
{title}
{publish}
{head}
(QT Xuân 2012) - Người dân nơi vùng quê Vĩnh Hiền, Vĩnh Linh (Quảng Trị) thường nhắc đến 3 cụ bà nay đã sống hơn 100 tuổi với cái tên chung thân thương là “tam đại thụ”. Bởi hiện 3 cụ là người sống thọ nhất địa phương này. Hỏi để sống lâu phải làm gì? Các cụ ai cũng cười bảo, đơn giản là sống thanh thản, bình dị và yêu lao động. Đại thọ nhờ con hiếu thảo Theo giấy chứng minh nhân dân 190252271 do Công an tỉnh Bình Trị Thiên cấp ngày 2/12/1978 thì cụ Lê Thị Chút, trú tại thôn Tân An, sinh vào năm 1909. Như vậy, thêm mùa xuân này, cụ bà đã bước sang tuổi 103. Nay mắt đã mờ, đôi tai không còn thính nhưng cụ vẫn có thể dạy bảo con cháu từng ly từng tí. Cuộc đời cụ bà Lê Thị Chút nhiều truân chuyên khi cụ hai lần lấy chồng nhưng chưa một lần được mang nặng đẻ đau. Năm 1954, sau một lần dang dỡ chuyện tình duyên cụ nên duyên với một người đàn ông đồng cảnh ngộ. Hai người ăn ở với nhau suốt mấy chục năm ròng ấy vậy cụ vẫn không thể có con. Biết mình không thể mang thai dù chỉ một lần, cụ dốc hết tình yêu thương, săn sóc cho đàn con của chồng, lấy đó làm hạnh phúc được làm mẹ. “Dân gian có câu “Mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng”, ấy vậy mà dì Chút lại thương yêu anh em chúng tôi còn hơn con ruột của mình”, ông Nguyễn Đức Thoại (76 tuổi), con trai của chồng hai cụ Chút tâm sự. Chính vì tình cảm đó mà suốt từ sau khi cha mất đi, ông Thoại đã chăm lo cho mẹ kế hết sức chu đáo. Bước sang tuổi 103, sức khỏe cụ Lê Thị Chút có phần giảm sút. Biết mẹ vẫn có thể tự chăm lo cho bản thân, nhưng lại thương mẹ đi lại vất vả, đã gần chục năm qua, ông Thoại không để mẹ phải làm bất cứ việc gì. Đến cả việc đi vệ sinh, ông cũng chăm lo cho cụ, không để cụ bước ra khỏi nhà vì sợ bị ngã. Người dân Tân An ai ai cũng nhắc đến ông Thoại như một tấm gương sáng về nghĩa tình đạo làm con. Dù cụ Chút là mẹ kế nhưng hàng ngày người ta vẫn thấy ông dìu cụ đi tắm rửa, cơm bưng nước rót suốt mấy chục năm qua. Khi nói về bí quyết trường thọ của mẹ mình, ông Thoại cho biết: “Để người già khỏe mạnh phải thường xuyên cho các cụ ăn đúng bữa và thay đổi khẩu phần ăn liên tục để các cụ không biếng ăn”. Ông không nói, nhưng tôi biết điều quan trọng nhất để cụ Chút trường thọ chính là nhờ cụ đã có những đứa con, đứa cháu hiếu thảo. Lao động để sống khỏe “Như cây cối mọc giữa rừng sâu, có cây vừa vươn mầm đã chết lại có cây cho dù bão táp cũng không quật đổ. Mẹ tôi cũng như đại thụ giữa rừng. Thêm cái tết này, bà đã sang tuổi 102, ấy vậy mà trong suốt cuộc đời bà chỉ ốm đau duy nhất một lần. Cụ không bao giờ ốm vặt”, bà Lê Thị Được (64 tuổi) ở thôn Thái Mỹ tự hào kể về người mẹ của mình là cụ Lê Thị Hiệp. Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh thiếu thốn, lại là người đi qua hai cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ nên những cực nhọc cụ Hiệp đã từng nếm trải. Thậm chí, thời trẻ đến củ khoai, củ sắn cũng không có để ăn nên cụ Hiệp sống đến ngày hôm nay là nhờ chăm chỉ lao động. Bà Được trải lòng: “Mẹ tôi thường dạy, không có bài tập thể dục nào tốt hơn là hăng say lao động. Lao động vừa cho mình của cải vừa cho mình sống khỏe”. Thế cho nên, suốt quãng đời thanh xuân cụ Hiệp đã làm việc quần quật mà không biết mệt mỏi, vừa để có lương thực nuôi giấu 3 cán bộ cách mạng trong hầm bí mật vừa để nuôi hai người con gái khôn lớn. Chỉ đến khi tuổi cao sức yếu, cụ mới nghỉ cày cấy, nhưng cụ quyết không để con cháu làm thay mình bất cứ việc gì. Vì điều kiện kinh tế gia đình nên trong nhà có cái gì thì cụ ăn cái đó. Hiện cụ ở với người con gái út là bà Lê Thị Được. Bà Được một phần vì bệnh tật, một phần thương mẹ một đời tần tảo nuôi con nên quyết định không lập gia đình, ở vậy để phụng dưỡng mẹ. Ngoài có một sức khỏe bền bỉ trời phú, còn có thêm một yếu tố mà theo bà Được, mẹ bà có thể trường sinh là do ăn cau trầu. Mỗi ngày, cụ Hiệp thường ăn từ 40 – 50 miếng cau trầu. Đó là thói quen từ khi cụ Hiệp bước vào tuổi 60 và đã duy trì từ hơn 40 năm qua. Theo bà Được, ăn cau trầu giúp cụ Hiệp có thể tiêu hóa tốt, không nhiễm bệnh đường ruột nên cụ ăn rất khỏe. Thượng thọ nhờ ăn nhiều cá Người khỏe nhất, minh mẫn nhất trong “tam đại thụ” của xã Vĩnh Hiền là cụ Nguyễn Thị Tụ, trú tại thôn Tân Bình. Khi đến thăm nhà, tôi không khỏi bất ngờ khi thấy cụ đang ngồi trên giường, mắt không đeo kính mà vẫn có thể xâu kim, vá lại chiếc áo. Nếu ông Nguyễn Văn Lấn (72 tuổi) không giới thiệu mẹ của ông năm nay chuẩn bị sang tuổi 102 thì có lẽ tôi đã nhầm cụ Tụ với một bà cụ tuổi 60 mà thôi. Và chắc chắn, những ai nhìn cử chỉ hoạt bát, nói năng tinh anh của cụ bà cũng không tin nổi vào mắt mình. “Có ai đó giặt đồ giúp cụ là cụ giận liền. Cụ bảo, chừng nào cụ còn làm được thì để cụ làm và không ai được làm thay cụ hết”, ông Lấn kể. Theo giấy tờ tùy thân do Công an tỉnh Bình Trị Thiên cấp ngày 3/12/1978, cụ Tụ sinh năm 1910 với số căn cước là 190252414. Năm nay, cụ đã tròn 102 tuổi nhưng mắt cụ vẫn sáng, tai không bị lãng. Có cháu chắt về thăm, cụ có thể gọi tên từng đứa. Cụ nói: “Chồng tôi là liệt sĩ, tôi cũng là người có công với cách mạng. Cả đời tôi vất vả nuôi các con do chồng mất sớm nhưng không hiểu sao tôi lại sống đến giờ. Nhiều khi nghĩ ngủ rồi ngủ thẳng luôn cho khỏe, chứ sống lâu lại khổ con khổ cháu. Nhưng sớm mai thức giấc vẫn còn thấy ánh sáng và thấy mình vẫn khỏe mạnh như mọi ngày”. Chế độ ăn uống của cụ bà Nguyễn Thị Tụ cũng đơn giản là những bữa ăn gia đình. Nhưng có một điều đặc biệt là cụ rất thích ăn cá. Bữa ăn có thể thiếu bất cứ món gì nhưng tuyệt nhiên không được thiếu cá, đặc biệt là món cá rán. “Ngoài ra, mẹ tôi rất thích uống bia và uống cà phê với một lượng vừa phải. Cơm cho bữa ăn thường được nấu nhão hơn một tí để cụ dễ ăn”, ông Lấn nói thêm. Để sống thọ mỗi cụ bà có một bí quyết và một cơ địa khác nhau. Nhưng điều dễ nhận thấy nhất khi tôi đến thăm nhà của “tam đại thụ” là không khí gia đình khi nào cũng đầm ấm, con cháu vui vầy. Điều đáng ngạc nhiên là mái tóc đã bạc của các cụ bà đang xanh trở lại. QUÂN BÌNH
Nếu như vào thời điểm này năm trước mọi thứ vẫn còn ngổn ngang thì những ngày cận kề tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025 này, khu tái định cư Tân Xuân Thọ, xã Hải ...
