{title}
{publish}
{head}
(QT) - Thời điểm này, cam ở vùng đồi K4 (còn gọi là cam K4), Hải Phú, Hải Lăng đang ở vào chính vụ thu hoạch. Tuy nhiên năm nay, người trồng cam ở đây đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Nhiều nhà vườn phải để cam chín trên cây chờ tiêu thụ dần từ nay đến Tết Nguyên đán.
Người trồng cam K4 lo lắng vì cam chín đầy vườn nhưng sức tiêu thụ chậm |
Hộ gia đình chị Văn Thị Lệ Hà, ở xã Hải Phú có khoảng 3 ha trồng cam tại đồi K4, trong đó 1 ha cam trên 15 năm tuổi và 1 ha sáu năm tuổi đang vào kỳ thu hoạch. Bình thường mọi năm vào thời điểm này, gia đình chị đã bán được số lượng khá lớn, tuy nhiên năm nay, giá bán và sức tiêu thụ cam thấp hơn so với mọi năm. Chị Hà cho biết: “Gia đình tôi sản xuất cam truyền thống, tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật và đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, chất lượng quả thơm, ngọt, mọng nước. Tuy nhiên, năm nay đầu ra gặp nhiều khó khăn, trên thị trường, nhiều loại cam được nhập về từ các nơi khác nhau và bán với giá thấp hơn khiến cam K4 càng khó tiêu thụ. Người trồng cam mong muốn người tiêu dùng hiểu đúng về chất lượng sản phẩm và tin tưởng ủng hộ cam sạch của quê hương mình”.
Vùng đồi K4 xã Hải Phú hiện có khoảng 26 ha đất tập trung trồng cam với các giống cam Vân Du và Xã Đoài nhập từ Nghệ An cho quả to, đều, ngọt thanh, mọng nước, ít bị sâu bệnh, năng suất cao. Ông Văn Ngọc Chúng, một trong những người đầu tiên lên vùng đất này khai hoang để trồng cam cho biết: “Quy trình trồng cam tốn rất nhiều công chăm sóc, từ khâu xử lý đất ban đầu, trồng, bón phân chuồng, xử lý bằng vôi để chống sâu bệnh… Người trồng cam ở Hải Phú tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trồng cam sạch. Chúng tôi cũng đã học hỏi và chế biến các loại thuốc trừ sâu thảo mộc bằng gừng, ớt, tỏi, rượu để đảm bảo an toàn cho người sản xuất cũng như người tiêu dùng sử dụng sản phẩm”.
Bình quân 1 ha trồng cam mỗi năm cho thu hoạch khoảng 10-12 tấn, những năm trước tiêu thụ ổn định, người trồng sau khi trừ chi phí cũng thu được khoảng 250 triệu đồng/ ha. Năm nay vào đầu vụ, giá bán 25.000 đồng/kg cam. Tuy nhiên thời điểm hiện tại, giá bán cam tại vườn dao động từ 18.000 - 19.000 đồng/kg, giá cam bán ngoài thị trường khoảng 20.000 đồng/kg. Mặc dù giá cam thấp song mức tiêu thụ cũng rất chậm. Người trồng cam rất lo lắng vì lượng cam chín trên cây ngày một nhiều trong khi điều kiện thời tiết không thuận lợi. Ông Trần Ngọc Nhơn, người trồng cam lâu năm và có nhiều kinh nghiệm đối với loại cây vốn “khó tính” trong khâu chăm sóc này cho biết, thị trường tiêu thụ không ổn định là một trong những vấn đề khó khăn mà người trồng cam lâu nay gặp phải. Người dân trồng cam ở khu vực này chủ yếu làm theo kinh nghiệm, tự mày mò học hỏi nên rất cần sự hỗ trợ, tổ chức nhiều hơn các lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc vườn cây, phòng trừ sâu bệnh cũng như hỗ trợ tuyên truyền để đưa thương hiệu cam K4 vươn ra thị trường các tỉnh”.
Cam K4 đã được đăng ký nhãn hiệu tập thể “Cam K4 Hải Phú” cho sản phẩm cam được trồng trên đất xã Hải Phú. Sản phẩm “Cam K4 Hải Phú” được HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp Long Hưng tiến hành các thủ tục xác lập nhãn hiệu tập thể “Cam K4 Hải Phú” theo đúng các quy định của nhà nước. Sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Cam K4 Hải Phú” đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định như: Quả không bị trầy xước, dập nát, thu hái đúng độ tuổi vừa chín tới, quả tròn đều, cân đối, màu xanh lá mạ, đẹp, vỏ quả nhẵn, mùi thơm đặc trưng, vị ngọt thanh, kích thước quả có đường kính 10-12 cm, trọng lượng quả 180-200 gam. Sản phẩm cam được sử dụng nhãn hiệu tập thể này đảm bảo sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật trồng cam K4, quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm, quy trình sử dụng tem, nhãn, bao bì sản phẩm...
Trong những năm qua, huyện Hải Lăng đã có nhiều chính sách khuyến khích người dân phát triển mạnh cây cam, đầu tư hệ thống điện, đường giao thông đồng bộ, ưu tiên cấp đất cho hộ dân trồng cam, có cơ chế hỗ trợ 50% giá giống cây. Cam K4 Hải Phú đã khẳng định được thương hiệu, tuy nhiên cho đến thời điểm này, các hộ trồng cam vẫn phải tự loay hoay tìm đầu mối tiêu thụ, chủ yếu phụ thuộc vào tư thương hoặc tự mang sản phẩm ra bán lẻ ở chợ. Để sản xuất và tiêu thụ cam K4 bền vững, người nông dân rất cần sự chung tay hỗ trợ của 3 nhà: Nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp nhằm tạo sự liên kết, giới thiệu quảng bá sản phẩm tới nhiều thị trường trong và ngoài tỉnh, có được đầu ra ổn định, giúp người dân yên tâm mở rộng diện tích sản xuất.
Thanh Trúc
Thời điểm này, các vườn cam K4 của người dân ở xã Hải Phú, huyện Hải Lăng đang bước vào thu hoạch chính vụ. Tuy nhiên, năm nay người trồng cam ở đây hiện đang ...
Gần 1 năm trở lại đây, do tình hình đơn hàng liên tiếp sụt giảm, các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh rơi vào tình trạng khó khăn trong tiêu thụ sản ...
Hải Lăng là huyện thuần nông có nhiều tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp. Địa hình của huyện chia làm hai khu vực chính: khu vực đồng bằng, ven biển phía ...
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP) với sự vào cuộc của các cấp, các ngành đến các chủ thể đã tạo ra những sản phẩm OCOP cho năng suất cao ...
Thời gian qua, nhờ những cơ chế hỗ trợ thiết thực của tỉnh, các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh xây dựng nhiều mô hình sản xuất theo chuỗi giá ...
Nuôi bò nhốt chuồng vỗ béo ở xã Gio An, huyện Gio Linh là mô hình chăn nuôi có giá trị kinh tế, giúp người dân tăng thu nhập, được nhiều người đến học hỏi, ...
Nhằm triển khai hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn có hiệu quả, thời gian qua, huyện Hải Lăng tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), cơ ...
Xác định quảng bá sản phẩm trên nền tảng số là cách nhanh nhất đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng ở trong nước và nước ngoài, thời gian qua, cùng với ...
QTO - Thời gian qua, hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Hải Lăng nói riêng ngày càng được nâng cao cả về quy mô và...
QTO - Vụ đông xuân 2024-2025, toàn tỉnh gieo cấy 25.500 ha lúa. Hiện nay, thời tiết có ấm dần, khá thuận lợi cho cây trồng phát triển, diện tích lúa trà...
(QT) - Nhằm không ngừng đóng góp vào sự phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH) của tỉnh Quảng Trị, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu ứng...
(QT) - Men theo con đường mòn quanh co nằm giữa rừng cao su xanh mát, chúng tôi tìm đến trại nuôi ong lấy mật của anh Lê Văn Thao ở thôn Quật Xá, Cam Nghĩa, Cam Lộ. Đập vào mắt...
(QT) - Đến Hướng Sơn, mảnh đất từng một thời khô cằn sỏi đá đã thay da đổi thịt từng ngày sẽ khiến nhiều người chắc chắn sẽ không khỏi bỡ ngỡ. Không khí trong lành, cảnh quan...
(QT) - Năm 2018, Chi cục Thuế TP. Đông Hà tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, cá nhân cho thuê tài sản (sau đây gọi tắt là hộ, cá nhân...
(QT) - Huyện Cam Lộ có trên 21.000 ha đất lâm nghiệp, chiếm hơn 60% diện tích tự nhiên của huyện. Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính...
(QT) - Giải phóng mặt bằng (GPMB) được xác định là một trong ba lĩnh vực trọng tâm của thành phố Đông Hà trong năm 2018 để đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng, phát...