
{title}
{publish}
{head}
Chế Lan Viên là nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Con đường lớn thi ca kéo dài 54 năm của ông đã về đến đích nhưng không phải chỉ dừng lại đó. Với một sức lan tỏa đặc biệt, thơ ông tiếp tục đồng hành và vẫy gọi thi ca dân tộc cất cánh bay về các ngả của cánh đồng văn học vĩnh cửu. Điều gì đã làm nên phẩm chất và sức mạnh ấy? Chính là cá nhân có nhu cầu muốn trở thành thi sĩ đích thực, muốn trở thành một nhân cách nghệ sĩ toàn vẹn, tích cực.
Nhà thơ Chế Lan Viên - Ảnh: T.L
Từng chặng đường đi trong hành trình văn học của mình, Chế Lan Viên luôn có nhu cầu tư duy, động não mãnh liệt về nghề, về thơ để đề ra những quan niệm, những tuyên ngôn. Những quan niệm của ông phản ánh một “tư duy triết học biện chứng”, có phủ định, có kế thừa và có phát triển, bổ sung cho phù hợp với tinh thần thời đại và quy luật thi ca.
Thơ Chế Lan Viên luôn vận động và phát triển trên từng chặng hành trình và ở giai đoạn nào, thơ ông cũng tạo ra những đỉnh cao. Sau cách mạng tháng Tám, ông liền có Gửi các Anh-tập thơ bản lề còn nhiều hạn chế nhưng có ý nghĩa như sự nhận đường. Đến Ánh sáng và phù sa, Chế Lan Viên thực sự chín muồi về tư tưởng và phong cách, thực hiện bước chuyển biến bất ngờ với một quan niệm về thơ mới mẻ, đánh dấu sự cách tân quan trọng không chỉ riêng ông mà còn cho cả nền thơ Việt.
Sau này, trong các tập Hoa ngày thường, chim báo bão (1967), Những bài thơ đánh giặc (1972), Đối thoại mới (1973), cả những tập được xuất bản sau 1975 nhưng chủ yếu được viết trước 1975 như: Hoa trước lăng Người (1976), Ngày vĩ đại (1975), Hái theo mùa (1977) đều thống nhất ở cảm hứng và quan niệm đã có từ Ánh sáng và phù sa (1960).
Hồn thơ Chế Lan Viên từ sau 1945 đến 1975 đã thay đổi căn bản so với thời viết Điêu tàn (1937). Như một lữ hành đơn độc, Chế Lan Viên đã lầm lũi vượt qua sa mạc siêu hình đi từ thung lũng đau thương đến cánh đồng vui. Ra đến cánh đồng vui rồi, thơ ông tràn ngập ánh sáng tinh thần của lý tưởng và phù sa vật chất của cuộc đời, làm thành hành trình thơ cách mạng rực rỡ của ông.
Chế Lan Viên nhanh chóng trở thành một chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa, dĩ nhiên ông phải tự định hướng cho mình một quan niệm nghệ thuật mới dựa trên hiện thực mới của đời sống xã hội. Khách thể thẩm mỹ của thơ giờ đây là Tổ quốc-Nhân dân-Cuộc sống. Đó chính là môi trường xã hội rộng lớn đang đổi thay từng giờ theo chiều hướng cách mạng, kháng chiến, kiến quốc.
Với một khách thể như thế, hẳn nhiên là nó đủ sức cảm hóa, khai mở hồn thơ nhạy cảm Chế Lan Viên. Nhà thơ đứng ở vị trí của người làm chủ, người trong cuộc để ngợi ca cuộc sống mới, con người mới với một tinh thần tích cực, giao hòa. Đó là sự chuyển biến dứt khoát của Chế Lan Viên để chuyển từ cực đoan, thần bí, siêu hình sang phạm trù thơ ca hiện thực, cách mạng. Bài thơ Hai câu hỏi như một tuyên ngôn nghệ thuật của ông: “Ta là ai? Như ngọn gió siêu hình/Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt/Ta vì ai? Khẽ xoay chiều ngọn bấc/Bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh”.
Chế Lan Viên đã thú nhận khi đến với Đảng và cách mạng, tâm hồn ông, cuộc sống ông đã đổi khác: “Lòng ta chửa bao giờ ta đi hết được/ Đi hết lòng, tiếng khóc hóa lời ca”.
Ông quan niệm rằng, thơ, trước hết, phải bám sâu vào nguồn mạch cuộc sống lớn của Nhân dân, đất nước với ý nghĩa nhân sinh tích cực. Đến các tập thơ Hoa ngày thường, chim báo bão, Đối thoại mới, quan niệm trên đã định hình và có thêm những phát kiến mới. Qua đó, càng chứng tỏ nhân cách công dân-nghệ sĩ của Chế Lan Viên: “Cuộc sống đánh vào thơ trăm nghìn lớp sóng/Chớ ngồi trong phòng ăn bọt bể anh ơi/Tâm hồn anh là của đời một nửa/ Một nửa kia lại cũng của đời”.
