Cập nhật:  GMT+7

Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh giám sát tình hình đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa

Chiều nay 16/5, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Hồ Thị Thu Hằng chủ trì buổi làm việc của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL), phòng văn hóa - thông tin (VH-TT) các huyện Vĩnh Linh, Triệu Phong, Hải Lăng, thị xã Quảng Trị và TP. Đông Hà về kết quả thực hiện Nghị quyết số 167/NQ-HĐND ngày 9/12/2021 của HĐND tỉnh về đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022 - 2025.

Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh giám sát tình hình đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa

Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Hồ Thị Thu Hằng phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: MĐ

Hệ thống di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh có 501 di tích gồm 562 điểm di tích, trong đó, di tích quốc gia đặc biệt: 4 di tích; di tích quốc gia: 20 di tích; di tích cấp tỉnh: 477 di tích. Đã thực hiện được 90 hồ sơ khoa học và 135 hồ sơ pháp lý. Theo lộ trình nghị quyết đề ra, giai đoạn 2022 -2025 có 3 điểm di tích thành phần thuộc 3 di tích quốc gia đặc biệt được đầu tư quy hoạch với tổng kinh phí 7 tỉ đồng. Đến nay, ngân sách tỉnh đã cấp 1,089 tỉ đồng thực hiện công tác quy hoạch, cụ thể: Di tích Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải 1,011 tỉ đồng, di tích thành phần Cảng Quân sự Đông Hà thuộc Di tích quốc gia đặc biệt đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh 77,424 triệu đồng. Đối với Di tích Địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh, ngày 27/12/2023, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1694/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh. Công tác quy hoạch 3 di tích quốc gia đặc biệt đảm bảo lộ trình nghị quyết đề ra.

Theo chỉ tiêu nghị quyết đề ra, năm 2022 - 2023, có 7 di tích quốc gia (gồm 16 địa điểm di tích thành phần) được đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp, với tổng kinh phí đầu tư 4,325 tỉ đồng, trong đó, ngân sách tỉnh 3,46 tỉ đồng, nguồn xã hội hóa 705 triệu đồng. Đến cuối năm 2023, các địa phương đã lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật cho 5 di tích quốc gia (gồm 8 địa điểm di tích thành phần) với tổng kinh phí đầu tư 3,138 tỉ đồng, trong đó, ngân sách tỉnh 2,51 tỉ đồng, nguồn xã hội hóa 627 triệu đồng. Ngày 31/12/2023, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3446/QĐ-UBND bố trí kinh phí thực hiện Nghị quyết số 167/NQ-HĐND, theo đó, cấp kinh phí 1,324 tỉ đồng để đầu tư bảo tồn, tôn tạo cho 2 di tích quốc gia.

Đối với di tích cấp tỉnh, nghị quyết đề ra chỉ tiêu năm 2022 - 2023, có 17 di tích được đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp với tổng kinh phí đầu tư 11,05 tỉ đồng, trong đó, ngân sách tỉnh 8,84 tỉ đồng, nguồn xã hội hóa 2,21 tỉ đồng. Các địa phương đã lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật cho 15 di tích, với tổng kinh phí đầu tư 10,173 tỉ đồng, trong đó, ngân sách tỉnh 8,138 tỉ đồng, nguồn xã hội hóa 2,034 tỉ đồng. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3446/QĐ-UBND bố trí kinh phí thực hiện Nghị quyết số 167/NQ-HĐND, theo đó, cấp kinh phí 2,346 tỉ đồng để đầu tư bảo tồn, tôn tạo cho 8 di tích cấp tỉnh. Đến nay, các di tích quốc gia chưa được Chính phủ đưa vào Chương trình bảo tồn và phát triển bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 1230/QĐ-TTg ngày 15/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ nên chưa được cấp nguồn kinh phí đối ứng.

Phát biểu tại buổi làm việc, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Hồ Thị Thu Hằng đề nghị Sở VH,TT&DL phối hợp với các sở, ngành cấp tỉnh và phòng VH-TT tập trung thực hiện tốt hơn nữa Nghị quyết số 167/NQ-HĐND, nhất là công tác gìn giữ và phát huy giá trị di tích. Phân cấp quản lý di tích rõ ràng, cụ thể hơn.

Tháo gỡ những khó khăn về mặt hồ sơ thủ tục; khẩn trương hoàn thành hồ sơ pháp lý, hồ sơ khoa học đối với các di tích chưa hoàn thành; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các di tích đủ điều kiện theo quy định. Rà soát đưa ra các di tích khỏi danh mục di tích không đảm bảo tiêu chí, hồ sơ. Biển ghi tên di tích phải ghi thông tin đầy đủ, cắm biển đúng nơi xảy ra sự kiện. Khi đầu tư tôn tạo, phục dựng phải có sự tính toán kỹ lưỡng, khoa học và chính xác về mặt lịch sử.

Minh Đức

Tin liên quan:
  • Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh giám sát tình hình đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa
    Giám sát tình hình đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử ...

    Sáng nay 4/4, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Hồ Thị Thu Hằng chủ trì buổi làm việc của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh với Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Đakrông về kết quả thực hiện Nghị quyết số 167/NQ-HĐND ngày 9/12/2021 của HĐND tỉnh về đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn huyện Đakrông.

  • Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh giám sát tình hình đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa
    Giám sát tình hình đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử ...

    Sáng nay 5/4, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội (VH - XH) HĐND tỉnh Hồ Thị Thu Hằng chủ trì buổi làm việc của Ban VH-XH HĐND tỉnh với Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Cam Lộ về kết quả thực hiện Nghị quyết số 167/NQ-HĐND ngày 9/12/2021 của HĐND tỉnh về đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn.


Minh Đức

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hội nghị báo cáo viên trung ương tháng 5/2024

Hội nghị báo cáo viên trung ương tháng 5/2024
2024-05-16 11:14:00

QTO - Sáng nay 16/5, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức hội nghị báo cáo viên trung ương tháng 5/2024. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long