
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Tiêu chảy là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nguyên nhân có thể do việc không dung nạp thức ăn; dị ứng thực phẩm; nhiễm khuẩn, kí sinh trùng; bệnh đường ruột hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc gây ra… Khi trẻ mắc bệnh tiêu chảy, nếu không được điều trị phù hợp và kịp thời, bệnh sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ, thậm chí là tử vong.
![]() |
Hướng dẫn rửa tay bằng xà phòng để phòng ngừa bệnh tiêu chảy |
Nét mặt hiện rõ sự mệt mỏi và thiếu ngủ vì thức đêm, chị Trần Thị Duyên, mẹ của bệnh nhi đang điều trị tại Khoa Nhi- Trung tâm Y tế thành phố Đông Hà cho biết: “Cách đây 3 hôm, con tôi bị đau bụng đi ngoài nhiều. Với kinh nghiệm nuôi con nhỏ trước đây, tôi nấu nước gạo rang với cà rốt cho cháu uống cùng với nước lá ổi để cầm chứ không đưa đi khám vì chủ quan nghĩ bệnh cháu cũng bình thường. Nhưng càng lúc cháu càng bị nặng hơn, sức xuống rất nhanh, người lả đi. Quá lo sợ, gia đình tôi phải đưa cháu vào viện. Ở đây, sau khi được bác sĩ truyền nước và tích cực điều trị, cháu mới bắt đầu tươi tỉnh hơn, tôi và gia đình mừng lắm”.
Trên thực tế, do tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nên nhiều bậc cha mẹ và những người chăm sóc trẻ thường chủ quan và có những sai lầm trong việc tự ý chữa trị. Trong đó, sai lầm phổ biến nhất là do tâm lí nôn nóng khi thấy trẻ đi ngoài nhiều, nhiều cha mẹ đã tự ý mua thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ. Tuy nhiên, việc này sẽ kéo dài thời gian lưu trú của các vi rút, vi khuẩn trong đường tiêu hóa khiến tình trạng tiêu chảy ở trẻ kéo dài và nặng thêm. Bên cạnh đó, nhiều gia đình cũng sử dụng các bài thuốc dân gian như cho uống nước lọc từ lá hồng xiêm, lá ổi giã nhuyễn hoặc cho ăn kiêng khem quá mức, bù nước không đúng cách, tự ý sử dụng kháng sinh... làm cho tình trạng bệnh diễn biến xấu đi, gây nguy hiểm đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của trẻ.
Bác sĩ Hoàng Thị Quỳnh, Trung tâm Y tế thành phố Đông Hà cho biết: “Điều quan trọng mà các bậc cha mẹ có con nhỏ cần ghi nhớ bệnh tiêu chảy là bệnh nghiêm trọng ở trẻ em. UNICEF và Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố tiêu chảy là “kẻ giết người nguy hiểm thứ hai” đối với trẻ em. Ước tính mỗi năm, 1,5 triệu trẻ em tử vong do bệnh tiêu chảy ở các nước đang phát triển. Trẻ mắc tiêu chảy thường dễ bị mất nước nghiêm trọng, nhiễm toan, mất cân bằng điện giải, suy dinh dưỡng, suy đa cơ quan và thậm chí tử vong. Trẻ tuổi càng nhỏ, nguy hiểm càng cao, đặc biệt là đối với trẻ dưới 1 tuổi, bố mẹ phải hết sức cảnh giác. Biểu hiện đầu tiên của bệnh tiêu chảy ở trẻ em thường là đi tiêu phân lỏng nước, mùi hôi tanh. Trẻ thường biểu hiện mệt, quấy khóc nhiều, nôn... Số lần đi ngoài của trẻ có thể gấp đôi so với bình thường. Trẻ thường xuyên thấy đau thắt bụng, khó ngủ khi bị bệnh tiêu chảy. Bình quân, trẻ dưới 2 tuổi đều bị tiêu chảy 2- 3 đợt/ năm. Tuy nhiên, không phải vì thế mà cha mẹ có con nhỏ được phép chủ quan, lơ là trong việc chữa trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 2 tuổi nói riêng và trẻ em nói chung. Cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến tình trạng của trẻ và thời gian bệnh của trẻ. Ngoài việc theo dõi, cần đưa trẻ đến bệnh viện để xác định đúng bệnh, nguyên nhân và được điều trị kịp thời, đúng cách. Khi nhận thấy trẻ có một trong các dấu hiệu sau, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế: Trẻ không ăn uống được và bỏ bú; sốt cao hơn; trẻ rất khát nước; trong phân có máu; bệnh diễn tiến không khá hơn sau 2 ngày điều trị.”
