{title}
{publish}
{head}
Thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội (ASXH) không dùng tiền mặt và Công văn số 123/UBND-KGVX ngày 8/1/2024 của UBND tỉnh Quảng Trị về tăng cường thực hiện chi trả ASXH không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh, ngay từ những ngày đầu năm 2024, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Quảng Trị (Agribank Quảng Trị) phối hợp cùng các đơn vị chức năng triển khai mở tài khoản cho các đối tượng hưởng chính sách ASXH trên địa bàn.
Điểm mở tài khoản phục vụ công tác chi trả không dùng tiền mặt cho đối tượng chính sách an sinh xã hội ở huyện Đakrông -Ảnh: THU HÀ
Theo báo cáo của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, tính đến ngày 31/12/2023, tỉnh Quảng Trị có 64.454 đối tượng chính sách ASXH đang hưởng trợ cấp hằng tháng. Tuy nhiên, toàn tỉnh mới chỉ có 386 đối tượng đã mở tài khoản để chi trả trợ cấp không dùng tiền mặt.
Do đó trong đợt này, các cán bộ của Agribank Quảng Trị đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các đối tượng hưởng chính sách ASXH mở tài khoản ngân hàng, thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả ASXH không dùng tiền mặt, đồng thời trực tiếp trao quà hỗ trợ cho 1.400 đối tượng chính sách có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn với tổng số tiền 700 triệu đồng. Đến cuối tháng 2/2024, Agribank Quảng Trị đã mở hơn 2.200 tài khoản cho các đối tượng chính sách ASXH trên địa bàn tỉnh.
Ông Nguyễn Phước Thành, trú tại xã Triệu Tài, huyện Triệu Phong cho biết: “Tại điểm làm thủ tục mở tài khoản ngân hàng của Agribank Quảng Trị, chúng tôi được các cán bộ ngân hàng hướng dẫn nhiệt tình. Tôi thấy chủ trương khuyến khích người dân thuộc diện được hưởng chính sách ASXH đăng ký mở tài khoản để thực hiện chi trả không dùng tiền mặt là phù hợp, tạo điều kiện để người dân như chúng tôi tiếp cận các dịch vụ ngân hàng hiện đại một cách nhanh chóng, thuận lợi, chi trả đúng chính sách, đúng đối tượng.”
Việc chi trả trợ cấp cho các đối tượng qua tài khoản sẽ mang đến nhiều tiện ích cho người dân như: tiết kiệm chi phí, giảm thời gian đi lại, hỗ trợ đúng đối tượng, kịp thời, tiện lợi và về lâu dài sẽ giúp các đối tượng tiếp cận với các dịch vụ tài chính tốt hơn, minh bạch hơn.
Tuy nhiên, việc “phủ sóng” thanh toán không dùng tiền mặt đối với những người hưởng trợ cấp ASXH vẫn còn gặp nhiều “rào cản”. Bởi lẽ, hầu hết các đối tượng thuộc nhóm này là người cao tuổi, người khuyết tật, những người yếu thế trong xã hội... nên có những hạn chế nhất định về khả năng tiếp cận thông tin và sử dụng dịch vụ.
Ông Võ Văn Tình, Phó Giám đốc Agribank Quảng Trị cho biết: “Hiện Agribank Quảng Trị đang thực hiện các chính sách ưu tiên cho đối tượng chính sách ASXH như miễn phí phát hành thẻ, miễn phí thường niên thẻ, miễn phí giao dịch qua kênh điện tử...
Quá trình triển khai đến người dân còn gặp nhiều khó khăn, nhưng chúng tôi tin rằng với quyết tâm cao của toàn thể cán bộ, nhân viên, Agribank Quảng Trị sẽ triển khai có hiệu quả chủ trương của Chính phủ, của UBND tỉnh về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả ASXH không dùng tiền mặt.
Song song với việc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân mở tài khoản và sử dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại, hằng năm Agribank Quảng Trị sẽ dành nguồn lực ASXH tối đa có thể để hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn toàn tỉnh, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của ngân hàng vì cộng đồng.”
Việc chuyển đổi chi trả trợ cấp ASXH từ hình thức tiền mặt sang không dùng tiền mặt sẽ góp phần vào công tác chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ thanh toán hiện đại của nền kinh tế.
Với bề dày và kinh nghiệm hoạt động, Agribank Quảng Trị đang tiếp tục khẳng định vai trò và vị thế của ngân hàng tiên phong trong chuyển đổi số và thực hiện tốt công tác ASXH, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kế hoạch của ngành ngân hàng nói chung và của tỉnh Quảng Trị nói riêng.
Thu Hà
QTO - Năm 2024 được xác định là năm “tăng tốc, bứt phá và về đích” để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hải...
QTO - Nhờ chủ động vượt khó trong sản xuất, ở khu vực miền núi huyện Vĩnh Linh ngày càng nhiều hộ dân thử nghiệm thành công những cây trồng, vật nuôi mới,...
QTO - Với mục tiêu “Lấy người nộp thuế là trung tâm phục vụ”, năm 2024 ngành Thuế Quảng Trị tiếp tục tổ chức “Tháng đồng hành cùng người nộp thuế” nhằm hỗ...
QTO - Đối với xã biên giới Tân Thành, huyện Hướng Hóa, thế mạnh về kinh tế nông nghiệp không bằng thương mại dịch vụ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây...
Doanh nghiệp FDI ở Bắc Giang cần tuyển 106 nghìn lao động năm 2024.
QTO - Thời gian qua, nghề nuôi tôm trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, biến đổi khí hậu, môi trường không ổn định. Tuy nhiên,...
QTO - Đến cuối năm 2023, huyện Cam Lộ có 6/7 xã hoàn thành đạt chuẩn các tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới (NTM) nâng cao. Hiện nay, địa phương đang tập...
QTO - Huyện Cam Lộ có 20.099 ha rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp, trong đó đất có rừng 18.954 ha. Thời gian qua, UBND huyện Cam Lộ đã chỉ đạo các cơ quan...
QTO - Tuy có tên khoa học hẳn hoi nhưng ngư dân địa phương thường gọi hàu răng cưa là “hàu vua”, ý chỉ chất lượng hàng đầu, dùng để chế biến thành món ăn...
QTO - Hiện nay, thời tiết thay đổi thất thường, nắng, mưa xen kẽ, tiết trời âm u, có sương mù, mưa phùn, ẩm độ cao, nhiệt độ từ 22-260 C... là điều kiện...
QTO - Nhận thấy chăn nuôi bò 3B có nhiều ưu điểm, đặc biệt là dễ nuôi, ít dịch bệnh, hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn so với một số loại vật nuôi khác,...
QTO - Là địa phương có thế mạnh về biển nên thời gian qua, huyện Gio Linh luôn xác định phát triển kinh tế vùng biển là yếu tố quan trọng, quyết định đến...