
{title}
{publish}
{head}
QTO - Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến đề xuất của Bộ Nội vụ bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức. Mặc dù còn chờ sự đồng ý của người đứng đầu Chính phủ nhưng đề xuất của Bộ Nội vụ nhận được sự hưởng ứng, ủng hộ của xã hội bởi đáp ứng được nguyện vọng, mong muốn của hàng triệu công chức, viên chức (CCVC) trong cả nước.
Cụ thể, tại Văn bản số 2499/BNV-CCVC ngày 28/5/2021 của Bộ Nội vụ về việc rà soát chứng chỉ bồi dưỡng đối với CCVC có đề xuất Thủ tướng bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ của 74 ngạch công chức và 155 chức danh nghề nghiệp viên chức; bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ tin học của 74 ngạch công chức và 142 chức danh nghề nghiệp viên chức; giảm 17 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức và 87 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức. Đề xuất này của Bộ Nội vụ dựa trên cơ sở rà soát, đánh giá thực trạng bồi dưỡng, cấp chứng chỉ đối với cán bộ CCVC được thực hiện từ năm 2003 đến nay.
Theo đó, bên cạnh kết quả đạt được, việc bồi dưỡng, cấp chứng chỉ đối với CCVC thời gian qua còn nhiều bất cập, hạn chế, như nội dung một số chương trình bồi dưỡng còn nhiều lý thuyết, chưa thật sự bám sát yêu cầu của vị trí việc làm; còn trùng lặp nội dung giữa các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh nghề nghiệp trong cùng một chuyên ngành hoặc trùng với kiến thức đào tạo chương trình đại học. Việc quy định yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học không còn phù hợp vì hiện nay các cơ sở đào tạo đã có quy định về việc chuẩn đầu ra phải đạt được trình độ ngoại ngữ, tin học theo các cấp độ tương ứng… Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng mà Bộ Nội vụ hướng tới là tăng cường bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, phục vụ cho từng nội dung công việc chuyên môn, chuyên ngành mà không áp dụng đại trà; tiến hành lồng ghép các chương trình bồi dưỡng do bộ quản lý chuyên ngành quy định.
Thực tế trong những năm qua, để chuẩn hóa trình độ và đội ngũ theo quy định đã xuất hiện tình trạng cán bộ, CCVC tham gia các lớp học chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, chức danh nghề nghiệp... theo kiểu hình thức, chiếu lệ, chứ ít khi áp dụng hoặc không áp dụng được vào thực tế công việc. Chính quy định, yêu cầu bắt buộc phải có các loại chứng chỉ này trong hồ sơ tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức đã làm nảy sinh nhiều bất cập, tiêu cực, bởi để đạt yêu cầu quy định đề ra, một số CCVC sẵn sàng bỏ tiền mua, sử dụng bằng cấp, chứng chỉ giả hoặc tham gia các lớp học theo kiểu “đánh trống ghi tên” dẫn đến “loạn” bằng cấp, chứng chỉ, gây lãng phí về thời gian, công sức, tiền bạc và làm nghiêm trọng hơn căn bệnh hình thức trong hệ thống cơ quan nhà nước.
Vì thế, việc đề xuất bỏ những chứng chỉ không phù hợp trong tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức nhận được sự ủng hộ của nhiều người vì nếu được áp dụng sẽ giảm đáng kể gánh nặng tài chính, thời gian cũng như áp lực tinh thần cho đội ngũ CCVC, đồng thời giúp cơ quan, đơn vị sử dụng lao động đổi mới phương thức quản lý theo hướng thực chất, sử dụng đội ngũ CCVC một cách thực chất, khoa học hơn.
Vừa qua, một số bộ, ngành đã tiên phong ban hành quy định không yêu cầu phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong việc xét tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành, nhận được sự đồng thuận trong xã hội như: Thông tư số 18 ngày 28/12/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành khuyến nông, chuyên ngành quản lý, bảo vệ rừng; Thông tư 01 ngày 2/2/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, các trường phổ thông công lập; hay mới đây là Thông tư 02 ngày 11/6/2021 của Bộ Nội vụ về Quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức văn thư.
