Cập nhật:  GMT+7

Có thể các anh chưa được công nhận liệt sĩ

Báo Chiến sĩ, Cơ quan Huấn luyện và Tuyên truyền của Giải phóng quân do Ủy ban Quân chính Khu C (Ủy ban này bao gồm 4 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và Quảng Nam) phát hành. Về sau báo Chiến sĩ trở thành cơ quan của Vệ Quốc đoàn Khu Bốn.

Có thể các anh chưa được công nhận liệt sĩ

Trang 5 số 35 báo Chiến sĩ ra ngày 30/7/1946 in tiểu sử vệ quốc quân Phan La -Ảnh: TL

Tuần báo Chiến sĩ do nhà báo Ngô Điền làm chủ bút (nhà báo Ngô Điền quê Quảng Nam, sau này ông là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao), nhà báo Thân Trọng Ninh làm quản lý, số 1 ra ngày 15/11/1945, ra đến số 39 ngày 2/9/1946 thì dừng để chuẩn bị chuyển ra Nghệ An. Tòa soạn báo Chiến sĩ đóng tại số 8 đường Tự Đức, nay là số 12 đường Hùng Vương, thành phố Huế. Báo có 8 trang, có số 12 trang, cỡ A4.

Tuần báo Chiến sĩ mở nhiều chuyên mục về quân sự, chính trị, gương chiến đấu, văn nghệ, tin tức… trong đó có chuyên mục “Trên Đài danh dự - Tổ quốc ghi tên các anh”. Chuyên mục này lúc đầu chỉ công bố họ tên, quê quán, nơi vệ quốc quân hy sinh tại các chiến trường, về sau thì viết thành tiểu sử từng chiến sĩ và công bố rộng rãi trên báo, nhiều địa phương nhận thông tin trên báo đã tổ chức truy điệu các anh!

Với chủ trương của tuần báo Chiến sĩ: “Các đồng chí chính trị viên các cấp! Một công tác cần thiết của các đồng chí: Ghi công những vệ quốc quân tử trận. Hãy điều tra, ghi chép, gởi về tòa soạn báo Chiến sĩ những tài liệu xác thực và đầy đủ để viết tiểu sử những chiến sĩ đã bỏ mình vì nước”. “Chiến sĩ dự định viết tiểu sử những chiến sĩ thân yêu đã bỏ mình trên các mặt trận. Muốn được đầy đủ và xác thực yêu cầu các cấp chỉ huy quân sự cùng đồng bào gởi cho nhiều tài liệu về đời sống và chiến công của các anh ấy”.

Từ chủ trương này, ngay từ số 2 ra ngày 23/11/1945, báo đã mở chuyên mục: “Trên Đài danh dự - Tổ quốc ghi tên các anh”. Thông qua chuyên mục này của 39 số báo chúng tôi thống kê được 9 vệ quốc quân người quê hương Quảng Trị đã anh dũng hy sinh bảo vệ nền độc lập còn non trẻ của đất nước.

Về quê quán của các anh cũng như ngôn từ, văn phong chúng tôi giữ nguyên như báo Chiến sĩ đã công bố.

1. Anh Nguyễn Văn Thanh, sinh ngày 11/11/1927, quê làng An Cư, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, tử trận tại Lào vào tháng 10/1945.

2. Anh Nguyễn Hường, quê làng Tài Lương, tổng An Lưu, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, tử trận tại Phà Lan (Lào) ngày 1/2/1946.

3. Anh Đào Thai, quê làng An Thái, phủ Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, tử trận tại Đồng Hến (Lào) ngày 1/2/1946.

4. Anh Hồ Chương, quê làng Như Lệ, phủ Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, tử trận tại Phà Lan (Lào) ngày 9/2/1946.

5. Anh Phan Khắc Trung, quê làng Thượng Xá, phủ Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, tử trận tại Phà Lan (Lào) ngày 9/2/1946.

6. Anh Nguyễn Đức Xuyên, quê huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, tử trận tại Phà Lan (Lào) ngày 9/2/1946.

7. Anh Nguyễn Đào, quê huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, tử trận tại Phà Lan (Lào) ngày 9/2/1946.

8. Anh Nguyễn An, quê làng Mai Xá, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, tử trận tại Phà Lan (Lào) ngày 9/2/1946.

9. Anh Phan La - tiểu sử anh Phan La, tử trận tại “bạn” Kèn, Lào, ngày 24/3/1946, tức là ngày 21/2 năm Bính Tuất.

Theo báo Chiến sĩ số 35 ra ngày 31/7/1946, anh Phan La, sinh ngày 1/1/1925, tại làng Hòa Xá, tổng An Đôn, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, con ông Phan Dinh (66 tuổi) và bà Hồ Thị Xin (58 tuổi). “Anh là học sinh lớp tứ niên Trường Hồng Đức và là một giáo viên đắc lực nhất trong Hội Truyền bá Quốc ngữ ở xã Hương Phú, nơi anh ở trọ. Hè năm 1945, anh gia nhập vào Mặt trận Việt Minh. Sau cuộc Cách mạng Tháng Tám, anh vào học lớp huấn luyện trinh sát. Ngày 30/10/1945, anh xin sang học lớp quân chính.

