Cập nhật:  GMT+7

76 công trình cấp nước tập trung ở nông thôn không hoạt động

Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn nông thôn tỉnh Quảng Trị có 203 công trình cấp nước tập trung; trong đó có 34 công trình hoạt động bền vững; 53 công trình hoạt động tương đối bền vững; 40 công trình hoạt động kém bền vững và 76 công trình không hoạt động. Hiện nay đã có 135 công trình được bàn giao cho UBND các xã quản lý, sử dụng và khai thác.

Đối với các công trình ngừng hoạt động, hoạt động kém hiệu quả, Sở Nông nghiệp và PTNT đang tiến hành rà soát, phân loại tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn tập trung để lập phương án giao, quản lý, khai thác tài sản theo Nghị định số 43/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ. Trong đó dự kiến đề xuất thanh lý các công trình ngừng hoạt động và các công trình hoạt động kém hiệu quả nhưng không thể sửa chữa, khắc phục được.

76 công trình cấp nước tập trung ở nông thôn không hoạt động

Học sinh xã Húc, huyện Hướng Hóa sử dụng nước sạch tại trường học - Ảnh: H.T

Một số khó khăn, vướng mắc trong công tác cấp nước sạch nông thôn tỉnh Quảng Trị hiện nay là tình trạng ô nhiễm, cạn kiệt, suy thoái nguồn nước ngày càng phức tạp, ảnh hưởng đến tính bền vững công trình và khó khăn trong đảm bảo chất lượng nước, nhất là công trình có quy mô nhỏ.

Mặt khác, nguồn lực để duy tu, bảo dưỡng thường xuyên đối với công trình cấp nước nông thôn chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến công trình nhanh hư hỏng, xuống cấp; hoạt động kém hiệu quả, thậm chí ngừng hoạt động sau một thời gian ngắn đưa vào sử dụng.

Đặc biệt, các công trình cấp nước tập trung nông thôn ở khu vực miền núi có chi phí đầu tư cao, nhưng tính bền vững không cao do thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai gây sạt lở, bồi lấp hư hỏng công trình.

Được biết, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, tính đến cuối năm 2023, tỉ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 96,71% (tăng 2,38% so với năm 2021); tỉ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đạt 64,69% (tăng 5,27% so với năm 2021).

Hà Trang

Tin liên quan:
  • 76 công trình cấp nước tập trung ở nông thôn không hoạt động
    Cần nâng cấp, sửa chữa, bổ sung các hệ thống cấp nước sạch ở Hướng Hóa

    Địa bàn huyện Hướng Hóa hiện có 52 công trình nước sạch nông thôn (tính theo bộ chỉ số điều tra nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn). Trong số đó có 29 công trình không hoạt động, 15 công trình hoạt động kém hiệu quả, kém bền vững. Do thiếu nguồn nước sạch, người dân ở huyện miền núi này buộc phải sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, thậm chí đối diện với tình trạng thiếu nước sinh hoạt nhiều tháng trong năm.

  • 76 công trình cấp nước tập trung ở nông thôn không hoạt động
    Tập trung đầu tư nâng cao chất lượng nước sinh hoạt vùng núi

    Thời gian qua, được sự quan tâm của các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương và các nhà tài trợ, tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, lĩnh vực nước sạch nông thôn của tỉnh đã có nhiều chuyển biến đáng kể. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng nước sinh hoạt nông thôn, đảm bảo nguồn nước sạch cho người dân sử dụng ổn định vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khu vực miền núi thuộc địa bàn 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông.


Hà Trang

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Sập cầu Phong Châu ở tỉnh Phú Thọ

Sập cầu Phong Châu ở tỉnh Phú Thọ
2024-09-09 13:00:00

(ĐCSVN) - Sáng 9/9, trao đổi với phóng viên, đại diện lãnh đạo UBND xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao (Phú Thọ) xác nhận, vừa xảy ra sự cố sập 2 mố cầu Phong Châu.

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long