Tuy vậy, việc cắt giảm chứng chỉ không có nghĩa đội ngũ cán bộ, CCVC không cần được đào tạo, bồi dưỡng trình độ, mà điều này đặt ra yêu cầu đối với mỗi người trong việc tự ý thức, xác định nhu cầu vị trí việc làm của mình để cân nhắc đưa ra quyết định cần học, bổ sung kiến thức gì, hình thức học như thế nào cho phù hợp thực tế công việc đang đảm đương. Qua đó, nỗ lực trau dồi, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cũng như những kỹ năng mềm để làm tốt hơn nhiệm vụ được giao. Cơ quan, đơn vị cũng cần căn cứ vào nhu cầu thực tiễn để xây dựng chương trình kế hoạch đào tạo, cử cán bộ, CCVC tham gia bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ phù hợp, tránh lãng phí, hình thức. Điều này cũng buộc các cơ sở giáo dục phải thay đổi cách thức đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu của người học, người sử dụng lao động chứ không phải đào tạo theo kiểu trang bị để đối phó, chiếu lệ. Có như thế, quy định cắt giảm chứng chỉ không cần thiết mới thực chất, đó là hướng giảm bớt sự phiền hà trong thủ tục hành chính, góp phần nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, CCVC, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nhiệm vụ trong tình hình mới.
Mai Lâm
Nội dung đề cập tại Thông tư 14/2022/TT-NHNN ngày 31/10/2022 quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ...
Nội dung này được đề cập tại Thông tư 07/2022/TTBNV về chức danh, mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, thi hoặc xét thăng hạng, bổ nhiệm và xếp lương viên ...
Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH ban hành Thông tư 26/2022/TTBLĐTBXH quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành công tác xã ...
Ngày 11/10/2022, Bộ trưởng Bộ KH&CN ban hành Thông tư 14/2022/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư liên tịch 24/2004/TTLT-BKHCN-BNV về mã số và tiêu chuẩn chức danh ...
Thực hiện theo các quy định, thời gian qua, việc đánh giá chất lượng công chức, viên chức (CCVC) khối nhà nước ở tỉnh Quảng Trị cơ bản được triển khai nghiêm ...
Những năm qua, hoạt động của các cấp công đoàn trên địa bàn tỉnh tiếp tục được đổi mới, nhất là tập trung chức năng đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp ...
Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 13/2022/ TT-BTTTT về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức biên tập viên, phóng ...
Nghỉ hè là thời điểm nhiều bạn trẻ tranh thủ tham gia học các khóa ngoại ngữ vừa để củng cố kiến thức, vừa trau dồi các kỹ năng cho môn học này. Nắm bắt nhu ...
QTO - Quyền học tập của người dân nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng được bảo đảm trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật hiện hành.
QTO - Giải ngân vốn đầu tư công luôn được xem là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, bởi đây là vấn đề có tác động to lớn đến sự phát triển của nền kinh...
QTO - Trong hơn 30 năm lập lại tỉnh, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị được tập trung đầu tư với nhiều nguồn vốn khác nhau, đáp ứng được...
QTO - Đại dịch COVID-19 thực sự là một cuộc chiến. Nếu những y bác sĩ, các đơn vị bộ đội, biên phòng, công an đang căng mình trên tuyến đầu như những chiến...
QTO - Không phải đến thời điểm COVID - 19 xuất hiện và kéo dài đến nay, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế cũng như mọi mặt đời sống xã hội, nông sản Việt...
QTO - Ngày 18/5/2021, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 01-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm...
QTO - Nhân lúc dư luận bàn tán xôn xao về câu chuyện một nghệ sĩ ưu tú (là hiệu phó của một trường đại học) văng tục trên mạng xã hội, tôi chợt nhớ đến câu...
QTO - Mới đây, câu chuyện về H. - một nữ học sinh lớp 7 (12 tuổi) ở vùng quê ven biển Quảng Trị dùng gậy ba khúc đánh vào đầu chị gái chảy máu, sau khi bị...