
{title}
{publish}
{head}
![]() |
Cô giáo Thu Hà với bài hát "Đông Hà thành phố tương lai" tham gia Hội diễn nghệ thuật quần chúng năm 1991 -Ảnh: T.L |
Sở dĩ có được danh xưng đầy tự hào ấy bởi thời đó, bài hát này là một bài hát "đinh" trong mỗi chương trình phát thanh hàng ngày của Đài truyền thanh Đông Hà, được một người dân Đông Hà hát lên bằng tất cả trái tim, khát vọng và niềm tự hào.
Đặc biệt hơn, một năm sau đó, cũng chính người con gái ấy đã vinh dự được thay mặt người dân Đông Hà thể hiện khát vọng cháy bỏng này lên Tổng Bí thư Lê Duẩn khi đồng chí về thăm Đông Hà: "...Từ xác xe tăng, sẽ là cốt thép/ Xi măng Đông Hà, gạch ngói ta xây/ Xây bao tầng cao mơ ước/ Đông Hà mà ta mến yêu/ Vì ngày mai mà tầng xây cao mãi/ Đông Hà, thành phố tương lai". Đúng 26 năm sau, chúng tôi đã có dịp nghe cô giáo Hoàng Thị Thu Hà, người đã hát bài Đông Hà thành phố tương lai cho Tổng Bí thư Lê Duẩn nghe năm 1983, nay là Hiệu trưởng trường THCS Phan Đình Phùng (thị xã Đông Hà) hát lại bài hát đó, không phải qua băng đĩa mà là người thật việc thật hẳn hoi.
26 năm, dẫu thời gian đã in dấu lên nét mặt và chất giọng của người nữ diễn viên quần chúng nổi danh một thuở nhưng những giai điệu của Đông Hà thành phố tương lai vẫn được cất lên với tất cả niềm say mê ngây ngất: "Anh trở về thăm quê em/ Nơi có dòng sông Hiếu trong xanh/ Quê hương em có đường qua muôn nẻo/ Trở về đây một ngã ba sông/ Một ngã ba đường Chín anh hùng/ Gặp lại em nhớ bao kỷ niệm/ Giải phóng quê hương em đi vào nhà máy/ Gặp lại em nhớ bao kỷ niệm/ Giải phóng quê hương ta xây lại Đông Hà..." .
Bài hát Đông Hà thành phố tương lai được nhạc sĩ Hoàng Sông Hương sáng tác năm 1982 trong một trại viết nhân kỷ niệm 10 năm giải phóng thị xã Đông Hà. 10 năm sau ngày giải phóng, Đông Hà vẫn đang là một mảnh đất nghèo nàn và đổ nát. Nhưng bằng sự nhạy cảm và những rung động tinh tế của người nghệ sĩ, từ trong đống đổ nát, ông đã nhìn thấy viễn cảnh huy hoàng về một thành phố xinh đẹp bên dòng sông Hiếu lung linh. Và bài hát Đông Hà thành phố tương lai đã được hoàn thành chỉ trong vài ngày.
Ngay sau khi hoàn thành, nhạc sĩ Hoàng Sông Hương đã "chọn mặt" cô giáo Hoàng Thị Thu Hà, khi đó đang là giáo viên trường cấp III Đông Hà để "gửi vàng". Lại một lần nữa con mắt thứ 3 của người nhạc sĩ này đã đúng khi rất nhiều năm sau đó, bài hát Đông Hà thành phố tương lai đã theo cô giáo Hà tham gia rất nhiều hội diễn nghệ thuật quần chúng từ cấp thị xã cho đến cấp tỉnh (Bình Trị Thiên) và chưa một lần bị xếp giải B. Đi hát nhiều, có chất giọng tốt và đã từng đạt được nhiều giải thưởng cao với nhiều bài hát khác nhau nhưng riêng với bài hát Đông Hà thành phố tương lai, cô giáo Hà lại có một nguồn cảm xúc đặc biệt. Vì thế, mỗi khi cô giáo Hà cất cao giọng hát, cả người nghe và người hát đều cảm nhận được ở trong lòng một sự rung động rất riêng, rất lạ. Nó không đơn thuần chỉ là hát và nghe một bài hát mà là họ đang tâm tình với nhau, thủ thỉ với nhau về một khát vọng lớn lao của đất và người thị xã.
Tôi say sưa lắng nghe cô giáo Hà hát Đông Hà thành phố tương lai mà tưởng như bài hát này viết ra chỉ để dành riêng cho cô hát và mấy chục năm trước không phải nhạc sĩ Hoàng Sông Hương mà chính mảnh đất Đông Hà đã chọn cô giáo Hà để nói lên khát vọng của chính mình.
Cô giáo Hà tâm sự: "Tôi đi hát nhiều và hát rất nhiều bài nhưng Đông Hà thành phố tương tai là bài hát mà tôi dành nhiều tâm huyết. Không phải vì nó luôn mang về cho tôi giải thưởng cao nhất ở các hội diễn, vì được nhạc sĩ chọn là người đầu tiên để hát bài hát này mà vì mỗi lần hát, trong tôi lại rạo rực một khát khao cháy bỏng về thành phố Đông Hà trong nay mai.
Đặc biệt, Đông Hà thành phố tương lai còn gắn bó với tôi bởi một kỷ niệm rất sâu sắc, đó là lần được thay mặt người dân thị xã hát cho bác Duẩn nghe ước vọng về một thành phố Đông Hà trong tương lai. Sau này tôi mới được nghe kể rằng, trong buổi nói chuyện với lãnh đạo thị xã hôm đó, bác Duẩn cũng đã căn dặn mọi người phải đoàn kết, phải hết sức chú ý lao động, tình thương và lẽ phải để xây dựng Đông Hà đi nhanh lên".
![]() |
Cô giáo Hoàng Thị Thu Hà trên cương vị Hiệu trưởng Trường THCS Phan Đình Phùng |
"Tôi hát hò từ nhỏ nhưng lúc đó tôi run dữ lắm. Có lẽ vì không được báo trước là sẽ hát cho bác Duẩn nghe nên không có sự chuẩn bị về tinh thần. Vừa run, vừa hồi hộp, vừa lo lắng, vừa tự hào, vừa thấy trách nhiệm của mình thật nặng nề. Nhưng chỉ vài giây sau đó tôi kịp trấn tĩnh trở lại và hát. Không đàn, không trống, không nhạc đệm, chỉ một mình tôi đứng hát say sưa, như thể đang hát ở nhà, hát cho người thân mình nghe chứ không phải là hát trước một vị lãnh tụ của Đảng. Tôi hát xong, bác Duẩn đứng lên bắt tay và khen: Cháu hát hay lắm. Lúc đó tôi hạnh phúc đến chảy nước mắt". 26 năm trôi qua, thời gian và sức khỏe không cho phép cô giáo Hà "mang" Đông Hà thành phố tương lai lên sân khấu các hội diễn nghệ thuật quần chúng như ngày trước, nhưng rất nhiều người dân Đông Hà vẫn nhớ mãi hình ảnh cô giáo Hà với "Đông Hà ca" lung linh một thuở.
Thi thoảng những lúc rỗi rãi, trong mái ấm của mình, cậu con trai lại ngồi ôm đàn ghi ta gảy, bố Vinh ngồi vỗ tay cổ vũ, còn mẹ Hà lên giọng và hát: "Anh trở về thăm quê em/ Nơi có dòng sông Hiếu trong xanh...". Vẫn trong trẻo và rạo rực như thuở nào.
26 năm trước, trên mảnh đất Đông Hà còn nghèo nàn, hoang tàn và đổ nát, người con gái ấy đã thay mặt người dân thị xã Đông Hà hát lên niềm khát khao cháy bỏng về một thành phố Đông Hà khang trang, bề thế trong tương lai với tất cả niềm lạc quan, tin tưởng.