Theo bác sĩ Quỳnh, nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng tiêu chảy ở trẻ là nhiễm trùng đường ruột do vi rút, siêu vi hoặc kí sinh trùng gây ra. Bên cạnh đó, một số thói quen như không thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, bảo quản thực phẩm kém vệ sinh, sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh… cũng có thể gây ra bệnh tiêu chảy. Ngoài ra, việc sử dụng nguồn nước sinh hoạt, ăn uống của gia đình không đảm bảo, chứa nhiều vi rút, vi khuẩn gây bệnh là nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ và dễ làm dịch lan rộng. Hầu hết các tác nhân bệnh tiêu chảy lây lan thông qua thức ăn, nước uống bị ô nhiễm hoặc lây trực tiếp từ người này sang người khác. Do đó, việc cung cấp đủ nước sạch giúp vệ sinh được tốt hơn có tác dụng hiệu quả trong việc có thể ngăn ngừa được lây lan tác nhân gây bệnh tiêu chảy.
Khi trẻ mắc tiêu chảy, vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất là phải bồi phụ lại lượng nước đã mất do trẻ đi ngoài nhiều lần, trong đó, phương pháp bù bằng đường miệng là phương pháp tốt nhất. Sử dụng theo hướng dẫn dung dịch muối đường (Oresol) là loại dung dịch được dùng phổ biến nhất, hoặc nước hoa quả, nước cháo loãng, nước cốt xương đều được. Trẻ bị tiêu chảy, khát nước thì cho trẻ uống theo nhu cầu, uống khi khát. Sau mỗi lần đi cầu cho trẻ uống thêm 1 cốc dung dịch trên. Nếu trẻ bị nôn thì cho trẻ uống từng ít một và tăng số lần lên.
Bên cạnh việc sử dụng nguồn nước ăn uống sạch, hợp vệ sinh, chế độ ăn uống của trẻ bị tiêu chảy cũng cần phù hợp, nên cho trẻ ăn các thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp và chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để trẻ cảm thấy ngon miệng hơn. Trẻ còn bú mẹ thì vẫn tiếp tục cho bú như bình thường. Nếu như trẻ bị nặng thì cần đưa đến gặp bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời. Đặc biệt, các bậc cha mẹ không nên kiêng khem quá mức khi trẻ bị tiêu chảy. Việc kiêng khem quá mức sẽ làm cho cơ thể trẻ thiếu năng lượng, trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, không đủ năng lượng để chống đỡ với nhiễm trùng trong cơ thể cũng như chậm hồi phục tổ chức ruột bị tổn thương dẫn đến tiêu chảy kéo dài khiến các bé bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự phát triển. Cha mẹ chỉ cần tạm ngưng các thực phẩm nhuận tràng, hạn chế đồ uống có ga và thức ăn quá ngọt… Nên tích cực cho trẻ ăn chế độ ăn như khi trẻ bình thường, không kiêng khem và không nên thay đổi thành phần thức ăn của trẻ.
