Cập nhật: Thứ 2, 17/04/2023 | 16:02 GMT+7

Báo Đắk Lắk với công tác đấu tranh chống âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo để phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn tỉnh

QTO - Trước hết nhìn nhận tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhận diện và đấu tranh chống âm mưu lợi dụng tôn giáo để phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc tại tỉnh Đắk Lắk được các cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, cách thức tiến hành vừa kiên quyết, vừa mềm dẻo và có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; qua đó, kịp thời đập tan mọi âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.

1. Về tình hình tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Đắk Lắk là một tỉnh miền núi, toàn tỉnh có 15 đơn vị hành chính cấp huyện; 184 xã, phường, thị trấn, với 2.482 thôn, buôn, tổ dân phố; dân số khoảng trên 1,9 triệu người, với 49 dân tộc cùng sinh sống, dân tộc thiểu số chiếm 35,7% dân số. Tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh của khu vực Tây Nguyên và cả nước.

Báo Đắk Lắk với công tác đấu tranh chống âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo để phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn tỉnh Đại diện chính quyền hai tỉnh Đắk Lắk và Jeollabuk (Hàn Quốc) ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2023 -2027 -Ảnh: HỒNG THÚY

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác tín ngưỡng, tôn giáo, ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. Đồng bào các tôn giáo yên tâm, phấn khởi trước những thành tựu đạt được trong công cuộc đổi mới đất nước, của tỉnh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Về tôn giáo, toàn tỉnh có 609.592 tín đồ, chiếm khoảng 32% dân số (tín đồ là người dân tộc thiểu số có trên 247.000 người); có 829 cơ sở và điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo (352 cơ sở chính thức; 478 điểm nhóm sinh hoạt tập trung); có 1.328 chức sắc, nam, nữ tu sĩ đang sinh hoạt tại các cơ sở tôn giáo.

Đa số chức sắc, chức việc và tín đồ chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, các hoạt động y tế, giáo dục, từ thiện nhân đạo, góp phần vào sự nghiệp chung của tỉnh theo phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”; các nhu cầu chính đáng, hợp pháp trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân, tổ chức được các cấp ủy, chính quyền xem xét giải quyết kịp thời đáp ứng cơ bản nguyện vọng của chức sắc, tín đồ.

Tuy nhiên, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo để kích động và tiến hành các hoạt động chống chính quyền, chống chế độ xã hội chủ nghĩa dưới chiêu bài “đấu tranh cho tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền”; chúng đối lập tôn giáo với chế độ xã hội chủ nghĩa, tách các tôn giáo khỏi khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tuyên truyền, xuyên tạc, lôi kéo, kích động người dân tộc thiểu số tham gia biểu tình bạo loạn, gây rối, vượt biên trái pháp luật; tích cực tranh thủ, vận động một số quốc gia, tổ chức quốc tế nhằm kêu gọi sự ủng hộ, can thiệp chống phá; thông qua “Tin lành Đêgar”, “Tin lành Đấng Christ” để lôi kéo kích động tư tưởng ly khai, tự trị.

Trên địa bàn tỉnh số đối tượng phản động cốt cán tổ chức móc nối, câu kết, tập hợp lực lượng hình thành khung FULRO các cấp, lôi kéo phát triển lực lượng ở các địa bàn; kích động đồng bào dân tộc thiểu số biểu tình, bạo loạn, gây rối, vượt biên trái phép ra nước ngoài, chỉ đạo móc nối tổ chức sinh hoạt tôn giáo trái pháp luật; dàn dựng tình hình sai lệch từ đó vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp dân tộc, tôn giáo, nhằm thực hiện âm mưu công khai hóa, quốc tế hóa các tổ chức phản động “Nhà nước Đêgar”, “Tin lành Đêgar”.

Các thế lực thù địch lợi dụng hoạt động của tôn giáo để tập hợp lực lượng, tiến hành hoạt động chống phá. Vấn đề phức tạp đáng chú ý về tôn giáo trên địa bàn tỉnh là hoạt động một số hệ phái của đạo Tin lành trong vùng dân tộc thiểu số. Các phần tử phản động FULRO đã triệt để lợi dụng để tuyên truyền, tác động, lôi kéo một số chức sắc tham gia hoạt động “Tin lành Đêgar”, “Tin lành Đấng Christ” từ đó phát triển lực lượng cơ sở ngầm FULRO ở các địa bàn. Ngoài ra, hoạt động của một số tà đạo, đạo lạ (như “Amí Sar”, “Hà Mòn”, “Đức ngọc Phật Hồ Chí Minh”, “Thanh Hải vô thượng sư”...) cũng đã tác động, ảnh hưởng xấu đến tư tưởng của một bộ phận quần chúng tín đồ và gây mất ổn định tình hình an ninh, trật tự ở cơ sở.