Và hôm nay, trong suy nghĩ, trong giấc mơ của mỗi người dân, thành phố Đông Hà đang trở nên hiện hữu, gần lắm, tưởng chừng như có thể ngửi, nghe và sờ thấy được. "Đông Hà của ta tươi xinh/ Như ánh đèn sông Hiếu lung linh/ Đi bên em trong tình thương quê mẹ/ Một ngày vui rộn tiếng em ca...". Thành phố Đông Hà, rồi sẽ không còn là khát vọng nữa, sẽ không lâu nữa... Bài và ảnh: Thúy An
Tôi là một đứa con của Đông Hà sinh ra trong chiến tranh, lớn lên cùng sắn khoai và gian lao, vất vả. Trưởng thành một chút, tôi đã cùng hòa giọng mình vào bản ...
Bài hát “Kỷ niệm về cha” ( Nhạc Ngọc Khuê, thơ Minh Tứ) được các tác giả gửi mời ca sĩ Mai Chi thu thanh những ngày cuối năm vừa qua. Thú thực nghe Mai Chi hát ...
Ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nhưng một nhóm học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (TP. Đông Hà) đã ấp ủ và bước đầu thực hiện dự án Green Era (Kỷ ...
Minh Loan là ca sĩ trẻ xuất sắc của Đoàn nghệ thuật truyền thống Quảng Trị. Ở những chương trình biểu diễn phục vụ lễ hội hoặc những chương trình phục vụ công ...
Dịp tháng 12/2023, tôi và Đại tá, nhạc sĩ Ngọc Khuê, tác giả của bài hát “Mùa xuân làng lúa làng hoa” nổi tiếng, người thì từ Hà Nội vào (nhạc sĩ Ngọc Khuê), ...
Ca khúc “Vì bình yên thành phố” do nhạc sĩ Võ Thế Hùng phổ nhạc trên nền bài thơ được sáng tác bởi Thượng tá Lê Thị Khánh Hà, Phó Trưởng phòng Xây dựng phong ...
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, từ thuở nằm nôi đã được nuôi dưỡng tâm hồn bằng những làn điệu dân ca mượt mà sâu lắng nên vừa lên 3 ...
Năm 2024 được coi là một năm “bùng nổ” của ca sĩ Tùng Dương với những sản phẩm âm nhạc ghi dấu trong lòng công chúng. Đặc biệt, vào hai tháng cuối năm, anh đã ...
QTO - Để tìm câu trả lời cho cà phê sạch, Bích Chi quyết định tự trồng cà phê. Và như một cơ duyên, cô gái Hà Nội đang là tiếp viên hàng không của Vietnam...
QTO - Quảng Trị có rất nhiều thác nước đẹp kết hợp với rừng, hồ, suối rộng, nước trong veo để phát triển du lịch, trong đó nổi bật nhất phải kể đến thác...
Một đoàn khách làm lễ tưởng niệm tại Nghĩa trang liệt sĩ Trường SơnNơi đó, mồ hôi và tấm lòng của những người làm công tác quản trang đã hòa quyện với 10.263 ngôi mộ, nơi đó...
Từ thị trấn Diên Sanh theo con đường nhựa dẫn về bãi tắm Mỹ Thủy bây giờ đã rợp một màu xanh ngút mắt, những hàng cây tràm trồng trên cát trắng kiêu hãnh vươn vút lên bầu trời...
Mùa Xuân đang về trên mọi nẻo đường quê, đất trời, lòng người cũng đang tràn ngập sắc xuân. Gửi lại tất cả mùa Xuân ở quê hương, cán bộ, chiến sĩ Đội quy tập 584, Bộ CHQS tỉnh...
Một mùa xuân nữa lại về, xuân bình yên mang theo hương nắng ấm áp về với muôn người, muôn nhà và vạn vật. Con thuyền nhỏ cưỡi lên từng con sóng ngược dòng sông dẫn chúng tôi...
Đấy chính là quê nhà thương khó của đời tôi. Của hương hỏa riêng mang mà lắm khi quay quắt nhớ, không chỉ lúc lang thang xứ lạ quê người mà ngay cả khi ngồi trên bờ cỏ bên...
“Phải cố gắng mà lưu giữ truyền thống văn hoá bản làng chứ. Không mai này, người già các bản lần lượt về với Giàng hết thì không khéo người Pa Cô không còn là người Pa Cô...