“Sáng hôm 28/11/1945 anh nhập bộ đội và chiều ấy lên Lào. Anh được giữ chức Tiểu đội phó kiêm Chính trị viên. Lên đến Sê Pôn, anh xin qua Ban Tình báo rồi lên tiếp tục công việc ở Phà Lan. Ngày 2/2/1946, tức là ngày mồng Một Tết năm Bính Tuất, sau khi mặt trận Phà Lan bị thủng, anh trở về Sê Pôn. Sau đó một tuần lễ anh được về nghỉ phép tại Huế. Ngày 16/2/1946, anh trở lên mặt trận Lào. Sau khi đi do thám ở vùng Sê Pôn, đến khi trở lại nơi quân ta đóng thì chẳng may quân ta đã rút lui rồi.

“Anh bị quân Pháp bao vây bắt. Tuy anh mặc y phục Lào nhưng bọn nó vẫn nghi ngờ nên trói anh đem lên ô tô chở đi. Giữa đường, tên Việt gian soát trong bọc thấy có thẻ của Ban Tình báo liền nói với bọn thực dân Pháp rằng anh là kẻ lợi hại nhất trong hàng ngũ Vệ Quốc đoàn và khuyên bắn đi. Nghe vậy bọn Pháp dừng xe lại đem anh trói ở gốc cây và bắn luôn mấy tràng đạn liên thanh vào ngực anh. Anh chết tại “bạn” Kèn ngày 24/3/1946 tức là ngày ngày 21/2 năm Bính Tuất”.

Với công tác nghiên cứu lịch sử cách mạng và kháng chiến, qua báo Chiến sĩ của Vệ Quốc đoàn Khu Bốn, chúng tôi tiếp cận được một số thông tin về các vệ quốc quân là người quê hương Quảng Trị đã tử trận trên các chiến trường sau Cách mạng Tháng Tám. Hy vọng là các anh đã được công nhận là liệt sĩ!

Cũng có thể do thời gian và chiến tranh chia cắt nhiều năm nên có những vệ quốc quân hy sinh để bảo vệ nền độc lập của đất nước từ cuối năm 1945 đến giữa năm 1946 mà báo Chiến sĩ công bố ở chuyên mục “Trên Đài danh dự - Tổ quốc ghi tên các anh” đến nay vẫn chưa được công nhận liệt sĩ. Nếu có một chiến sĩ nào đã được Nhà nước công nhận liệt sĩ rồi thì thật may mắn và xin được dâng một nén hương thơm tưởng niệm những Vệ Quốc quân anh hùng!

Chúng tôi gửi đến thân nhân chiến sĩ tử trận và bạn đọc báo Quảng Trị với mong muốn, nếu còn Vệ Quốc quân nào bị khuất lấp ở danh sách trên mà chưa được công nhận liệt sĩ, đề nghị ngành thương binh - lao động - xã hội của tỉnh cần nghiên cứu bổ khuyết hồ sơ trình Nhà nước để được công nhận.

Dương Phước Thu

Tin liên quan:
  • Có thể các anh chưa được công nhận liệt sĩ
    Lễ cầu siêu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

    Chiều nay 26/4, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9, Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Triệu Phong phối hợp với Tổ đình Thắng Phúc (TP. Hải Phòng), đại diện Binh đoàn Trường Sơn tổ chức lễ cầu siêu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, nhân dịp kỷ niệm 47 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 (1975 - 2022), 50 năm Ngày giải phóng Quảng Trị 1/5 (1972 - 2022), sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng; lãnh đạo huyện ...

  • Có thể các anh chưa được công nhận liệt sĩ
    Lặng thầm “canh giấc ngủ” cho các anh hùng liệt sĩ

    Hơn 20 năm thầm lặng “canh giấc ngủ” cho các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn với ông Hồ Tất Ái đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm vui, sự tri ân với những người đã hy sinh vì độc lập, tự do cho Tổ quốc. Giữa những ngày tháng 7 tri ân, phóng viên Báo Quảng Trị đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Tất Ái, nguyên Trưởng BQL Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn xung quanh công việc này.


Dương Phước Thu

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Lấy người bệnh làm trung tâm phục vụ

Lấy người bệnh làm trung tâm phục vụ
2024-07-27 05:45:00

QTO - Thời gian qua, cùng với việc nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, Trung tâm Y tế thị xã Quảng Trị luôn chú trọng đẩy mạnh việc thay đổi phong...

Cô giáo mắc bệnh hiểm nghèo

Cô giáo mắc bệnh hiểm nghèo
2023-08-05 06:05:00

QTO - Tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Huế, cô giáo Lê Thị Tường Vi (sinh năm 1998), ở thôn Định Sơn, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, được ký hợp đồng làm...

Cẩn thận khi chở trẻ em trên xe máy, ô tô

Cẩn thận khi chở trẻ em trên xe máy, ô tô
2023-08-05 06:00:00

QTO - Tình trạng người điều khiển xe máy, ô tô cho trẻ em ngồi phía trước đang diễn ra khá phổ biến, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa đến sự an toàn của những...

Địa chỉ tin cậy của thân nhân liệt sĩ

Địa chỉ tin cậy của thân nhân liệt sĩ
2023-08-05 05:50:00

QTO - Trên đường thiên lý Bắc - Nam, vừa qua cầu Sòng, Khu phố 2, phường Đông Thanh, TP. Đông Hà, hỏi nhà bà Lương bán tạp hóa, ai cũng biết. Mấy chục năm...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết