Cập nhật:  GMT+7

Cận cảnh loài hàu răng cưa khổng lồ hút khách ở Cồn Cỏ

Nhiều người nói rằng du khách đến đảo Cồn Cỏ mà chưa thưởng thức hàu răng cưa khổng lồ là xem như chưa đến nơi này.

Hàu răng cưa (tên khoa học là Hyotissa hyotis (Linnaeus, 1758) là loài động vật nhuyễn thể thuộc lớp thân mềm 2 mảnh vỏ. Loài này có kích thước cơ thể rất lớn, thịt giàu chất dinh dưỡng, trong đó hàm lượng protein trong cơ thịt chiếm tỉ lệ 67,8% - 89,6%.

Ở tỉnh Quảng Trị, hàu răng cưa được ghi nhận phân bố tại khu vực đảo Cồn Cỏ và khu vực rạn biển cách bờ khoảng 2 hải lý thuộc xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh.

Cận cảnh loài hàu răng cưa khổng lồ hút khách ở Cồn Cỏ

Sở dĩ gọi hàu răng cưa khổng lồ là bởi miệng của chúng tựa răng cưa, mỗi con có thể nặng trên 3 kg, vòng đời sinh trưởng lên đến hàng chục năm. Hàu răng cưa hiện đang là thực phẩm được nhiều người ưa chuộng, một món ăn không thể thiếu của du khách khi đến đảo tiền tiêu Cồn Cỏ.

Cận cảnh loài hàu răng cưa khổng lồ hút khách ở Cồn Cỏ

Cận cảnh loài hàu răng cưa khổng lồ hút khách ở Cồn Cỏ

Tại đảo Cồn Cỏ, mùa vụ khai thác hàu răng cưa từ tháng 3 - 9 hàng năm. Hàu răng cưa thường được khai thác bằng tay hoặc sử dụng các công cụ như búa nhỏ, xà beng, dao lặn. Hàu được khai thác chủ yếu để phục vụ nhu cầu ẩm thực tại đảo Cồn Cỏ, một số nhỏ được vận chuyển vào đất liền tiêu thụ theo hình thức làm quà tặng.

Cận cảnh loài hàu răng cưa khổng lồ hút khách ở Cồn Cỏ

Cận cảnh loài hàu răng cưa khổng lồ hút khách ở Cồn Cỏ

Từ năm 2017 đến nay, hàu răng cưa ở đảo Cồn Cỏ và khu vực lân cận được khai thác nhiều để phục vụ khách du lịch đến đảo. Hiện tại, mỗi con hàu răng cưa được ngư dân khai thác bán cho các nhà hàng trên đảo với giá dao động từ 25.000 - 45.000 đồng/hàu sống. Sau khi chế biến, các nhà hàng bán cho du khách với giá 70.000 -100.000 đồng/con. Hàu răng cưa có thể chế biến thành nhiều món ngon như nướng, hấp, nấu cháo...

Cận cảnh loài hàu răng cưa khổng lồ hút khách ở Cồn Cỏ

Mới đây, thạc sĩ Trần Khương Cảnh, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển đảo (BTBĐ) Cồn Cỏ, và các cộng sự đã thực hiện chuyên đề nghiên cứu, đánh giá hiện trạng khai thác và phân bố của hàu răng cưa tại Khu BTBĐ Cồn Cỏ. Kết quả nghiên cứu ghi nhận mật độ hàu răng cưa phân bố ở vùng biển này khá cao, trung bình đạt 0,13 cá thể/m2, số lượng cá thể có xu hướng tăng theo độ sâu. Ước tính trữ lượng hàu răng cưa có kích thước vỏ dài từ 5cm trở lên phân bố trong các phân khu chức năng của Khu BTBĐ Cồn Cỏ tại thời điểm tháng 7-2023 là khoảng 5 triệu con.