2. Nhận diện và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề tôn giáo ở Đắk Lắk nói riêng và ở Tây Nguyên nói chung

Nhận diện các thủ đoạn của các thế lực thù địch:

Một là, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng không gian mạng và các phương tiện thông tin truyền thông để phát tán các thông tin xấu độc, quan điểm sai trái, thù địch liên quan đến tôn giáo, dân tộc. Đây được coi là vùng “lãnh thổ đặc biệt” đang bị các thế lực thù địch lợi dụng triệt để nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Các thế lực thù địch, phản động tập trung lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội; khai thác thông tin trên báo chí về những vụ việc tiêu cực xảy ra trong đời sống xã hội để hư cấu, xuyên tạc, thổi phồng; lấy hiện tượng quy kết thành bản chất, đăng tải thông tin thật-giả lẫn lộn, đưa ra cái gọi là “tài liệu chứng minh” để tuyên truyền, xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng, sự điều hành, quản lý của Nhà nước; dàn dựng quay phim sai lệch để vu cáo đàn áp dân tộc, tôn giáo và chống phá trên không gian mạng; lợi dụng mạng xã hội để tổ chức các hội, nhóm, triển khai các hoạt động đào tạo, tập huấn, phát tán thông tin sai lệch kích động, gây rối, bạo loạn, gây mất đoàn kết các dân tộc nhằm chống phá Đảng, Nhà nước.

Báo Đắk Lắk với công tác đấu tranh chống âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo để phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn tỉnh Đối tác nước ngoài của Công ty Simexco Daklak đến tham quan vùng nguyên liệu ở huyện Krông Năng -Ảnh: T.L

Bên cạnh đó, chúng thường xuyên sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc, chỉ đạo trực tiếp, tuyên truyền tác động. Các đài phát thanh của các tổ chức phản động từ nước ngoài liên tục phát sóng các chương trình tiếng Việt, tiếng dân tộc lôi kéo, kích động đồng bào, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Các thế lực thù địch đưa ra các nghị quyết xuyên tạc “Vấn đề người Thượng”, làm cho nhiều nước hiểu sai tình hình Tây Nguyên.

Hai là, lợi dụng vấn đề tín ngưỡng tôn giáo:

-Lợi dụng đức tin của tín đồ. Các đối tượng thường dùng giáo lý, giáo luật để mê hoặc; sử dụng giáo quyền, thần quyền để ép buộc, khống chế; dùng vật chất để mua chuộc, lôi kéo; thông qua các tổ chức giáo hội để kích động quần chúng tín đồ tham gia vào những hoạt động chống đối với chiêu bài “bảo vệ đạo pháp”, từng bước biến họ thành lực lượng chính trị đối trọng với Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương… Đồng thời, các đối tượng thường lợi dụng diễn đàn rao giảng kinh sách để tuyên truyền xuyên tạc, kích động tín đồ chống đối; lợi dụng các ngày lễ để tập hợp lực lượng tiến hành gây rối, gây bạo loạn; lợi dụng việc đào tạo để đưa những phần tử chống đối vào trong hàng ngũ chức sắc các tôn giáo để dễ hoạt động.

-Lợi dụng quan hệ của các tôn giáo Việt Nam với các cá nhân, tôn giáo ở nước ngoài. Mục đích của chúng là để móc nối, câu kết, tìm kiếm sự viện trợ về vật chất, ủng hộ về tinh thần và hậu thuẫn về chính trị cho các hoạt động chống đối của chúng từ các thế lực chống đối ở nước ngoài.

Chúng tìm mọi cách tách tôn giáo ra khỏi sự quản lý của Nhà nước ta bằng việc tìm cách ủng hộ và thông qua các đạo luật mang tính pháp lý nhằm lợi dụng vấn đề tôn giáo để hoạt động can thiệp, chống phá; tạo dựng sự ủng hộ, giúp đỡ lực lượng phản động trong tôn giáo người Việt ở nước ngoài nằm trong các tổ chức hoạt động chống Việt Nam; đồng thời hỗ trợ, hậu thuẫn và chỉ đạo các đối tượng cực đoan, phản động trong tôn giáo ở trong nước tổ chức các hoạt động chống phá. Sử dụng các công cụ, phương tiện tiến hành hoạt động phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam rất đa dạng; lập nhiều hội nhóm cả ở trong và ngoài nước, như: Việt Tân, Cao trào Nhân bản, BP SOS, Đảng Dân chủ Việt Nam, Hội Anh em dân chủ, Hội Cựu tù nhân lương tâm, No-U, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, Hội Phụ nữ nhân quyền… với mục đích chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Hoạt động chủ yếu được thực hiện trên không gian mạng, lợi dụng các diễn đàn trên internet, website, blog, mạng xã hội… để đăng tải các bài viết, hình ảnh, chế phim xuyên tạc với cường độ cao, tính chất “đánh lận con đen” nhằm gây chia rẽ nội bộ, sự đồng thuận xã hội và tình cảm giữa các dân tộc. Một số diễn đàn, như: Boxit, Viettan, RFI, RFA, VOA,… thường đăng tải các bài viết xuyên tạc, vu cáo, chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam.

Lợi dụng triệt để các phương tiện phát thanh, phát tán tài liệu phản động, các ấn phẩm đồi trụy, khai thác tối đa ưu thế của tuyên truyền miệng, rỉ tai, “nửa kín nửa hở” để tung tin thất thiệt, sai lệch về đường lối, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Từ luận điệu này, các thế lực thù địch tiếp tục khoét sâu tâm lý ly khai, phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết vùng miền, đoàn kết giữa đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo.

-Lợi dụng sự tranh chấp, khiếu kiện về đất đai có liên quan đến tôn giáo và những sơ hở, vô ý thiếu sót trong giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo của một số địa phương: Các đối tượng chống đối núp dưới danh nghĩa đòi đất vì lợi ích của giáo hội để tiến hành những âm mưu, hoạt động chống đối Nhà nước. Từ đó kích động tín đồ nổi dậy chống đối chế độ, gây mất ổn định chính trị, chia rẽ Nhân dân với Đảng và Nhà nước.

Đồng thời, các đối tượng thường lợi dụng để xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam, kích động tín đồ đập phá tài sản, chống người thi hành công vụ, phá rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, cản trở giao thông tại các địa phương. Đặc biệt, các đối tượng chống đối đã khai thác những sơ hở, thiếu sót rất nhỏ của cán bộ địa phương để kích động tín đồ.

Ba là, chúng triệt để lợi dụng và xoáy sâu vào vấn đề tôn giáo; tăng cường tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, vu cáo chính quyền đàn áp, phân biệt đối xử với người dân tộc thiểu số và những người theo tôn giáo, đàn áp tôn giáo và tịch thu nhà thờ, coi thường phong tục, tập quán của đồng bào. Đặc biệt nguy hiểm, chúng truyền bá tư tưởng kỳ thị, chia rẽ dân tộc, kích động tư tưởng ly khai với ý đồ thành lập một “Nhà nước Đêgar độc lập” ở Tây Nguyên.

Bốn là, chúng lợi dụng các tổ chức phản động, đặc biệt là số FULRO cũ ở bên trong, số cầm đầu cốt cán trong “Tin lành Đêgar”, “Tin lành Đấng Christ” để làm nòng cốt, từ đó tuyên truyền, tác động, lôi kéo một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số, chú trọng vào số tín đồ đồng bào dân tộc theo đạo Tin lành. Đáng chú ý, chúng chỉ đạo phải tập trung tác động, hỗ trợ kinh phí, vật chất lôi kéo cho được một số trí thức, cán bộ cơ sở và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, tán phát tài liệu từ bên ngoài đưa vào.

3. Báo Đắk Lắk với công tác đấu tranh chống âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo để phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Từ tháng 1/2017 đến tháng 2/2023, Ban Biên tập, Chi bộ Báo Đắk Lắk đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng nhiều kế hoạch tuyên truyền trên các ấn phẩm của báo Đắk Lắk (báo in, nguyệt san, báo Đắk Lắk điện tử),với gần 700 tin, bài, tập trung vào một số nội dung cụ thể như sau:

Một là, kịp thời tuyên truyền những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, đặc biệt là từ khi Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016, Nghị định 162/2017/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản hướng dẫn của tỉnh Đắk Lắk và Nghị quyết số 120/2020/QH14, ngày 19/6/2020 của Quốc hội và Quyết định số 1719/QĐ-TTg, ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Báo Đắk Lắk với công tác đấu tranh chống âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo để phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn tỉnh Độc đáo đàn gông của đồng bào Êđê -Ảnh: T.L

Hai là, tuyên truyền những gương điển hình tiên tiến trong các tôn giáo sống tốt đời, đẹp đạo trên tất cả các mặt như gương đồng bào tôn giáo có nhiều đóng góp bảo vệ an ninh trật tự, gương làm kinh tế giỏi; dân số kế hoạch hóa gia đình; bảo vệ môi trường sinh thái; gia đình, dòng họ hiếu học; tấm gương bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa của các tôn giáo… đặc biệt là công tác từ thiện, an sinh xã hội của các tôn giáo trong phòng, chống COVID-19 vừa qua.

