
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Quảng Trị có nhiều sản phẩm đặc trưng, có danh tiếng và có giá trị kinh tế cao. Việc bảo hộ, quản lý và khai thác hiệu quả các sản phẩm này phù hợp với đối tượng bảo hộ là cần thiết và thiết thực. Tùy theo tính chất, đặc điểm của mỗi loại sản phẩm, tổ chức có thể lựa chọn đăng ký theo các đối tượng sở hữu công nghiệp như: Nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận.
![]() |
Trao văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm cà phê Khe Sanh, Hướng Hóa. Ảnh: HVA |
Nhãn hiệu tập thể (NHTT) là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. Nhãn hiệu chứng nhận (NHCN) là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Trong các đối tượng này, việc đăng ký CDĐL sẽ phức tạp và khó khăn hơn vì điều kiện để bảo hộ CDĐL phải gắn liền với chất lượng, danh tiếng hoặc đặc tính của sản phẩm. Mặt khác, để hoàn thiện hồ sơ đăng ký CDĐL thì cần phải khảo sát, đo đạc để xác định đặc điểm phân bố và sinh thái, điều kiện tự nhiên của khu vực địa lý, xây dựng bản đồ của khu vực có sản phẩm được đăng ký, xác định tính chất đặc trưng của sản phẩm bằng việc phân tích, đánh giá và so sánh chỉ tiêu hàm lượng các chất có trong sản phẩm ở các vùng khác nhau. Do vậy, chi phí triển khai tiến hành bảo hộ quyền về CDĐL tăng lên rất nhiều. Trong khi đó, việc đăng ký NHTT hoặc NHCN sẽ đơn giản hơn. Việc đăng ký NHTT sẽ thuận tiện khi tại địa phương đã thành lập được hiệp hội hoặc HTX chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm đã đăng ký.
Bước đầu để đảm bảo việc quản lý tốt nhất chất lượng các sản phẩm đặc sản và tăng thêm nguồn thu cho tổ chức, tập thể ở địa phương thì UBND tỉnh hoặc UBND huyện có thể đứng tên tiến hành đăng ký với hình thức NHCN để chứng nhận chất lượng hoặc nguồn gốc địa lý của các sản phẩm này.
Tùy thuộc vào loại đối tượng cần đăng ký mà tài liệu cần thiết sẽ khác nhau, bao gồm: Tờ khai làm theo mẫu; mẫu nhãn hiệu; xác định danh mục sản phẩm, dịch vụ cần đăng ký; Quyết định cho phép sử dụng địa danh của UBND tỉnh và bản đồ của khu vực sản xuất, kinh doanh sản phẩm; Quy chế sử dụng NHTT và danh sách tham gia của tổ chức tập thể (khi đăng ký nhãn hiệu tập thể); Quy chế sử dụng NHCN (khi đăng ký NHCN); bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu.
Để phân biệt các đối tượng bảo hộ về CDĐL, NHCN và NHTT lưu ý điểm giống nhau giữa 3 đối tượng này đều là các chỉ dẫn thương mại; đều là các dấu hiệu từ ngữ hoặc hình ảnh biểu tượng cung cấp cho người tiêu dùng thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hóa; đều phải đăng ký xác lập quyền; đều chịu sự điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, cũng cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa các đối tượng này. Thứ nhất, về chủ sở hữu, NHTT thuộc sở hữu của một tổ chức tập thể được thành lập có tư cách pháp nhân, NHCN là một tổ chức nhất định, còn CDĐL thuộc quyến sở hữu của nhà nước. Thứ hai, về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh… và có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ khác. Nhãn hiệu được bảo hộ khỏi việc chiếm đoạt trái phép theo đơn yêu cầu của chủ sở hữu đã đăng ký của nhãn hiệu đó. Còn điều kiện để được bảo hộ đối với CDĐL là dấu hiệu về danh tiếng, tính chất, chất lượng đặc thù. CDĐL được giám sát và bảo hộ bởi các hiệp hội của các nhà sản xuất ở khu vực có liên quan. Thứ ba, về chủ sở hữu của nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân. Còn chủ sở hữu của CDĐL là nhà nước, nhà nước trao quyền cho UBND tỉnh hoặc các hiệp hội. Thứ tư, về thời hạn đối với nhãn hiệu, thời hạn là 10 năm và được gia hạn nhiều lần liên tiếp mỗi lần 10 năm. Còn thời hạn của CDĐL là không xác định thời hạn, được sử dụng đến khi không còn đáp ứng được các điều kiện bảo hộ. Thứ năm, về chức năng, nhãn hiệu nhằm mục đích phân biệt những hàng hóa, dịch vụ. Còn CDĐL thì để chỉ ra những nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Thứ sáu, về chuyển giao, nhãn hiệu có thể chuyển nhượng và chuyển giao sử dụng, còn CDĐL thì không được chuyển giao.
Hiện nay, việc xây dựng nhãn hiệu các sản phẩm đặc sản ở Quảng Trị còn gặp một số khó khăn, vướng mắc. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của doanh nghiệp (DN) và người dân trên địa bàn trong vấn đề bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ còn hạn chế, vì thông thường các sản phẩm được bảo hộ thường chưa mang lại hiệu quả kinh tế ngay, mà đỏi hỏi cần phải có sự tiếp tục đầu tư về kinh phí và thời gian nhất định. Việc sản xuất các sản phẩm đặc sản của địa phương hiện nay chủ yếu theo hình thức đơn lẻ, manh mún và tự phát, những vùng sản xuất tập trung thì lại chưa tạo được thói quen tuân thủ theo quy trình nhằm đảm bảo và duy trì sự đồng đều về chất lượng của sản phẩm; năng lực, hiệu quả hoạt động của các DN trong lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế, sự liên kết giữa chính quyền, người dân, và DN chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng trong nhiều trường hợp các sản phẩm phát triển một cách tự phát, không có sự quản lý chặt chẽ của các ngành, các cấp làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Việc tổ chức giám sát, hỗ trợ kỹ thuật, tuyên truyền quảng bá, kết nối thị trường của các cơ quan nhà nước, để sản phẩm có chỗ đứng vững chắc trên thị trường là quan trọng và cần thiết. Nhưng quan trọng hơn cả là các cấp, các ngành cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động, hướng dẫn để nâng cao nhận thức, thái độ và sự quyết tâm giữ vững thương hiệu, uy tín cho sản phẩm của nông dân trong việc tạo ra sản phẩm. Trong quá trình đăng ký bảo hộ quyền CDĐL, NHCN, NHTT thì việc thành lập các tổ chức tập thể là một quy định bắt buộc và tổ chức này có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát, quản lý và sử dụng tài sản trí tuệ, duy trì chất lượng sản phẩm và phát triển danh tiếng, uy tín của sản phẩm được bảo hộ nhưng trên thực tế vai trò của các tổ chức tập thể này còn mờ nhạt do các yếu tố về con người, kinh phí hoạt động, sự đồng lòng vì mục tiêu chung…Mặt khác, cần đẩy mạnh công tác giám sát chéo giữa các hộ cũng như quản lý chặt chẽ việc cấp phát, sử dụng các vật tư liên quan như: bao bì, nhãn mác sản phẩm... tránh thất thoát để bảo đảm uy tín, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) và có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi cần thiết.
Thời gian tới, cần thực hiện tốt, có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển KT- XH của tỉnh, nhất là thực hiện tốt Nghị quyết số: 31/2017/NQ-HĐND ngày 14/12/2017 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả KH&CN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017- 2025. Trong đó, tập trung xây dựng bảo hộ quyền SHTT cho các sản phẩm đặc sản của tỉnh thì cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề như: Xây dựng kế hoạch dài hạn trong việc phát triển nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm đặc sản chiến lược của địa phương, trên cơ sở đó tìm kiếm, huy động các nguồn kinh phí đầu tư. Chính quyền địa phương nơi có những sản phẩm đặc sản được bảo hộ quyền SHTT cần có chiến lược, quy hoạch phát triển hợp lý để tạo ra được vùng hàng hóa có khả năng đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn phải làm tốt vai trò cầu nối, hỗ trợ tạo sự liên kết chặt chẽ giữa DN và người dân trong việc khai thác, phát huy các giá trị của các sản phẩm đã được bảo hộ. Nâng cao vai trò của các tổ chức tập thể trong việc tập hợp hội viên, giám sát chất lượng sản phẩm, tạo sự đoàn kết thống nhất trong các nhà sản xuất, kinh doanh để cùng khai thác có hiệu quả giá trị tài sản trí tuệ được bảo hộ. Đẩy mạnh các hoạt động liên kết sản xuất, phát triển giá trị sản phẩm hàng hóa theo chuỗi, nhằm đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc xuất xứ và chất lượng của sản phẩm.
Có như vậy, các sản phẩm đặc sản, truyền thống của tỉnh mới có thể phát huy được giá trị truyền thống, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh trong các giai đoạn tiếp theo.
Hồ Bảo Quốc
Tình hình vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên địa bàn tỉnh vẫn còn diễn ra và tăng dần hàng năm. Do đó, để đảm bảo quyền SHTT được thực hiện công bằng, Sở ...
Nhằm phát huy lợi thế các sản phẩm đặc trưng của địa phương, nâng cao giá trị và quảng bá sản phẩm ra thị trường, góp phần phát triển KT-XH vùng đồng bào dân ...
Sau sản phẩm hạt tiêu được người tiêu dùng sử dụng rộng rãi và ưa thích ở thị trường trong và ngoài nước nhờ được bảo hộ chỉ dẫn địa lý (CDĐL), năm 2023, Quảng ...
Thực hiện nhiệm vụ “Đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Khe Sanh của tỉnh Quảng Trị”, sáng nay 22/10, Viện Thổ nhưỡng Nông ...
Trong phát triển kinh tế, sở hữu trí tuệ (SHTT) đóng vai trò hết sức quan trọng, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm nâng cao giá trị ...
Từ đề tài “Xác lập quyền chỉ dẫn địa lý đối với “Chè vằng Quảng Trị” cho các sản phẩm chè vằng của tỉnh Quảng Trị” do Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo ...
Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành năm 2005, có hiệu lực năm 2006. Đến nay, luật đã qua 3 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 2009, 2019 và 2022. Luật Sửa đổi, bổ ...
Thời gian qua, hoạt động sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã từng bước quan tâm, phát triển, góp phần nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm, ...
QTO - Thời gian gần đây, xã Thuận, huyện Hướng Hóa đã tranh thủ được nhiều nguồn lực từ các chương trình, dự án để hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo giống vật...
QTO - Với chất đất phù hợp, cây sinh trưởng và kháng bệnh tốt, trong những năm gần đây, cây riềng được nông dân ở vùng Cùa, huyện Cam Lộ đầu tư phát triển...
(QT) - Đồng hành với nam giới, phụ nữ tham gia sản xuất ở tất cả các lĩnh vực công, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ...Trong lĩnh vực nào, phụ nữ cũng thể hiện được sự sáng...
(QT) - Điện lực Đông Hà có những thuận lợi về địa hình, ưu thế trong kết cấu hạ tầng lưới điện cùng với những định hướng phát triển mang tính “đầu tàu” mà PC Quảng Trị luôn đặt...
(QT) - Nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, đáp ứng tốc độ tăng trưởng phụ tải và hạn chế thấp nhất tình trạng mất điện của khách hàng, Công ty Điện lực Quảng Trị (PC...
(QT) - Không chịu khuất phục trước khó khăn, thử thách, ông Trần Xuân Tùng, thôn 5, xã Gio Hải (Gio Linh) đã chuyển đổi sinh kế thành công với mô hình kinh tế tổng hợp trên...
(QT) - Sông Đakrông vào mùa khô bắt đầu cạn nước, trơ ra hàng trăm bãi đá qua tháng năm bị dòng nước bào mòn, điểm xuyến ít rêu xanh đẹp như tranh vẽ. Cũng có đoạn sông còn lại...
(QT) - Đồn Biên phòng Ba Tầng quản lý hai xã biên giới là A Dơi và Ba Tầng, huyện Hướng Hóa với 19 thôn, bản. Đóng quân trên địa bàn, các cán bộ, chiến sĩ biên phòng luôn quan...