Mùa nắng nóng là thời điểm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ nhỏ, đặc biệt là bệnh tiêu chảy. Để phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em, bác sĩ Hoàng Thị Quỳnh khuyến cáo: “Các bậc cha mẹ nên thực hiện tốt việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời; cho ăn dặm đúng cách, hợp vệ sinh và đầy đủ các chất (đạm, béo, đường, hoa quả); sử dụng nước sạch; ăn thực phẩm sạch, an toàn, có nguồn gốc rõ ràng và được bảo quản đúng quy cách; rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn và cho trẻ ăn, hoặc sau khi trẻ đi tiêu; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, uống vắc xin ngừa tiêu chảy do Rotavirus. Tìm hiểu kĩ nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em cũng như cách điều trị và phòng ngừa sẽ giúp các bậc cha mẹ bảo vệ sức khỏe cho con em mình hiệu quả.
Phương Thảo
Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do vi rút đường ruột gây ra và rất dễ lây lan. Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi, phổ biến nhất là trẻ em dưới 10 tuổi ...
Thời điểm hiện nay, bệnh thủy đậu đang có chiều hướng lây lan trên địa bàn TP. Đông Hà, tập trung vào trẻ ở độ tuổi mầm non và tiểu học. Tuy không phải là bệnh ...
SKĐS - Hai cháu bé ở Quảng Trị nhiễm vi khuẩn Burkhoderia Pseudomallei (vi khuẩn gây bệnh Whitmore) sau khi được điều trị tích cực tại Bệnh viện Trung ương Huế ...
Bệnh tụ huyết trùng là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra trên trâu, bò với các dấu hiệu đặc trưng là tụ huyết, xuất huyết khắp cơ thể, vi khuẩn thường xâm ...
Viêm não vi rút là bệnh nguy hiểm do nhiều loại vi rút gây ra, trong đó có viêm não Nhật Bản. Đây là căn bệnh nguy hiểm và xuất hiện quanh năm, có thể để lại ...
Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ là một bệnh lý thường gặp ở những phụ nữ đang mang thai. Tiểu đường thai kỳ có nhiều ảnh hưởng xấu, làm tăng ...
Khi gia đình có trẻ em, một số vấn đề về sức khỏe có thể xảy ra bất ngờ. Không phải trường hợp nào cũng cần dùng thuốc hoặc đến bệnh viện. Tuy nhiên, có một số ...
Hiện nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đang chuyển qua thời điểm giao mùa đông - xuân, tạo ra sự thay đổi lớn về môi trường, nhiệt độ và độ ẩm. Đây ...
QTO - Chồng vừa mất vào giữa năm 2023 vì căn bệnh hen phế quản bẩm sinh, để lại một mình chị Võ Thị Thu Hành cùng 5 đứa con thơ dại ở thôn Dương Đại Thuận,...
QTO - Tiết kiệm, giúp nhau mua bảo hiểm y tế (BHYT) là cách làm hay, được các cấp hội LHPN trong tỉnh thực hiện nhiều năm nay. Đặc biệt, tại huyện Vĩnh...
(QT) - Những năm qua, người dân thôn Phan Xá, xã Triệu Đại, huyện Triệu Phong luôn đoàn kết, động viên nhau thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), đặc...
(QT) - Ngoài trang sách, chiếc máy vi tính đã mở cánh cửa cho Trần Vinh Khánh (sinh năm 2005), học sinh lớp 9, Trường Tiểu học và THCS Hải Phú, huyện Hải Lăng bước ra một thế...
(QT) - Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (LTMC) là chương trình mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc đã được triển khai trong nhiều năm qua ở Việt Nam. Nhờ chương trình này, số...
(QT) - Nhận thấy phần lớn trẻ nhỏ vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn thiệt thòi về nhiều mặt, ngoài đầu tư phát triển cho giáo dục mầm non, gần 3 năm nay huyện Hướng Hóa phối...
(QT) - GS-TS Trần Thị Lý, sinh năm 1975, cựu học sinh của Trường THPT thị xã Quảng Trị, tốt nghiệp Đại học Khoa học Huế năm 1997, hiện công tác tại Đại học Deakin của Úc. Chị...
Theo Phó chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam (VAVA) Trung tướng Nguyễn Thế Lực, nhờ triển khai Chỉ thị 43 - CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác...