
{title}
{publish}
{head}
QTO - Chưa hài lòng với chỉ số PCI (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh theo xếp hạng của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam-VCCI) ở vị trí 41/63 toàn quốc, cách đây không lâu, tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị phân tích, đánh giá chỉ số PCI và đề ra nhiệm vụ, giải pháp cho những năm kế tiếp.
Tại đây, ngoài những phân tích ưu, nhược điểm, chỉ ra những khía cạnh có thể cải thiện đối với các chỉ số bị giảm điểm, giảm thứ hạng…, hội nghị đã nghe tham luận đề xuất giải pháp nâng cao chỉ số PCI của các sở, ngành, địa phương. Trong đó, Sở Công thương đề ra các giải pháp liên quan đến cải thiện chỉ số “Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp”; Sở LĐ,TB&XH chỉ ra những khó khăn, hạn chế và giải pháp khắc phục tình trạng chỉ số “Đào tạo lao động” bị giảm điểm so với năm 2020; Sở Tài nguyên và Môi trường đánh giá nguyên nhân các chỉ số “Tỉ lệ doanh nghiệp khó khăn về thiếu quỹ đất sạch”, “Tỉ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn về tiến độ giải phóng mặt bằng chậm”; huyện Hải Lăng chia sẻ kinh nghiệm về “Một số giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nói chung và huyện Hải Lăng nói riêng”...
Chủ trì hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương, các cơ quan trung ương trên địa bàn khẩn trương xây dựng kế hoạch cải thiện và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tại đơn vị, địa phương mình. Từ đó đề xuất các giải pháp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư bổ sung, cập nhật vào kế hoạch cải thiện và nâng cao chỉ số PCI năm 2022 của tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề ra một loạt giải pháp như xử lý, ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp; cắt giảm các thủ tục không cần thiết; hướng tới xử lý hồ sơ trên không gian mạng, hình thành cơ quan nhà nước “không giấy tờ”…Tất cả, chung quy cũng là để cải thiện chỉ số PCI của tỉnh Quảng Trị hay nói một cách khác là để xây dựng hình ảnh bộ máy chính quyền của địa phương đẹp lên trong mắt người dân, doanh nghiệp.
Duy chỉ có điều, những ý kiến, tham luận của các sở, ngành, địa phương cũng như sự đốc thúc thể hiện quyết tâm của lãnh đạo tỉnh đều sẽ “đổ sông đổ biển” nếu như cán bộ trực tiếp làm việc với người dân và doanh nghiệp… làm sai. Trên thực tế, không phải lúc nào người dân và doanh nghiệp cũng gặp được lãnh đạo.
Vì thế, câu chuyện “trên rải thảm, dưới rải đinh” luôn là vấn đề nhức nhối trong công tác cải cách hành chính ở nhiều địa phương trong cả nước. Bởi vậy, cải thiện chỉ số PCI, nếu chỉ dựa vào quyết tâm của lãnh đạo là chưa đủ, giải pháp của các sở, ngành cũng chưa đủ, mà cần sự thấm nhuần của bộ máy cấp dưới, tiên quyết vẫn là ở con người. Còn nhớ, đầu năm 2022, Quảng Trị đã thành lập đoàn kiểm tra việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên toàn tỉnh, phát hiện không ít cán bộ sai phạm.
Hay trước đó, vào năm 2021, toàn tỉnh có 47 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật, trong đó có 4 người bị cách chức, cho thôi việc và 12 người bị kỷ luật cảnh cáo, còn lại bị kỷ luật khiển trách. Đáng chú ý, trong 47 cán bộ bị kỷ luật có 26 người vi phạm về chuyên môn nghiệp vụ (chủ yếu là quản lý đất đai, quản lý rừng), đạo đức lối sống (chủ yếu vi phạm quy định phòng chống COVID-19, cờ bạc), còn lại vi phạm chính sách dân số. Việc làm trên cho thấy chính quyền, ngành chức năng địa phương luôn nỗ lực làm trong sạch đội ngũ; khẳng định quan điểm những cán bộ chểnh mảng trong quá trình phục vụ Nhân dân, phục vụ doanh nghiệp, vì lợi ích bản thân mà quên đi lợi ích chung, là những “con sâu làm rầu nồi canh” cần phải được xử lý.
Với vai trò là “điểm chạm đầu tiên” của chính quyền với doanh nghiệp, người dân, mỗi một cán bộ cần nêu cao trách nhiệm của mình trong thực hiện nghĩa vụ công bộc. Đừng để vì thái độ, lời ăn tiếng nói, cung cách làm việc không hay của mình khiến doanh nghiệp, nhà đầu tư “một đi không trở lại” sau lần gặp đầu tiên. Chỉ khi nào cán bộ tiếp xúc với người dân và doanh nghiệp luôn với tinh thần phục vụ thì lúc đó, bộ máy chính quyền địa phương mới đẹp lên từng ngày trong mắt người dân, doanh nghiệp.
Nguyễn Phúc
QTO - Giải ngân vốn đầu tư công luôn được xem là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, bởi đây là vấn đề có tác động to lớn đến sự phát triển của nền kinh...
QTO - Đầu tháng 5 vừa qua, ông Hồ Sỹ Trung, Chủ tịch UBND TP. Đông Hà vừa có văn bản về việc chấn chỉnh các cơ quan, đơn vị ở địa phương này có biểu hiện...
QTO - Nhằm lắng nghe góp ý, phản ánh, kiến nghị của người dân, một số ngành, đơn vị thiết lập, đưa vào vận hành các đường dây nóng. Đây được xem là một...
QTO - Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm...
QTO - Từ ngày 1/9, huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh sẽ thí điểm áp dụng quy định du khách không mang du lịch bền vững. Nếu mô hình này thực hiện thành công...
QTO - Thời gian qua, tình trạng phá rừng diễn biến phức tạp, nhiều vụ phá rừng trái pháp luật với quy mô lớn đã xảy ra ở nhiều địa phương trong cả nước....
QTO - Việt Nam và Lào - hai nước láng giềng núi sông liền một dải. Quan hệ gắn kết giữa hai dân tộc được hình thành và hun đúc trong lịch sử hàng nghìn năm...
QTO - Cách đây khoảng hai năm rưỡi, lần đầu tiên ông đến Báo Quảng Trị để phản ánh sự việc mà theo ông các cơ quan trả lời như vậy là chưa thỏa đáng. Ông...
QTO - Với tâm lý “có bệnh thì vái tứ phương”, khi vướng vào vòng lao lý, nhiều người tận dụng tất cả các mối quan hệ để nhờ vả với mong muốn bản thân hoặc...
(QTO) - “Phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả, bền vững, cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân với nhiều mô hình hợp tác,...
QTO - Mùa tuyển sinh đại học năm 2022, đa số các trường đại học dành đến 90% chỉ tiêu cho hai hình thức xét tuyển vào đại học bằng học bạ và điểm thi tốt...
QTO - Ngày 29/7/2022, Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt đề án Chuyển đổi số tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đây được xem là cú hích để...