Cập nhật:  GMT+7

Cây rừng làm nên… thương hiệu!

(QT) - Từ một loại dây leo mọc hoang dại trong rừng, thế nhưng bây giờ cây vằng ở xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đã trở thành loại cây đem lại thu nhập khá cho hàng chục gia đình nơi đây. Và mới đây, sản phẩm cao lá vằng được chiết xuất từ cây vằng này đã được Cục Sở hữu trí tuệ- Bộ KHCN chứng nhận thương hiệu, mở ra một hướng để sản phẩm này đến được với người tiêu dùng gần xa, trở thành sản phẩm hàng hóa đem lại giá trị kinh tế cao… Vừa qua, chúng tôi có dịp về xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ để tìm hiểu về nghề nấu cao lá vằng của người dân nơi đây. Vừa tới các thôn Định Sơn, Nghĩa Phong chúng tôi đã cảm nhận được hương thơm đặc trưng dễ chịu của cao vằng thoang thoảng. Tiếp chúng tôi, ông Trần Hà, Chủ nhiệm HTX Hồ tiêu Cùa, cũng là đơn vị quản lý và làm đầu mối trực tiếp thu mua sản phẩm cao lá vằng cho biết, sau một thời gian dài xúc tiến, vừa qua sản phẩm cao lá vằng của địa phương đã được Cục Sở hữu trí tuệ- Bộ KHCN chứng nhận thương hiệu.

Nhân giống cây vằng trong vườn nhà

“Cao lá vằng được công nhận thương hiệu là một tin mừng cho người dân chúng tôi, bởi từ nay sản phẩm cao lá vằng sẽ được bảo vệ thương hiệu, tạo thuận lợi để sản phẩm đứng vững và có thể cạnh tranh lành mạnh trên thị trường khắc nghiệt như hiện nay”, ông Hà vui vẻ nói. Dẫn chúng tôi đi thăm các gia đình sản xuất cao lá vằng ở thôn Định Sơn, Nghĩa Phong, ông Hà cho biết: “Nghề nấu cao lá vằng của địa phương được hình thành cách đây khoảng trên 10 năm. Hồi đó, đa số người dân ở Nghĩa Phong và Định Sơn đều làm nghề rà tìm phế liệu chiến tranh, hoặc đi làm thuê, làm công nhân, có cuộc sống rất vất vả. Trong thời điểm khó khăn ấy thì nghề nấu cao lá vằng được người dân du nhập về địa phương. Từ một vài gia đình ban đầu làm cao lá vằng bán lẻ về Đông Hà và các vùng lân cận thì đến nay cả hai thôn đã có khoảng gần 100 hộ gia đình tham gia sản xuất cao lá vằng. Cũng nhờ nghề này mà phần lớn các gia đình đã thoát nghèo". Chúng tôi ghé thăm gia đình bà Lê Thị Ngâu ở thôn Nghĩa Phong cũng là lúc gia đình bà đang tất bật đun củi vào lò để nấu mẻ cao lá vằng mới. Bà Ngâu cho biết: “Bình quân mỗi ngày gia đình tôi nấu được khoảng 6 nồi to lá vằng, thu được từ 5-7 kg cao thành phẩm. Với giá bán tại lò từ khoảng 110- 130.000 đồng/kg thì sau khi trừ mọi chi phí gia đình tôi cũng có thu nhập từ 200-300 nghìn đồng. So với các nghề khác ở quê thì nghề nấu cao lá vằng cho thu nhập khá cao. Cũng nhờ làm nghề này mà gia đình tôi đã thoát nghèo và vươn lên khá giả”. Theo bà Ngâu, bình quân cứ khoảng từ 6-7 kg lá vằng sẽ cho ra 1 kg cao lá vằng thành phẩm, mỗi ngày gia đình bà nấu được khoảng từ 40-70 kg lá vằng tươi. “Hồi trước lá vằng có sẵn trên rừng nhưng những năm gần đây lá vằng ngày càng khan hiếm và phải đi xa hàng chục cây số mới có nhiều. Thậm chí người dân phải đi lấy lá vằng ở tận huyện Hướng Hóa, Vĩnh Linh, Gio Linh hay các tỉnh lân cận như Thừa Thiên- Huế, Quảng Bình… Cao lá vằng chúng tôi làm ra bán rất chạy, làm ra bao nhiêu là tiêu thụ bấy nhiêu nên cũng yên tâm, chỉ mong thời gian tới sẽ được hỗ trợ về nguồn nguyên liệu lá vằng bằng mô hình trồng cây vằng tại địa phương”, bà Nguyễn Thị Khê, người đã gắn bó với nghề nấu cao lá vằng từ những ngày nghề mới hình thành ở thôn Định Sơn bày tỏ mong muốn. Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Hà, Chủ nhiệm HTX Hồ tiêu Cùa cho biết: Trước tình trạng cây vằng ngày càng khan hiếm, hiện nay UBND xã Cam Nghĩa đang triển khai đề án trồng thử nghiệm 2 ha cây vằng tại địa phương để có hướng nhân rộng mô hình nhằm chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ nghề nấu cao lá vằng cho người dân tại địa phương. “Hiện nay, tại địa phương cũng đã có vài hộ gia đình trồng cây vằng trong vườn nhà và đã có hiệu quả bước đầu. Căn cứ vào những thành công này, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và xin hỗ trợ về kỹ thuật trồng cây vằng để phát triển tốt mô hình trồng cây vằng trong thời gian tới. Nếu chủ động được nguồn nguyên liệu thì chắc chắn nghề nấu cao lá vằng sẽ phát triển tốt trong tương lai”, ông Hà nói thêm. Được biết, hiện tại thị trường tiêu thụ sản phẩm cao lá vằng của người dân thôn Định Sơn và Nghĩa Phong đang dần mở rộng. Trong đó, sản phẩm cao lá vằng nơi đây đã được đưa vào bày bán tại các siêu thị ở thành phố Đông Hà, tiêu thụ khắp trong tỉnh và một số tỉnh thành như Thừa Thiên- Huế, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, nhiều Việt kiều còn mang ra nước ngoài quảng bá và rất được ưa chuộng. Từ ngày được công nhận thương hiệu, hầu hết các gia đình đã có ý thức đóng gói, gắn nhãn mác cho sản phẩm nên hình thức, mẫu mã đã trở nên đẹp, bắt mắt hơn. Tuy nhiên, theo ông Trần Hà: “Muốn sản phẩm tiếp tục được khẳng định và mở rộng thì vẫn còn nhiều vấn đề phải thực hiện. Đó là cần cải tiến dụng cụ, lò nấu, làm mới nhãn mác và hơn hết là hình thành mạng lưới đại lý tiêu thụ sản phẩm ra bên ngoài, chủ động nguồn nguyên liệu. Chúng tôi đang nỗ lực để đưa sản phẩm cao lá vằng của địa phương vươn xa, mang lại giá trị kinh tế, thu nhập cao cho người dân”. Với sự thành công của mình, sản phẩm cao lá vằng của đơn vị HTX Hồ tiêu Cùa đã vinh dự được bình chọn là 1 trong 10 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Quảng Trị năm 2012. Bài, ảnh: ĐỨC VIỆT



