Cập nhật: Thứ 7, 12/07/2014 | 16:11 GMT+7

Giữ lửa hạnh phúc từ bữa cơm gia đình

(QT) - Cuộc sống bận rộn với công việc, học tập và nhiều mối quan hệ phức tạp khác nhau, mỗi người có một thời gian biểu riêng, khiến nhiều gia đình hiện nay có khi cả tuần không có bữa ăn nào góp mặt đầy đủ các thành viên trong gia đình. Theo thống kê mới đây, có đến 30-40% gia đình ở các đô thị lớn chung sống cảnh “cơm hàng cháo chợ”, không tổ chức được bữa cơm gia đình. Sinh hoạt gia đình rời rạc, thiếu sự gắn kết giữa các thành viên với nhau, cách người ta cảm nhận về hạnh phúc gia đình cũng khác nhau và bữa cơm gia đình chính là tấm gương soi rõ điều đó. Nhiều ông chồng tâm sự rằng, sau những lần chén chú chén anh với đầy đủ sơn hào hải vị cùng bạn bè và đối tác làm ăn, được ăn bữa cơm vợ nấu dù chỉ là cơm canh rau, dưa cà, nhưng cảm giác rất ngon. Gia đình là chốn bình yên và hạnh phúc để mọi người tìm về, thư giãn quên hết phiền muộn, áp lực công việc, các mối quan hệ phức tạp ngoài xã hội. Ở đó, bữa cơm đoàn tụ bên cạnh các món ăn ngon hợp với sở thích do bà, mẹ, hay vợ nấu, là sự chăm chút trong từng món ăn, thể hiện tình yêu thương của người nấu với tổ ấm của mình. Những bữa ăn ấy người vợ thấy chồng không ăn nước chấm cay như thường lệ là biết hôm nay dạ dày của anh không được ổn; cô con gái ăn món rau rất ngon, mẹ sẽ biết những ngày qua thực đơn món thịt quá nhiều…

Minh họa: L.N.D

Gia đình trong tâm thức của người Việt không chỉ là nơi chốn đi về mà còn là nơi nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho các thành viên. Cha ông ta thường dạy con “học ăn, học nói, học gói, học mở”, “ăn xem nồi, ngồi xem hướng”, để thấy rằng sự ăn và ứng xử văn hóa trong khi ăn rất được chú trọng. Bữa ăn truyền thống xưa, thường mẹ hoặc con gái ngồi ở gần nồi cơm để đơm cơm cho cả nhà, các thành viên cũng ngồi theo thứ tự trên dưới. Trước khi ăn, các con mời ông bà, cha mẹ một cách lễ phép, khi ăn phải từ tốn, quan sát món ăn và người ăn để nhường nhịn nhau, chăm sóc cho nhau từng món ăn… Mọi người dù làm gì cũng phải thu xếp thời gian để về ăn cơm cùng gia đình. Bữa cơm đúng giờ nhắc nhở mọi người làm việc và nghỉ ngơi đúng lúc, dạy con trẻ biết về nhà đúng giờ, rèn cho con tính tự giác, nền nếp sinh hoạt gọn gàng, ngăn nắp; đồng thời nhắc nhở mọi người quan tâm lẫn nhau, quan tâm đến sự vắng mặt của nhau, để rồi khi đi xa, cứ đến thời điểm bữa cơm ai cũng nhớ về mái ấm gia đình. Bữa cơm gia đình là lúc mọi người quan tâm thể hiện tình cảm với nhau. Con trẻ thể hiện sự kính trọng với ông bà, cha mẹ qua từng cử chỉ, ứng xử ăn uống; cha mẹ có dịp để hỏi han việc học hành của con, chia sẻ những ý tưởng và suy nghĩ của con; vợ chồng thể hiện tình yêu thương chăm sóc lẫn nhau. Ngày nay, các nghi thức trong bữa cơm gia đình ít hơn, quan niệm về bữa ăn cũng có khác do quỹ thời gian và áp lực công việc mỗi người khác nhau, nhưng nhiều gia đình vẫn muốn giữ gìn nền nếp gia phong qua bữa cơm truyền thống của gia đình Việt, qua cách ăn và cách tổ chức bữa ăn gia đình sao cho thật sự ấm cúng, tình cảm. Không phải ngẫu nhiên mà khi đi kén vợ cho con, các bà mẹ chồng ngày xưa thường đi xuống khu vực bếp để đánh giá về nền nếp gia phong và nhân cách, lối sống của cô con gái trong nhà. Bếp lửa đối với người phụ nữ có ý nghĩa rất quan trọng, bởi ở đó, việc chế biến các món ăn trong bữa cơm cũng chứa đựng cả nền văn hóa; các bà, các mẹ dạy con chế biến món ăn và cách ăn, là truyền thụ cho con cả nền văn hóa. Để có những bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương, giữ được mọi người quây quần hạnh phúc bên mâm cơm, điều đó tùy thuộc rất lớn vào bàn tay khéo léo sắp xếp của người phụ nữ trong gia đình. Không khí sum họp đầm ấm của bữa cơm gia đình là sự tôn vinh các giá trị nhân văn sâu sắc của gia đình Việt, xây dựng nhân cách con người Việt Nam từ giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. Đời sống xã hội ngày càng hiện đại, nhà hàng, quán xá mọc lên khắp nơi với đầy đủ thực đơn ăn, uống theo yêu cầu cho khách hàng. Tuy nhiên, dù các dịch vụ phục vụ ăn uống có tiện ích đến đâu thì cũng không thể mang lại không khí đầm ấm của bữa cơm gia đình. Sẽ là bất hạnh nếu không có ai để chờ đợi và không ai đợi chờ bữa cơm gia đình. Dù bận rộng đến đâu, hãy cố gắng giữ lửa hạnh phúc gia đình qua những bữa cơm, đừng để bữa cơm gia đình nguội lạnh! KHÁNH NGỌC



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Gìn giữ giá trị văn hóa gia đình Việt Nam
22:50 27/06/2024

Gia đình là tổ ấm để yêu thương. Trước thực tế xã hội, hiện tại hệ giá trị của gia đình Việt Nam đang có những biến đổi nhất định. Vì thế việc bảo vệ, gìn giữ ...

Để gia đình thực sự là tổ ấm
22:34 27/06/2023

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vai trò của gia đình. Bác khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã ...

Ăn cơm với điện thoại
22:45 29/03/2024

Thực tình, tôi không thích chiếc điện thoại cho lắm. Thế nhưng gần đây tôi nhận ra, những buổi trưa ở nhà một mình, tôi đã ăn cơm cùng với nó.

Xin xuất viện để được đi thi

Xin xuất viện để được đi thi
04:34 11/07/2014

(TNO) - Đó là trường hợp của thí sinh người Pa Kô, Hồ Văn Thua trú tại xã Tà Rụt (H.Đakrông, Quảng Trị). Thua thi vào ngành giáo dục tiểu học (Trường ĐH Sư phạm Huế).

Có thể kết thúc kỳ thi 3 chung trước năm 2017

Có thể kết thúc kỳ thi 3 chung trước năm 2017
04:34 11/07/2014

(SGGP) - Chiều 10-7, Bộ GD-ĐT đã họp báo kết thúc công tác coi thi của kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2014. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về thi tuyển...

Dễ tàn phế do Viêm khớp dạng thấp

Dễ tàn phế do Viêm khớp dạng thấp
04:33 11/07/2014

(TNO) - Bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn, gây tổn thương nặng nề cho các khớp xương và để lại những hậu quả khó lường thậm chí có nguy cơ tàn phế.Nguy cơ tàn phế do...

POWERED BY
Việt Long