Cập nhật: Thứ 6, 09/12/2016 | 08:00 GMT+7

Xác lập quyền sở hữu trí tuệ các sản phẩm đặc sản mang yếu tố địa danh

(QT) - Những năm gần đây, nhiều làng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có ý thức về xây dựng nhãn hiệu tập thể (NHTT) để khẳng định giá trị và thương hiệu sản phẩm trên thị trường. Nhằm khuyến khích và hỗ trợ các làng nghề đăng ký NHTT, Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện chính sách hỗ trợ đăng ký NHTT. Dự án Xác lập quyền sở hữu trí tuệ các sản phẩm đặc sản mang yếu tố địa danh ở các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Trị được Sở Khoa học và Công nghệ triển khai từ năm 2016- 2018 sẽ giúp các sản phẩm đặc sản nâng cao uy tín và xây dựng bền vững thương hiệu trên thị trường. Thời gian qua, Quảng Trị đã xác lập được 4 NHTT, 1 chỉ dẫn địa lý và một số nông sản khác đang trong quá trình xây dựng dự án. Việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu cho các sản phẩm đặc sản không chỉ đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế cho người dân địa phương mà còn bảo vệ danh tiếng của sản phẩm, tránh bị lạm dụng hoặc giả mạo, giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn đúng sản phẩm. Từ đó khuyến khích sản xuất phát triển, doanh thu tăng, giải quyết việc làm, duy trì giá trị truyền thống của các làng nghề, đời sống người dân được ổn định, phát triển du lịch địa phương .

Cà phê Khe Sanh đã được cấp bằng nhãn hiệu tập thể

Trên cơ sở danh sách đăng ký ở các huyện, thị xã, thành phố kết hợp với việc phân tích đánh giá xu hướng, tầm ảnh hưởng của nhu cầu thị trường, yếu tố đặc trưng về chất lượng, công tác quản lý nâng cao giá trị và phát triển của sản phẩm, nhóm nghiên cứu dự án đã đề xuất danh mục sản phẩm, đối tượng xác lập nhãn hiệu và chủ thể quản lý ở các địa phương cần được xây dựng là: Các NHTT chuối Hướng Hóa; rượu truyền thống men lá Ba Nang, Đakrông; khoai môn Vĩnh Linh; đậu đen xanh lòng Triệu Vân, Triệu Phong; các nhãn hiệu chứng nhận (NHCN) như: Cao dược liệu Định Sơn, Cam Lộ; nước mắm Cửa Việt, Gio Linh; nước mắm Cồn Cỏ; nước mắm Mỹ Thủy, Hải Lăng; rau an toàn Đông Hà . Mục tiêu của dự án nhằm nâng cao nhận thức cho các cá nhân, tổ chức về sở hữu trí tuệ, tạo dựng quản lý và phát triển thương hiệu về NHCN, NHTT nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh đối với sản phẩm, hàng hóa đặc sản của tỉnh. Tập trung xác lập, khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển quyền sở hữu trí tuệ đối với NHTT, NHCN; hình thành các thương hiệu sản phẩm, hàng hóa đặc sản của tỉnh có khả năng cạnh tranh cao, bảo đảm chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị trường trong và ngoài nước, góp phần phát triển KT-XH của tỉnh. Đến năm 2020, về cơ bản hầu hết các sản phẩm, hàng hóa đặc sản của tỉnh được xây dựng và phát triển NHTT, NHCN. Dự án xây dựng và hoàn thiện 9 bộ thủ tục hồ sơ về các sản phẩm đặc sản mang yếu tố địa danh ở các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; xác định các chỉ tiêu đặc trưng về chất lượng, xây dựng và công bố Bộ Tiêu chuẩn cơ sở của sản phẩm; tiến hành đăng ký, xác lập quyền về NHTT, NHCN của 9 sản phẩm đặc sản gắn liền với địa danh ở các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Tăng cường hướng dẫn quản lý, sử dụng nhãn hiệu; hỗ trợ về chiến lược xây dựng, quảng bá và giới thiệu sản phẩm đặc sản ở địa phương nhằm phát triển thương hiệu sau khi được chứng nhận. Dự án tập trung triển khai các nội dung như: Khảo sát thu thập tất cả các thông tin làm cơ sở cho việc xây dựng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, xác định tổ chức quản lý sản phẩm đặc sản địa phương; xác định các tiêu chí cụ thể của các sản phẩm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; vùng địa danh mang nhãn hiệu; xây dựng quy chế sử dụng nhãn hiệu; tiến hành các thủ tục hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng về sản phẩm; lập thủ tục hồ sơ đăng ký xác lập nhãn hiệu và theo dõi quá trình; hỗ trợ về chiến lược xây dựng, quảng bá và giới thiệu sản phẩm đặc sản ở địa phương nhằm phát triển thương hiệu sau khi được chứng nhận. Dự án sẽ xây dựng 9 tổ chức quản lý sản phẩm đặc sản của mỗi địa phương, mẫu nhãn hiệu (NHTT hoặc NHCN) cho các sản phẩm đặc sản của mỗi địa phương; hồ sơ kết quả các chỉ tiêu liên quan về yếu tố chất lượng sản phẩm; hệ thống các quy chế, quy trình quản lý việc sử dụng nhãn hiệu; hồ sơ đăng ký nhãn hiệu; tờ khai, tài liệu kèm theo tờ khai dùng để nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Sau quá trình vận hành hồ sơ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiếp hành cấp văn bằng bảo hộ (khoảng từ tháng 2 đến tháng 8/2018). Tham gia dự án, người sản xuất sẽ được hướng dẫn và giám sát thực hiện các quy trình sản xuất sản phẩm đảm bảo chất lượng; được sử dụng logo sản phẩm do dự án xây dựng nên đáp ứng yêu cầu về chất lượng và đảm bảo uy tín; các sản phẩm mang nhãn hiệu sẽ được cập nhật các thông tin cần thiết về thị trường, được tham gia các hội chợ, triển lãm giới thiệu quảng bá sản phẩm... Trên phương diện đảm bảo uy tín, chất lượng sản phẩm, người sản xuất các sản phẩm mang nhãn hiệu cũng sẽ được pháp luật bảo vệ khi thương hiệu bị vi phạm. Ngoài ra, các đối tượng tham gia hưởng lợi gián tiếp là người tiêu dùng trong và ngoài nước sẽ được mua các sản phẩm mang nhãn hiệu có nguồn gốc xuất xứ, có chất lượng, được đảm bảo bằng các tiêu chí về chất lượng đặc thù của địa phương. Ngoài các tác động hữu hiệu trực tiếp hoặc gián tiếp tới KT- XH trong việc hỗ trợ đối với địa phương, kết quả của dự án còn góp phần quan trọng tới kinh tế và xã hội dự kiến dưới các góc độ như: Tình hình sản xuất các sản phẩm mang nhãn hiệu được thống kê, nắm bắt phục vụ công tác quản lý và quy hoạch; nhãn hiệu các sản phẩm gắn liền với tên địa danh được đăng ký xác lập quyền; hệ thống quản lý các sản phẩm mang nhãn hiệu được thiết lập và vận hành. Sau khi xác lập nhãn hiệu, để củng cố, phát triển về quy mô và uy tín của tổ chức quản lý và kinh doanh sản phẩm, các tổ chức quản lý cần triển khai các cơ chế chính sách bảo vệ các thương hiệu của mình. Công tác triển khai tiến hành đầu tiên là tìm cách ngăn chặn tất cả các xâm phạm từ bên ngoài (như hàng giả, hàng nhái) và sự sa sút từ bên trong thương hiệu (giảm uy tín do chất lượng hàng hóa suy giảm; không duy trì được mối quan hệ tốt với khách hàng làm giảm lòng tin của khách hàng với hàng hóa và doanh nghiệp). Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và quảng bá thương hiệu, tạo rào cản chống xâm phạm thương hiệu và tiến hành rà soát thị trường để phát hiện hàng nhái, hàng giả... Khôi phục và phát triển các sản phẩm gắn liền với tên địa danh có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, sẽ góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Bài, ảnh: TRẦN ANH MINH



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Sản phẩm đặc trưng thu hút khách du lịch
22:30 16/08/2024

Bấy lâu nay, báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng thường xuyên đăng tải thông tin về những điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới có các sản phẩm du ...

Hải Lăng chú trọng xây dựng sản phẩm OCOP

Hải Lăng chú trọng xây dựng sản phẩm OCOP
10:20 tối Thứ 2

QTO - Với lợi thế tài nguyên phong phú và bề dày văn hóa, huyện Hải Lăng đang đẩy mạnh chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm tạo đột phá trong...

Làm giàu từ trang trại tổng hợp

Làm giàu từ trang trại tổng hợp
22:03 07/12/2016

(QT) - Vượt qua bao khó khăn vất vả, chị Thái Thị Hoa, quê gốc ở Vĩnh Linh vào lập nghiệp tại thôn Nhan Biều, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) đã gây dựng và đã...

Thời tiết

17°C - 23°C
Có mây, không mưa
  • 18°C - 23°C
    Có mây, có mưa rào
  • 20°C - 25°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long