Chế Lan Viên say sưa ca ngợi Tổ quốc, Nhân dân đã tái sinh cho hồn thơ của ông bấy lâu bị lẫn khuất. Ông nhận thấy thơ ông được ân huệ cuộc đời một cách máu thịt: “Hãy biết ơn vị muối của đời cho thơ chất mặn”. Và ông không ngừng khẳng định chân lý của cuộc sống trong mối quan hệ với thi ca: “Phải đặt kẻ trồng hoa sau người trồng lúa/Đặt tất cả những bài thơ thiên tài về Điện Biên/sau những Điện Biên”.
Trong Ánh sáng và phù sa, Hoa ngày thường, chim báo bão, Những bài thơ đánh giặc và Đối thoại mới, Chế Lan Viên đã chứng minh triệt để quan niệm nghệ thuật trên. Ông trở thành ca sĩ ngợi ca thời đại mới, tự nguyện làm cánh chim không mỏi lượn trăm vòng trên Tổ quốc thân yêu để hái những sắc trời xa viễn vọng:
Tâm hồn tôi khi Tổ quốc soi vào
Thấy ngàn núi trăm sông diễm lệ
Con ngọc trai đêm hè đáy bể
Uống thủy triều bỗng sáng hạt châu
(Chim lượn trăm vòng)
Ở đâu, lúc nào ông cũng nhìn đời bằng đôi mắt biếc xanh, bỡ ngỡ và không ngừng soi vào hiện tại để hiểu quá khứ và hy vọng vào tương lai. Ông ca ngợi cuộc sống bằng cái nhìn so sánh, đối chiếu để vui niềm vui hiện hữu. Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng ? là câu hỏi reo vui đến ngỡ ngàng, xúc động: “Những ngày tôi sống đây là ngày đẹp hơn tất cả/Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn/Trái cây rơi vào áo người ngắm quả/Đường nhân loại đi qua bóng lá xanh rờn/Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ/Gặp mỗi mặt người đều muốn ghé môi hôn”.
Đến những tập thơ sau này như Ngày vĩ đại, Hoa trước lăng Người, Hái theo mùa, tuy xuất bản sau năm 1975, nhưng âm hưởng và thời gian sáng tác đều nằm trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước chính là sự mở rộng và nâng cao quan điểm về thơ trước đó.
Quan niệm thơ bám vào nguồn mạch cuộc sống như trên phải được gắn với một yêu cầu hết sức lớn lao, đó là mở rộng hướng cảm xúc thơ ra nhiều hướng, nhiều chiều để bao quát mọi mặt từ lớn lao đến gần gũi của đời sống cách mạng. Nhà thơ phải đi đến mọi miền của Tổ quốc để không ngừng phát hiện cái mới, phát hiện những vẻ đẹp và chân lý còn tiềm ẩn: “Đảng dạy ta không thể đưa lòng đi theo Đảng/Lại xa những gì dân tộc thương yêu”. Ông cho rằng khách thể cuộc sống sẽ làm nên tâm hồn của thi sĩ; từ đó, nhà thơ sẽ tìm ra giá trị của sự sống thật: “Ở đâu chưa đi thì lòng sẽ đến/Lúc trở về lòng ngậm những cành thơ”.
Có như thế, thơ sẽ vừa hiện thực vừa súc tích, vừa bao quát, vừa cụ thể, làm nên vẻ đẹp huyền ảo, trữ tình:
Bài thơ mặt bể gọi đi xa
Phải hiểu màu mây và sắc nắng
Ngàn sao thời cuộc chói trên đầu
Vĩ độ sương mù kinh độ sóng
(Nghĩ về thơ)
Chế Lan Viên là nhà thơ hiện đại, sống trong hoàn cảnh cả dân tộc đang chiến đấu chống kẻ thù, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc nên ông hiểu rõ mối quan hệ giữa cá nhân mình với Cuộc sống và Nhân dân: “Hãy biết ơn vị muối của đời cho thơ chất mặn”. Ông đã thao thức cùng ngọn đèn, trang giấy cũng vì trách nhiệm ấy để làm sao thơ có ích cho đời. Đó là vì đời cần thơ và thơ là con đẻ của đời: “Ta sống những năm viên đạn nặng hơn người/ Nhiệm vụ thơ nặng hơn trang giấy, các tài thơ”. Muốn vậy, thơ “Hãy đi trước cuộc đời như ngọn lửa/ Đừng đi sau đuốc, ăn tàn”.
Thơ Chế Lan Viên trong những năm chiến trận mang sức mạnh của triệu lòng dân, của những binh đoàn ra trận. Càng về sau, trong các tập Đối thoại mới, Ngày vĩ đại, cả Hái theo mùa, Hoa trên đá, nhất là các tập Ta gửi cho mình và Di cảo thơ (3 tập), những suy tư của Chế Lan Viên về sứ mệnh thi ca càng gấp gáp, day dứt hơn.