Ba là, các tuyến bài về nhận diện và đấu tranh phản bác các đối tượng lợi dụng vấn đề tôn giáo để tập hợp lực lượng, kích động, chống phá khối đại đoàn kết dân tộc. Bên cạnh hoạt động đấu tranh của các cơ quan khối tư pháp, Báo Đắk Lắk đã bám sát sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, phối hợp chặt chẽ với công an, quân đội, biên phòng, tòa án, viện kiểm sát; đồng thời theo dõi chặt chẽ tình hình không gian mạng để kịp thời có các tuyến bài đấu tranh trực diện với các đối tượng nhằm khu biệt, phân hóa nội bộ, phơi bày bộ mặt thật của các đối tượng cầm đầu; cảnh tỉnh, cảnh báo, vận động, thuyết phục những đối tượng nhẹ dạ, cả tin, a dua theo chúng.

Chính nhờ chủ động triển khai đồng bộ, chặt chẽ, linh hoạt các giải pháp, Báo Đắk Lắk cùng với các cơ quan báo chí khác ở địa phương và trung ương đã cùng kịp thời đấu tranh, phản bác, vô hiệu hóa âm mưu móc nối, lôi kéo, phát triển lực lượng, hình thành tổ chức phản động; tổ chức chính trị đối lập ngay từ ban đầu trên địa bàn tỉnh, không để địch lôi kéo kích động tham gia vào các hoạt động chống phá, vi phạm pháp luật.

4. Một số giải pháp trong thời gian tới

Một là, Báo Đắk Lắk tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền về kết quả của sự nghiệp đổi mới, hiệu quả của những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước; kết quả thực hiện chính sách tôn giáo, giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật, giúp đồng bào hiểu rõ tính chất đúng đắn trong mỗi chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước trên địa bàn. Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của các đơn vị, tổ chức trên địa bàn kiên quyết đấu tranh xóa bỏ tư tưởng ly khai, tự trị; xóa bỏ cơ sở của bọn phản động FULRO; đập tan âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch.

Hai là, tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng của tỉnh, các cơ quan báo chí địa phương và trung ương đấu tranh phản bác có hiệu quả với các âm mưu, thủ đoạn phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc.

Ba là, tiếp tục cử phóng viên phụ trách viết bài mảng này được đi đào tạo, tập huấn kiến thức chuyên sâu lĩnh vực dân tộc, tôn giáo; các kiến thức về nền tảng tư tưởng và công tác đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; có chính sách quan tâm, hỗ trợ chấm nhuận bút, thù lao ở mức khung cao nhất theo chế độ hiện hành để động viên phóng viên yên tâm công tác.

Bốn là, thường xuyên định hướng, giáo dục tư tưởng chính trị, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên Báo Đắk Lắk nâng cao ý thức, trách nhiệm với từng sản phẩm tin, bài, phóng sự, chuyên trang, chuyên mục, tránh để xảy ra sai sót, nhất là các tin, bài phản ánh tiêu cực, nhằm tránh bị các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, bịa đặt chống phá. Quản lý tốt việc bình luận (comment) trên báo Đắk Lắk điện tử và các nền tảng mạng xã hội của Báo Đắk Lắk, không để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ; nghiêm cấm phóng viên đăng tải, chia sẻ thông tin xấu độc, quan điểm sai trái, thù địch trên internet, mạng xã hội.

5. Kiến nghị

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là một lĩnh vực khó, đòi hỏi kiến thức chuyên sâu, bản lĩnh nghề nghiệp của mỗi phóng viên. Để làm tốt công tác này, Báo Đắk Lắk có một số kiến nghị như sau:

Một là, đề nghị Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với các cơ quan có liên quan thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về lĩnh vực này, trọng tâm là tập huấn kiến thức chuyên ngành, liên ngành cho lãnh đạo và phóng viên các cơ quan báo chí phụ trách lĩnh vực này.

Hai là, đề nghị Hội Nhà báo Việt Nam kiến nghị Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ quan chức năng sớm nghiên cứu, xây dựng giáo trình và đưa nội dung đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trở thành một môn học trong các trường đào tạo chuyên ngành báo chí.

BBT BÁO ĐẮK LẮK


BBT BÁO ĐẮK LẮK

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Bóng ma FULRO ám ảnh dân lành
22:55 26/06/2023

Không nghi ngờ gì nữa, vụ khủng bố đẫm máu vào trụ sở Công an 2 xã ở huyện Cư Kuin (tỉnh Đắk Lắk) và giết người vô cớ mà nhóm đối tượng thực hiện rạng sáng ...

Thời tiết

28°C - 34°C
Có mây, có mưa rào và dông
  • 27°C - 37°C
    Ít mây, trời nắng nóng gay gắt
  • 27°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long