Cập nhật: Chủ nhật, 01/04/2012 | 13:27 GMT+7

Cam Lộ - giấc mơ chinh phục gò đồi

(QT) - Hai mươi năm trước, khi huyện Cam Lộ (Quảng Trị) vừa được lập lại, Bí thư Huyện ủy Cam Lộ lúc ấy, ông Nguyễn Xuân Quyết (nay đã qua đời) có nói với tôi rằng, “chỗ đứng vững chắc đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Cam Lộ trong tương lai không phải đồng bằng, thị trấn mà là gò đồi, và chỉ có đẩy mạnh kinh tế gò đồi mới xóa được đói nghèo và tiến tới làm giàu được”. Và nếu tôi nhớ không nhầm, thì nghị quyết đầu tiên của huyện mới là về phát triển kinh tế gò đồi. Theo số liệu thống kê, huyện Cam Lộ có gần 35.000 ha đất tự nhiên thì có đến hơn ba phần tư trong số ấy thuộc về gò đồi. Xã, thị trấn nào của Cam Lộ cũng bị “bao vây” giữa gò đồi. Ngày đó, do điều kiện ngân sách khó khăn, nguồn lực trong dân không có, gần như toàn bộ diện tích vùng gò đồi để cho lau sậy và cây hoang dã làm chủ, chỉ có một số ít diện tích gần các khu dân cư được trồng rừng theo dự án PAM – 2780. Đất đỏ bazan ở vùng Cùa tốt thế, quý hiếm thế mà cũng chỉ trồng bạch đàn, trồng tràm hoa vàng. Cái khó bó cái khôn, người dân chỉ luẩn quẩn với mấy thửa ruộng khô cằn, mấy bức vườn chật hẹp để lo cho cái ăn, giao thông không, thủy lợi cũng không, chật vật trong đói nghèo, có mấy ai dám nghĩ đến việc tiến lên gò đồi.

Cao su tiểu điền ở Cam Lộ.

Huyện mới lập lại, con người mới đầy hăm hở và khát vọng, ai cũng muốn làm một cái gì đó cho quê hương. Trên cơ sở nghị quyết phát triển kinh tế vùng gò đồi của Huyện ủy, các địa phương đều hăng hái lên gò đồi, xã nào cũng động viên bà con khai phá gò đồi để phát triển kinh tế gia đình, mở mang đất rừng làm trang trại. Những vùng lau sậy bắt đầu được khai phá và thay thế vào đó là những diện tích rừng trồng lần đầu tiên theo hướng thâm canh, còn những rừng bạch đàn trên vùng đất đỏ bazan cũng nhanh chóng được thanh lý để trồng hồ tiêu, cao su. Trong điều kiện kinh tế hết sức khó khăn, nhưng để khuyến khích người dân mạnh dạn lên gò đồi, huyện đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để hỗ trợ làm đường giao thông, thuê cơ giới khai hoang, mua giống cây trồng để cấp cho dân. Bên cạnh đó, huyện cũng đã tổ chức nhiều cuộc di dãn dân đến các vùng đất màu mỡ, chưa được khai phá, đồng thời ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ động viên người dân yên tâm gắn bó với gò đồi. Nhiều thôn làng mới ở Cam Thủy, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Hiếu, Cam Tuyền cũng đã được ra đời, khơi dậy mạch sống mới trên những vùng gò đồi xưa nay hoang vu trong đói nghèo, tăm tối. Có thể nói, bước phát triển ngoạn mục của chương trình kinh tế vùng gò đồi Cam Lộ sau ngày được lập lại là phong trào trồng cây gây rừng, xanh hóa đồi núi trọc. Với diện tích gần 7.000 ha đất có khả năng phát triển lâm nghiệp, huyện đã mạnh dạn giao cho dân và các tổ chức, đơn vị tập thể để phát triển rừng kinh tế, do đó chỉ sau vài năm, toàn bộ diện tích đất trống đồi núi trọc toàn huyện đã được phủ xanh, nâng tỷ lệ độ che phủ từ 12,9% năm 1991 lên 47,3% năm 1995, và hiện nay thật khó nếu muốn tìm một khoảnh đất trống, đồi trọc nào ở Cam Lộ, tất cả đã xanh hóa, nếu không cao su thì cũng xanh biếc bởi rừng trồng. Rừng lên đồi đã đành, lạc cùng lên đồi. Theo truyền thống xưa nay cây lạc chỉ tập trung ở vùng biền bãi ven sông Hiếu, khi có chủ trương khai phá vùng gò đồi, diện tích lạc đã được mở rộng từ 200 – 300 ha/năm (những năm 1980) lên 650 - 700 ha/năm 1995 và đang ổn định hơn 1.000 ha như hiện nay. Lạc không chỉ phát triển mạnh ở đồng bằng mà đã leo lên trên những chân đất cao, thậm chí vào tận vùng Cùa, xen giữa những vườn tiêu, cao su và thay thế dần những nương lúa vãi, vườn sắn địa phương năng suất thấp, hiệu quả kém. Không chỉ mở rộng diện tích mà nhờ chú trọng đầu tư thâm canh, năng suất lạc cũng không ngừng được nâng cao, có nơi như ở Quật Xá (Cam Tuyền) hiện nay năng suất đã lên gần 3 tấn/ha/vụ, cao gấp 8 lần so với trước đây. Nhưng nổi bật hơn cả trong cuộc chuyển mình vật vã để thực hiện giấc mơ khai phá vùng gò đồi ở Cam Lộ là đưa được cây cao su vào cắm rễ bền chặt trên những vùng đất lâu nay thực sự chưa sử dụng có hiệu quả. Nếu tính đến năm 1993, toàn huyện chỉ có 180 ha cao su chủ yếu trồng thử nghiệm ở Công ty hồ tiêu Tân Lâm, còn trong dân hoàn toàn không có vì đây là cây trồng mới, hết sức xa lạ. Nhưng nhờ cơ duyên từ dự án 327 và đặc biệt là dự án Đa dạng hóa nông nghiệp có sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới, cây cao su đã len lỏi vào khắp vùng gò đồi, nếu ở vùng Cùa đất đỏ bazan cây cao su xanh tốt đã đành, ở Cam Thủy, Cam Hiếu, Cam Thành,… cao su vẫn xanh mơn mởn. Thực tế chưa có cây nào có tốc độ phát triển thần kỳ ở vùng đất Cam Lộ như cây cao su, từ gần 100 ha cao su trồng theo dự án 327 (năm 1995) đến nay toàn huyện đã có gần 3.500 ha, trong đó có hơn 1.200 ha đã cho thu hoạch mang về một nguồn lợi to lớn cho người dân ở các vùng gò đồi. Dự kiến trong vài năm tới diện tích cao su toàn huyện sẽ chốt ở con số 5.000 ha theo đúng quy hoạch. Điều đáng nói là sau khi thấy nguồn lợi từ cây cao su mang lại, người dân đã chủ động đề xuất với huyện chuyển đổi một số diện tích rừng nghèo, hiệu quả thấp sang trồng cao su vì đây là cây công nghiệp đa mục tiêu, nhiều lợi ích tổng hợp, trong đó có mục tiêu cân bằng sinh thái và gìn giữ môi trường. Bây giờ, sau hai mươi năm nhìn lại, có thể nói rằng, giấc mơ khai phá vùng gò đồi của Cam Lộ đã trở thành hiện thực, những vùng đất hoang vu, rậm rạp cây dại và um tùm lau sậy năm xưa đã nhường chỗ cho những rừng cao su, rừng keo tai tượng và những đồi sắn bạt ngàn. Giá trị kinh tế mà vùng gò đồi mang lại là rất lớn, nhiều người nói rằng, chính gò đồi đã góp phần rất quan trọng vào quá trình giảm nghèo và tăng hộ giàu có ở vùng đất này. Một cán bộ ở UBND huyện Cam Lộ nói với tôi rằng, đất gò đồi Cam Lộ đã có giá, nhiều người đã đến Cam Lộ dò hỏi mua đất làm kinh tế trang trại, nhưng điều đáng mừng là hầu như rất ít người bán, họ muốn giữ lại đất bởi vì ngoài giá trị mà đất đai mang lại, cái tình của con người với đất đai là quá lớn, điều đó không thể tính bằng tiền. Đúng như vậy, nhớ ngày mới lập huyện, có lần tôi đã cùng người Bí thư huyện ủy đã quá cố đi khắp vùng gò đồi Cam Lộ, nhìn những người dân quê lam lũ gánh những gánh củi, gánh tranh xiêu vẹo trong cái nắng hầm hập và gió Lào hun hút để đổi lấy bát cơm, manh áo mà mơ đến một ngày đất trắng… hóa vàng. Bài và ảnh: HOÀNG LONG