Mong muốn có được công việc ổn định để nuôi con, điều tưởng chừng giản đơn với nhiều người nhưng lại là khát khao của chị Hoàng Thị Tâm (sinh năm 1982). Chị là ...
Ngày cuối tuần, doanh trại Hải đội Dân quân Thường trực tỉnh Quảng Trị dường như đông vui, ấm áp hơn khi được đón hai vị khách đặc biệt đến thăm. Đó là anh ...
Khoảng từ giữa tháng Mười âm lịch, khi dự cảm đã hết mùa bão lũ, chỉ còn mưa lây phây, người miền Trung quê tôi bắt đầu nghĩ đến Tết. Tâm trạng chờ Tết không ...
Thánh thi Đỗ Phủ xưa ở Trung Quốc, cách đây 1.400 năm có câu: Người thọ 70 xưa nay hiếm. Khóa chúng tôi ra trường đã 42 năm, tôi dùng chữ: nửa đời ghi nhớ ngày ...
Sống giản dị, gần gũi; làm việc tích cực, hết lòng với mọi nhiệm vụ được giao, có lẽ vì thế mà bà Nguyễn Thị Kết (sinh năm 1956), ở xã Triệu Ái, huyện Triệu ...
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1966 trở đi, có một “vùng lõm” kéo dài từ chốt thép Long Quang, xã Triệu Trạch về đến Thôn 8, xã Triệu Vân, huyện Triệu ...
Ở tuổi 96, cụ Nguyễn Văn Khởi ở thôn Phúc Lâm, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh, vẫn phải sống trong hoàn cảnh khó khăn.
QTO - Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có nhiều đơn vị, địa phương tổ chức các hoạt động ý nghĩa nhằm bồi đắp, thắt chặt tình hữu nghị tốt đẹp...
QTO - Trong cấu trúc đời sống xã hội, hương ước, quy ước từ lâu đã là thiết chế văn hóa mềm, có vai trò bổ trợ hiệu quả cho hệ thống pháp luật nhà nước....
TTO - Nó vẫn nhớ hôm đó, một buổi chiều tối đầu đông, sương đã bắt đầu xuống nhiều và lạnh buốt, trời cũng tối rất nhanh. Chẳng biết tự lúc nào màu đen kịt của bóng đêm đã kịp...
TT - Để đánh giá, xếp loại giáo viên trung học, Bộ GD-ĐT đã ban hành thông tư 30/2009/TT-BGDĐT về chuẩn nghề nghiệp.
(TNO) - Cách đây ít lâu, tôi dạy bài “Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống”. Cuối tiết, khi tôi đang ký sổ đầu bài thì có tiếng nói: “Thưa thầy, em có ý kiến”.
10 bài thuốc giúp trị bệnh sởi
Tẩm bổ những ngày “đèn đỏ”
(QT Xuân 2012) - Năm 2011 là năm có nhiều sự kiện thật vui và ý nghĩa với thiếu nhi Quảng Trị. Rất nhiều phong trào, hoạt động sôi nổi, bổ ích đã được các bạn nhỏ ở mọi miền...