Cập nhật: Thứ 5, 03/01/2019 | 06:37 GMT+7

“Bông sen hồng” trên cát trắng

(QT) - Anh Nguyễn Văn Lưu ở thôn Thái Lai, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, giám đốc Công ty TNHH MTV Composite Lưu Huyền Quảng Trị là người đầu tiên đưa công nghệ đóng thuyền bằng vật liệu composite về Quảng Trị. Sản phẩm thuyền composite của anh được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Bản thân anh được nhận giải thưởng Bông sen hồng của huyện Vĩnh Linh.

Đóng thuyền bằng vật liệu composite

Trao đổi với chúng tôi về cơ duyên đến với nghề đóng thuyền bằng composite , anh Lưu cho biết, cũng như những ngư dân trong thôn, anh theo cha ra biển đánh cá từ nhỏ. Lênh đênh trên chiếc thuyền nan được đan bằng nan tre, trét nhựa đường, được vài mùa thì thuyền xuống cấp, mục nát, không an toàn, lại phải thay thuyền mới. Vào khoảng năm 2010 - 2011, lúc này tại bãi biển thôn Thái Lai có một chiếc ca nô của Hồng Kông bị trôi dạt vào, khi tò mò đến xem, thứ mà anh ấn tượng nhất chính là vật liệu làm nên chiếc ca nô đó không phải gỗ, cũng không phải sắt mà cũng chẳng phải là nhựa, vừa nhẹ lại vừa bền. Tìm hiểu thêm anh được biết đó chính là vật liệu composite đã được ứng dụng khá nhiều trong việc đóng tàu thuyền. Vốn đang có trong tay nghề gia truyền đóng thuyền nan, ngay lập tức anh nảy ra ý tưởng sử dụng vật liệu composite này để thay thế cho những chiếc thuyền nan vừa nặng lại vừa nhanh hỏng của ngư dân. Để nắm vững kỹ thuật, anh vào thành phố Hồ Chí Minh tìm đến cơ sở đóng tàu thuyền bằng composite xin học việc trong gần 18 tháng. Khi đã thành thạo tay nghề, anh quyết định trở về quê hương với hành trang mang theo là những kiến thức vững chắc về công nghệ đóng thuyền bằng vật liệu composite. Huy động toàn bộ nguồn vốn tích lũy của gia đình, cộng thêm vay mượn từ bạn bè, người thân, đầu năm 2014 anh mở cơ sở đóng thuyền bằng composite ngay trên quê hương.

Theo anh Lưu, ưu điểm của thuyền làm bằng vật liệu composite có thể tóm gọn trong mấy chữ, đó là “nhẹ - bền chắc - không thấm nước - thân thiện với môi trường”. Cụ thể, nếu như so với thuyền làm bằng nan tre trước đây của ngư dân thì thuyền làm bằng vật liệu composite có nhiều ưu điểm hơn. Thứ nhất, thuyền làm từ rất ít gỗ, thân tre nên thân thiện với môi trường, lại rất dễ tạo dáng, dễ thi công, dễ sửa chữa, có độ bóng bề mặt cao, độ kín nước gần như tuyệt đối, thiết bị thi công đơn giản; thứ hai là vật liệu composite có tính trơ với sinh vật biển và hàu hà do đó tiết kiệm được kinh phí và thời gian bảo dưỡng vỏ tàu thuyền; thứ ba là do thuyền làm bằng vật liệu composite đã nhẹ hơn hẳn so với thuyền làm bằng nan tre, lại không thấm nước trong quá trình vận hành nên khi gắn động cơ thuyền có vận tốc cao hơn hẳn, cũng như giảm vất vả cho ngư dân khi đưa thuyền lên bờ sau mỗi chuyến biển; thứ tư là do đặc tính không thấm nước nên thuyền làm bằng composite có chi phí bảo trì, bảo dưỡng ít hơn hẳn so với thuyền nan tre truyền thống, thời gian sử dụng lại cao hơn. Nếu như thuyền nan tre sau khoảng 2 - 3 năm đưa vào hoạt động là đã phải sửa chữa khung tre bị xộc xệch, tuổi thọ tối đa chỉ được khoảng 7 - 8 năm là phải thay mới thì thuyền làm bằng composite rất chắc chắn, trong quá trình sử dụng chỉ phải thay thế những chi tiết bằng gỗ bị mục, bằng sắt thép bị gỉ sét, tuổi thọ đến hơn 20 năm. Giá thành thuyền làm thuyền composite lại thấp hơn so với thuyền nan tre. Nếu như giá thuyền làm bằng composite có kích cỡ khoảng 6 m được anh bán với giá khoảng 21 triệu đồng thì thuyền nan tre truyền thống có cùng kích cỡ giá hiện nay phải từ 23 - 24 triệu đồng. Anh Lưu khẳng định: Với tuổi thọ của thuyền composite khoảng hơn 20 năm thì tính ra chênh lệch so với thuyền nan tre truyền thống khoảng 3 lần.