Cận cảnh loài hàu răng cưa khổng lồ hút khách ở Cồn Cỏ

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ hàu răng cưa ngày càng cao gây sức ép khai thác loài này ở Khu BTBĐ Cồn Cỏ ngày càng lớn. Việc xây dựng giải pháp quản lý, khai thác bền vững hàu răng cưa ở khu vực này là vấn đề cấp thiết.

Cận cảnh loài hàu răng cưa khổng lồ hút khách ở Cồn Cỏ

Tàu du lịch đưa khách ra đảo Cồn Cỏ

Khu BTBĐ Cồn Cỏ được đánh giá là một trong những vùng có đa dạng sinh học cao. Đến nay, các nghiên cứu đã ghi nhận được 954 loài sinh vật biển, trong đó có 133 loài thực vật phù du, 97 loài động vật phù du, 136 loài san hô, 182 loài cá rạn san hô, 302 loài động vật đáy, 96 loài rong biển, 1 loài cỏ biển và 6 loài thực vật ngập mặn.

Đức Nghĩa - Khương Cảnh

Tin liên quan:
  • Cận cảnh loài hàu răng cưa khổng lồ hút khách ở Cồn Cỏ
    Bảo tồn loài hàu răng cưa khổng lồ tại đảo Cồn Cỏ

    Hàu răng cưa khổng lồ là một trong những sản phẩm hải sản đặc trưng của đảo Cồn Cỏ. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, cùng với sự phát triển du lịch, lượng du khách đến với đảo Cồn Cỏ ngày càng nhiều dẫn đến tốc độ khai thác hàu răng cưa khổng lồ quá nhanh và không có sự kiểm soát. Để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đa dạng hóa đối tượng nuôi, tạo thu nhập cho người dân sinh sống trên đảo, Ban quản lý (BQL) Khu Bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ đã triển khai đề tài Nghiên cứu bảo tồn, quản lý và khai ...

  • Cận cảnh loài hàu răng cưa khổng lồ hút khách ở Cồn Cỏ
    Hơn 8.000 lượt khách đến với đảo Cồn Cỏ trong năm 2022

    Sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi COVID-19, năm 2022, du lịch huyện đảo Cồn Cỏ đã từng bước được khôi phục trở lại và tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực, lượng khách ra tham quan đảo ngày càng đông. Tính đến tháng 11/2022, có 8.053 lượt khách đến với đảo, đạt 100,7% kế hoạch năm, tăng 252,6% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch trên địa bàn ước đạt 12,08 tỉ đồng.


Đức Nghĩa - Khương Cảnh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Thao thức trên con đường di sản miền Trung

Thao thức trên con đường di sản miền Trung
2024-02-12 06:20:00

QTO - Mùa xuân 2024 này, chương trình du lịch “Con đường di sản miền Trung” tròn 20 năm hình thành và phát triển. Chặng đường đã qua, chương trình đem lại...

Mùa hoa anh đào Đà Lạt

Mùa hoa anh đào Đà Lạt
2024-01-19 10:52:00

QTO - “Ai lên xứ hoa đào, dừng chân bên hồ nghe chiều rơi/ Nghe hơi giá len vào, hồn người chiều xuân mây êm trôi...”. Lời bài hát ấy, cứ ngân nga trong...

Thăm rừng phong hương mùa thay lá

Thăm rừng phong hương mùa thay lá
2024-01-13 05:40:00

QTO - Những ngày đầu năm mới, khi thời tiết giao mùa cũng là lúc rừng cây phong hương (hay còn gọi là sau sau) ở huyện miền núi Hướng Hóa “trở mình” thay...

Lung linh sắc màu Phố đi bộ Lao Bảo

Lung linh sắc màu Phố đi bộ Lao Bảo
2023-12-31 12:34:00

Phố đi bộ Nguyễn Huệ ở thị trấn Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) ngày thứ 2 đi vào hoạt động đã gây ấn tượng cho hàng ngàn khách tham quan bởi không gian văn hoá, ẩm thực phong...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long