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hiệu quả nhìn từ tổ hợp tác trồng hoa

Hiệu quả nhìn từ tổ hợp tác trồng hoa
2013-03-25 13:26:37

(QT) - Không còn tư duy mạnh ai nấy làm, nhiều hội viên phụ nữ ở xã Cam An (Cam Lộ, Quảng Trị) đã cùng nhau hợp tác, hỗ trợ về vốn, kiến thức, kinh nghiệm để trồng hoa, đem lại...

Nông dân vượt khó, làm giàu

Nông dân vượt khó, làm giàu
2013-03-24 06:02:57

(QT) - Trong những năm qua, dưới sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, đặc biệt là sự chỉ đạo điều hành trực tiếp của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Quảng...

Đẩy mạnh công tác dạy nghề cho nông dân

Đẩy mạnh công tác dạy nghề cho nông dân
2013-03-24 06:02:13

(QT) - Thực hiện Quyết định 1956/QĐ- TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, nhằm tiếp tục tham gia có...

“Điểm tựa” cho người nông dân

“Điểm tựa” cho người nông dân
2013-03-23 06:09:12

(QT) - Thành lập vào tháng 5/2012, nhưng Tổ hợp tác chăn nuôi hộ gia đình nông dân xã Vĩnh Kim (Vĩnh Linh, Quảng Trị) đã trở thành “điểm tựa” vững chắc cho người nông dân tiếp...

Công tác xây dựng quỹ hỗ trợ nông dân ở Gio Linh

Công tác xây dựng quỹ hỗ trợ nông dân ở Gio Linh
2013-03-23 06:08:52

(QT) - Thực hiện Kết luận 61KL/TW của Bộ Chính trị và Quyết định 673QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc “Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết