Cập nhật:  GMT+7

Xây dựng mô hình thí điểm xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng công nghệ sinh học

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định phê duyệt đề cương và dự toán nhiệm vụ Xây dựng mô hình thí điểm xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng công nghệ sinh học, với tổng kinh phí đầu tư 270 triệu đồng từ nguồn sự nghiệp môi trường năm 2024.

Xây dựng mô hình thí điểm xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng công nghệ sinh học

Hình ảnh minh họa - Ảnh: ST

Mô hình nhằm đánh giá chất lượng nước thải tại các hệ thống xử lý, hoàn thiện mô hình thí điểm hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi lợn quy mô dưới 50 m3/ngày đêm (3.000 lợn thương phẩm), từ đó nhân rộng mô hình trên toàn tỉnh.

Hỗ trợ các tổ chức, hộ gia đình chăn nuôi lựa chọn được công nghệ xử lý nước thải phù hợp, bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi lợn. Phạm vi thực hiện đánh giá thí điểm mô hình xử lý nước thải tại 2 trang trại chăn nuôi lợn trên địa huyện Cam Lộ gồm: hộ gia đình ông Hồ Văn Trung, xã Cam Nghĩa và hộ gia đình ông Trần Văn Sỹ tại xã Cam Chính.

Mô hình được thiết kế trên cơ sở các căn cứ pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, tài liệu khoa học, tham khảo kinh nghiệm thực tế từ các hệ thống xử lý nước thải về chăn nuôi lợn, đề xuất thiết kế mô hình xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học, phù hợp với quy mô trang trại chăn nuôi có lượng nước thải dưới 50 m3/ngày đêm. Ngoài đánh giá hiệu quả xử lý theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT tại 2 cơ sở nói trên còn khảo sát tại 16 trang trại khác trên địa bàn và có sự so sánh lựa chọn công nghệ tối ưu.

Minh Long

Tin liên quan:
  • Xây dựng mô hình thí điểm xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng công nghệ sinh học
    Hiệu quả từ mô hình nuôi gà bằng công nghệ sinh học

    Nhận thấy lợi thế vùng gò đồi ở quê rộng lớn có khả năng phát triển chăn nuôi tập trung, ông Trịnh Đình Lộc (50 tuổi), ở thôn Hà Xá, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong đã đầu tư mô hình nuôi gà bằng công nghệ sinh học, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Lộc còn tích cực chia sẻ, truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức chăn nuôi gà, truyền cảm hứng khởi nghiệp cho nhiều người khác.

  • Xây dựng mô hình thí điểm xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng công nghệ sinh học
    Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi đa con

    Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi cách thức sản xuất mới, gia đình ông Trần Văn Tứ ở Thôn 4, xã Gio Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đã xây dựng được mô hình chăn nuôi đa con mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đa dạng hóa sản phẩm nông sản ở địa phương.

  • Xây dựng mô hình thí điểm xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng công nghệ sinh học
    Hiệu quả mô hình chăn nuôi bò thịt thâm canh

    Chương trình cải tạo đàn bò được Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện từ năm 1995 và triển khai liên tục từ đó đến nay. Trong những năm qua, kết quả thực hiện chương trình đã giúp các địa phương phát triển tốt đàn bò về năng suất, chất lượng và số lượng, đưa chăn nuôi bò trở thành chủ lực trong ngành chăn nuôi của tỉnh.


Minh Long

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long