Với những ưu điểm vượt trội đó nên ngay từ khi ra đời, thuyền làm bằng vật liệu composite của anh đã được ngư dân đón nhận. Anh Lưu cho biết, đóng thuyền bằng composite đòi hỏi người làm phải kiên nhẫn và áp dụng đúng những kỹ thuật khắt khe từ cách tạo khuôn, đắp lớp đến cách tách khuôn, gia cố lại. Mỗi chiếc thuyền trước khi đóng anh đều trao đổi rất kỹ với khách hàng về kích thước, hình dáng, nghề dự định khai thác… sao cho đạt hiệu quả tối ưu nhất. Nhờ vậy, sản phẩm mà anh làm ra đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Chỉ trong một thời gian ngắn, cơ sở đóng thuyền của anh đã được nhiều người biết đến. Từ chỗ chỉ có một vài ngư dân ở xã Vĩnh Thái đặt anh đóng thuyền composite, thì đến nay thuyền composite của anh không những cung cấp ở địa phương mà còn vươn ra các tỉnh lân cận. Hiện nay công ty của anh đang đóng 2 kiểu thuyền bằng composite cốt sợi thủy tinh, đó là thuyền có khung gỗ, vỏ bằng composite và thuyền bằng composite hoàn toàn. Trong đó thuyền có khung bằng gỗ được anh bảo hành trong 3 năm, còn thuyền bằng composite được anh bảo hành trong 5 năm. “Từ năm 2014 đến nay bình quân mỗi năm cơ sở đóng thuyền của tôi cho ra đời 50 - 70 chiếc thuyền bằng composite với kích cỡ thấp nhất từ 5,7 - 6 m, cỡ lớn đến 15 m. Trong đó, chỉ tính riêng trên địa bàn xã Vĩnh Thái đã có khoảng 250 chiếc thuyền bằng composite do tôi cung cấp, chiếm khoảng 70 - 80% số lượng thuyền toàn xã. Không những thế, ngư dân ở các tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên Huế cũng biết tiếng và tìm đến đặt hàng. Với giá bán từ 21 - 100 triệu đồng/chiếc tùy theo kích cỡ thì sau khi trừ chi phí mỗi năm tôi thu lãi từ 300 - 500 triệu đồng”, anh Lưu nhẩm tính.

Sau gần 4 năm đưa vào hoạt động, sản phẩm thuyền làm bằng vật liệu composite của anh Lưu đã có chỗ đứng trên thị trường, tạo việc làm thường xuyên cho 6 công nhân và công việc thời vụ cho 10 người thu nhập từ 200 - 300 ngàn đồng/người/ngày. “Hiện tôi đang là đề án mở rộng xưởng đóng tàu lên thêm 2.000m2 nữa. Đồng thời nghiên cứu thêm để đóng được những sản phẩm lớn hơn, tốt hơn, phù hợp hơn với nhu cầu thị trường”, anh Lưu chia sẻ.

Thục Quyên



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Rạng danh nghề truyền thống
22:25 16/03/2025

Không trực tiếp ký thác đời mình với biển, nhưng các anh: Phan Thanh Thiềm (sinh năm 1978), Phan Thanh Minh (sinh năm 1982) ở thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện ...

Giúp ngư dân giảm chi phí vươn khơi
23:20 12/12/2022

“Giảm hao hụt đá lạnh lên đến hơn 30% so với trước đây, kéo dài thời gian chuyến biển lên thêm 7 - 10 ngày, giảm tỉ lệ hao hụt sản phẩm sau khai thác, chất ...

“Bông sen hồng” trên đất Vĩnh Linh
22:10 20/09/2023

Vừa qua, huyện Vĩnh Linh tặng giải thưởng “Bông sen hồng” cho chị Trần Thị Dịu (sinh năm 1984) ở thôn Huỳnh Công Đông, xã Trung Nam. Việc chị Dịu nhận giải ...

Nghề vớt cá me cho thu nhập khá
22:55 05/06/2023

Từ tháng 3-7 âm lịch hằng năm, khi gió Tây Nam vượt dãy Trường Sơn ràn rạt thổi về phía biển thì cũng là lúc ngư dân thôn Thái Lai, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh ...

“Tiếp sức” cho những chuyến vươn khơi
22:14 06/02/2023

Đóng tại Cụm Công nghiệp Cửa Tùng thuộc địa phận xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, cơ sở sửa chữa tàu, thuyền của ông Trần Xuân Tùng (sinh năm 1958) gần 10 năm ...

Mua bán nước biển ở... vùng biển
22:26 09/05/2025

Để các loài thủy hải sản tung tăng bơi lội trong làn nước biển trong xanh ở các bể kính loại lớn được trang bị máy sục khí, nhiều nhà hàng, quán nhậu hải sản ở ...

Ông Dóc không nói…dóc!

Ông Dóc không nói…dóc!
07:21 02/01/2019

(QT) - Giữa buổi người ta xem tấc đất là tấc vàng, thì cách cho không hàng ngàn ha đất “mặt tiền” QL 9 để xây dựng các công trình công cộng của một lão nông Vân Kiều sống ở bàn...

Đồng hành với sự phát triển của quê hương

Đồng hành với sự phát triển của quê hương
06:36 02/01/2019

(QT) - Với vai trò là trung tâm tỉnh lị, thành phố Đông Hà đang phát huy nội lực, chú trọng ngoại lực để phát triển toàn diện kinh tế -xã hội. Thành phố Đông Hà xác định sự...

Chú trọng phát triển hạ tầng giao thông

Chú trọng phát triển hạ tầng giao thông
06:08 02/01/2019

(QT) - Với đích hướng đến năm 2020 thành phố Đông Hà sẽ đầu tư xây dựng khoảng 80 km đường giao thông có chiều rộng phần xe chạy ≥ 7,5 m để đáp ứng được 2 tiêu chí về tỉ lệ đất...

POWERED BY
Việt Long