra một ngành nghề mới, tạo ra nhiều việc làm và thu nhập. Chính vì vậy cần có sự định hướng, hỗ trợ của chính quyền. Việc trước tiên cần sớm thành lập Hội Sinh vật cảnh cấp tỉnh như các địa phương khác để hỗ trợ hội viên, cổ vũ phong trào và xây dựng thương hiệu cây cảnh Quảng Trị từng bước phát triển bền vững.

Lê Minh

Tin liên quan:
  • Chơi cây cảnh: Từ thú vui tao nhã đến hàng hóa có giá trị
    Thú chơi mèo cảnh

    Những năm gần đây, phong trào chơi mèo cảnh trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển mạnh, rộng khắp, đặc biệt là tại các đô thị lớn. Chơi mèo cảnh là một thú chơi lắm công phu, tốn kém nhưng tao nhã, lành mạnh, được nhiều người trẻ lựa chọn.

  • Chơi cây cảnh: Từ thú vui tao nhã đến hàng hóa có giá trị
    Nuôi chim trĩ, từ thú chơi đến làm kinh tế

    Đến thăm trang trại nuôi chim trĩ của anh Trần Nhật Mỹ, một nông dân cần cù chịu khó làm ăn ở thôn Bảng Đông, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là rất nhiều ô chuồng liền kề nhau, mỗi ô chuồng có vài con đến vài chục con chim trĩ trông rất đẹp mắt.


Lê Minh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đặc sản xứ Cùa

Đặc sản xứ Cùa
2024-02-07 06:41:00

QTO - Xứ Cùa là tên gọi thân thương mà người dân địa phương vẫn thường dùng để gọi hai xã Cam Chính và Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ. Nhiều người yêu vùng đất...

Đường xuân đang mở...

Đường xuân đang mở...
2024-02-07 06:30:00

QTO - Ở miền Tây Vĩnh Linh hiện có một con đường đang xây dựng nối từ đường Hồ Chí Minh nhánh Đông với đường Hồ Chí Minh nhánh Tây. Đây là con đường đường...

Làm nông một cách khác biệt

Làm nông một cách khác biệt
2024-02-03 05:50:00

QTO - Từng dồn sức học tập để không phải vất vả “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng rồi cái duyên lại đưa chị Trần Thu Trang (sinh năm 1984), trú...

Đưa di sản đến gần với du khách

Đưa di sản đến gần với du khách
2024-02-03 05:25:00

QTO - Quảng Trị hiện có 562 di sản văn hóa vật thể, 342 di sản văn hóa phi vật thể. Xác định đây là tiềm năng, thế mạnh để khai thác phát triển du lịch,...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long