Cập nhật:  GMT+7

70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Báo Nhân Dân ra mắt dự án ghép ảnh Cột cờ Hà Nội

NDO - Dự án “Mỗi người, một mảnh ghép” sẽ sử dụng hình ảnh do độc giả gửi để ghép thành một bức ảnh lớn về Cột cờ Hà Nội.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Báo Nhân Dân ra mắt dự án “Mỗi người, một mảnh ghép”. Dự án sẽ sử dụng hình ảnh do độc giả gửi để ghép thành một bức ảnh lớn về Cột cờ Hà Nội.

Dự án “Mỗi người, một mảnh ghép” là điểm nhấn trong toàn bộ hệ sinh thái thông tin tuyên truyền 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô của Báo Nhân Dân.

Đây là nỗ lực của Báo Nhân Dân trong lộ trình chuyển đổi số, gắn kết báo in truyền thống với nền tảng công nghệ nhằm tạo ra trải nghiệm mới mẻ, phục vụ và thu hút công chúng tốt hơn, đặc biệt là độc giả trẻ.

Để gửi ảnh về cho Báo Nhân Dân, độc giả làm theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang web: https://nhandan.vn/cot-co-ha-noi/

70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Báo Nhân Dân ra mắt dự án ghép ảnh Cột cờ Hà Nội

Bước 2: Tải ảnh, nhập các miền họ tên và địa phương.

Khuyến nghị, độc giả nên tải ảnh vuông (tỷ lệ 1:1) để có khung hình đẹp nhất, kích thước ảnh tối đa là 8MB.

Bước 3: Nhấn nút “Gửi”, nhận mã số và filter 70 năm Giải phóng Thủ đô.

Độc giả sẽ dùng mã số được cung cấp để tìm kiếm vị trí bức ảnh của mình trong bức hình lớn được công bố vào ngày 10/10. Lưu ý, mã số này chỉ được cấp 1 lần, khuyến nghị bạn đọc chụp màn hình hoặc lưu văn bản nếu cần thiết.

70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Báo Nhân Dân ra mắt dự án ghép ảnh Cột cờ Hà Nội

Bước 4: Chia sẻ filter 70 năm Giải phóng Thủ đô với hashtag #baonhandan #cotcohanoi

Báo Nhân Dân cũng sẽ ra mắt phụ san Cột cờ Hà Nội nhiều với nội dung thú vị kèm ấn phẩm báo in hằng ngày số ngày 10/10.

Trước đó vào ngày 7/5, Báo Nhân Dân đã ra mắt phụ san panorama và triển lãm tương tác Chiến dịch Điện Biên Phủ. Phụ san panorama gồm 8 trang thông tin đặc biệt: 4 trang tóm tắt diễn tiến 56 ngày đêm chiến dịch và 4 trang in toàn bộ bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.

Bạn đọc có thể cắt, ghép thành bức tranh panorama dài tới 3,21m và tương tác với tranh thông qua công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) hoặc quét mã QR.

Công nghệ này cho phép người dùng xem một bức tranh panorama động trong chiều không gian vật lý. Sự kiện này đã gây ra một “cơn sốt” trong giới trẻ, tái khẳng định vị trí, vai trò cũng như những đổi mới của báo in trong sự đón nhận của công chúng, đặc biệt là độc giải trẻ.

Thi Uyên


Thi Uyên

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Mong ngày “trở về”

Mong ngày “trở về”
2024-09-25 16:00:00

QTO - Háo hức, mong đợi là tâm lý chung của 31 phạm nhân ở Trại giam Nghĩa An thuộc Bộ Công an (đóng trên địa bàn xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ) có tên trong...

Giúp người khiếm thị viết nên cổ tích

Giúp người khiếm thị viết nên cổ tích
2024-09-24 05:15:00

QTO - Bằng ý chí, nghị lực phi thường, thời gian qua, nhiều người khiếm thị ở huyện Gio Linh đã viết nên câu chuyện cổ tích có thật cho chính cuộc đời...

Cựu chiến binh Đinh Văn Sĩ: Tròn cả 3 vai

Cựu chiến binh Đinh Văn Sĩ: Tròn cả 3 vai
2024-09-24 05:10:00

QTO - Đó là lời nhận xét mà người dân thôn An Trung Đồng, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị dành cho cựu chiến binh Đinh Văn Sĩ (sinh năm...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long