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

“Triệu phú” vùng gò đồi Vĩnh Thủy
22:40 17/08/2022

Với sự cần cù, chịu khó học hỏi, những năm qua ông Trần Chí Linh, thôn Tân Thủy, xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh đã khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế vùng ...

Để ngành thủy sản phát triển bền vững

Để ngành thủy sản phát triển bền vững
5 giờ trước

QTO - Với lợi thế về phát triển kinh tế biển, trong đó mũi nhọn là khai thác và nuôi trồng thủy sản, những năm qua, cùng với những chính sách hỗ trợ của...

Khơi dòng nhựa trắng

Khơi dòng nhựa trắng
06:26 01/04/2012

(QT) - Cam Lộ (Quảng Trị) là một huyện trung du, có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có vùng sinh thái đa dạng, thích ứng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp với cơ cấu cây trồng...

Bản Chùa vươn tới cuộc sống ấm no

Bản Chùa vươn tới cuộc sống ấm no
06:25 01/04/2012

(QT) - Từ trung tâm xã Cam Tuyền, chúng tôi ngược lên phía Tây khoảng 8 km để đến với bản Chùa, địa phương duy nhất thuộc huyện Cam Lộ (Quảng Trị) có 100% dân số là người đồng...

Anh nông dân quyết tâm vượt khó, làm giàu

Anh nông dân quyết tâm vượt khó, làm giàu
05:19 29/03/2012

(QT) - Anh Ngô Quốc Khánh, thôn Thượng Nguyên (Hải Lâm, Hải Lăng, Quảng Trị) được biết đến là người nông dân có quyết tâm cao, luôn năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm để...

Về với vùng Lìa

Về với vùng Lìa
05:16 29/03/2012

(QT) - Khi những đợt không khí lạnh và gió mùa đông bắc muộn màng đổ về mang theo cái rét cắt da cắt thịt làm con người và cảnh vật ở vùng xuôi ủ rủ thì vùng Lìa (Hướng Hóa,...

POWERED BY
Việt Long