Chưa bao giờ Chế Lan Viên từ bỏ khát vọng lớn lao này. Thời bình có vũ khí thơ của thời bình, thời chiến có vũ khí thơ của thời chiến. Những năm đau thương mà anh dũng, Chế Lan Viên đã từng tâm nguyện “Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy/ Bên những dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi”.
Đó là một tự nguyện cao cả. Thơ phải là những cánh chim báo bão, đồng thời là những bông hoa ngày thường nhưng nhất thiết nó phải mang hồn sứ điệp mang tin vui và sức mạnh của một tình yêu lớn đối với Tổ quốc, Nhân dân. “Tôi đâu dám tủi buồn quên nhiệm vụ/Mỗi câu thơ đều phải vượt lên mình” khi nhà thơ đã được trang bị “chất thép” của cuộc sống lớn cách mạng và “chất tình” ruột thịt của Nhân dân, của lãnh tụ:
Khi ta muốn thơ ta thành hầm chông giết giặc
Thành một nhành hoa mát mắt cho đời
Khi mỗi bước đi lên của lòng ta đều thấm tình giai cấp
Ta biết trong đời ta Bác đã đến rồi
(Người thay đổi đời tôi, Người thay đổi thơ tôi)
Với quan niệm sáng rõ về chức năng của thơ như thế, Chế Lan Viên đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo. Toàn bộ thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên chính là minh chứng hùng hồn nhất của một nghệ sĩ-chiến sĩ-công dân suốt đời nghĩ về nghề, nghĩ về thơ... và ông là người chiến thắng. “Dù hình tháp hay hình thoi, mỗi hạt gạo phải làm nên máu thịt/Dù cành thấp hay cành cao, mỗi chùm hoa đều phải gọi ong về/Thơ cần có ích/Hãy bắt đầu từ nơi ấy mà đi”.
Toàn bộ sự nghiệp thơ Chế Lan Viên trở thành “thi ca chi bảo” của nền văn học hiện đại Việt Nam, luôn tạo ra những đỉnh cao cho chính mình và cho cả nền thơ. Thơ ông là bức thông điệp đầy sức ảm ảnh về vũ trụ-nhân sinh-thi ca, giúp cho những người cùng thời và cả “những con người tạo ra tương lai” (Nguyễn Đình Thi) nghĩ về ông và dự cảm sức sống của thơ ông; nghĩ về những gì mà con người văn hóa-nghệ thuật Chế Lan Viên tham dự vào với ý nghĩa đó là những giá trị lớn mà mọi người muốn biết, cần được biết để càng yêu quý, trân trọng một nhà thơ tài danh.
Hồ Thế Hà
VOV.VN - Danh sách 9 đội châu Á dự U17 World Cup 2025, U17 Indonesia góp mặt cùng những đội bóng mạnh nhất châu lục ở lứa tuổi trẻ.
QTO - Xây dựng và nhân rộng mô hình gia đình thể thao là một trong những nội dung trọng tâm trong phát triển sự nghiệp thể dục thể thao (TDTT). Gia đình...
VOV.VN - Kết quả Cúp C1 châu Âu hôm nay 10/4, Barca giành chiến thắng 4-0 trước Dortmund trong trận tứ kết lượt đi.
VOV.VN - Kết quả Cúp C1 châu Âu hôm nay 9/4: Bayern thua Inter 1-2 trên sân nhà, Arsenal thắng thuyết phục Real Madrid 3-0.
Dù bị dẫn bàn từ rất sớm nhưng U17 Việt Nam vẫn giữ lại được 1 điểm trước U17 Nhật Bản tại lượt trận thứ hai bảng B VCK U17 châu Á 2025.
QTO - Nhân kỷ niệm 118 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn 7/4 (1907 - 2025), sáng nay 7/4, UBND huyện Triệu Phong tổ chức lễ hội Đua thuyền truyền thống...
VOV.VN - Kết quả U17 châu Á 2025 hôm nay 7/4, U17 Thái Lan và U17 Trung Quốc bị loại sau khi để thua trận thứ hai liên tiếp.
Thời tiết mát mẻ vào ngày cuối tuần, hàng vạn du khách thập phương đã hành hương về Đền Hùng (TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).
(Thanh tra) - Nằm giữa thung sâu, bên vách núi cheo leo là cánh rừng mai đang bung sắc trở thành bí ẩn nơi đại ngàn Đakrông này. Bởi, không ai biết những cây mai cổ thụ có từ...
VOV.VN - 5 giải hàng đầu châu Âu mùa bóng 2024/2025 có nhà vô địch đầu tiên sau khi PSG chính thức vô địch Pháp sớm 6 vòng đấu.
baophutho.vn Tháng Ba về, mang theo những cơn gió dịu dàng và hơi thở của tiết trời cuối Xuân, cũng là lúc lòng mỗi người Việt Nam náo nức hướng về Đất Tổ Phú Thọ. Trong dòng...
VOV.VN - Kết quả bóng đá Việt Nam hôm nay 5/4 được người hâm mộ quan tâm với trận mở màn tại giải châu Á của U17 Việt Nam.