Cập nhật: Thứ 6, 29/03/2019 | 06:48 GMT+7

Xã hội hóa các phương tiện tránh thai đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình

(QT) - Hiện nay, thói quen sử dụng bao cấp các phương tiện tránh thai (PTTT) của người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị dần được xóa bỏ. Thay vào đó, nhiều đối tượng lựa chọn và chấp nhận chi trả một phần chi phí PTTT phù hợp với điều kiện kinh tế của mình. Nhờ vậy, số người sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại tăng, góp phần đảm bảo tính bền vững của các chương trình dân số - KHHGĐ, đặc biệt phòng tránh mang thai ngoài ý muốn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS. Đó là kết quả từ sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ làm công tác dân số từ tuyến tỉnh đến cơ sở trong việc tiếp thị xã hội (TTXH) các PTTT, đáp ứng nhu cầu CSSKSS/ KHHGĐ của người dân.

Cán bộ dân số tăng cường tiếp thị xã hội các PTTT cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Ảnh: KKS

Quảng Trị nằm trong nhóm các tỉnh có mức sinh cao, chưa đạt mức sinh thay thế, tỉ suất sinh 15,2%o, tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân và mang thai ngoài ý muốn có xu hướng tăng. Trước thực trạng đó, việc TTXH các PTTT là rất cấp thiết. Thực hiện Quyết định số 818/QĐ-BYT, ngày 12/3/2015 của Bộ Y tế về việc phê duyệt đề án “Xã hội hóa cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015 - 2020” (gọi tắt Đề án 818), thời gian qua, ngành dân số - KHHGĐ tỉnh chú trọng việc bảo đảm hậu cần và cung cấp dịch vụ KHHGĐ, đặc biệt là đẩy mạnh TTXH các PTTT trên địa bàn tỉnh. Qua đó, nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời, an toàn và thuận tiện các PTTT có chất lượng cho các đối tượng sử dụng, góp phần thực hiện mục tiêu giảm sinh, giảm nạo phá thai, bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Hiện nay, ở tỉnh đã có 5 loại sản phẩm được sử dụng chủ yếu trong mô hình TTXH PTTT là bao cao su nhãn hiệu Nighthapy, Yes; viên uống tránh thai Night Happy, LovePill và dụng cụ tử cung Ideal. Điểm khác biệt của việc bán sản phẩm TTXH các PTTT so với giá thị trường là được sự trợ giá của nhà nước. Các sản phẩm có chất lượng tương tự nhưng không được hưởng trợ giá thường có mức giá cao gấp 2 - 3 lần. Để thực hiện đề án có hiệu quả, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh đã tổ chức triển khai đồng bộ mô hình TTXH từ tỉnh đến cơ sở. Hằng năm, chi cục xây dựng kế hoạch và là đầu mối tiếp nhận, phân phối các loại PTTT cho các đơn vị. Đồng thời, thiết lập kênh phân phối cộng đồng thực hiện tiếp thị với gần 200 điểm cung cấp các phương tiện tránh thai tại 9/9 huyện, thị xã, thành phố và giám sát hỗ trợ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của cơ sở trong quá trình triển khai.

Cùng với đó, đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động người dân tham gia chương trình TTXH dưới nhiều hình thức như lồng ghép tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm TTXH vào các hoạt động về dân số/CSSKSS/KHHGĐ thông qua các buổi sinh hoạt của phụ nữ, nông dân tại khu dân cư, khám thai định kì tại cơ sở y tế... Nhờ vậy, nhiều người dân trên địa bàn tỉnh được tiếp cận, có quyền lựa chọn PTTT phù hợp và tự nguyện trả tiền mua các sản phẩm tránh thai. Đặc biệt, trong chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, các phương tiện tránh thai như thuốc tiêm, thuốc cấy, bao cao su và viên uống tránh thai chỉ cấp miễn phí cho đối tượng hộ nghèo, cận nghèo. Những đối tượng còn lại được cung cấp qua kênh TTXH và xã hội hóa. Những năm gần đây, việc tiếp thị các PTTT được đẩy mạnh thông qua mạng lưới cộng tác viên dân số. Họ sử dụng phương châm “mưa dầm thấm lâu”, “đi từng ngõ, gõ từng nhà” nắm bắt tâm lí và nhu cầu của đối tượng để có cách tiếp thị hiệu quả. Qua đó, tăng khả năng tiếp cận, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu phương tiện tránh thai có giá thành thấp, chất lượng tốt cho người dân. Nhờ vậy, nhiều người dân các địa phương đã dần chấp nhận và chủ động trong việc sử dụng các PTTT thông qua TTXH...Chị Trương Thị Lương ở thành phố Đông Hà chia sẻ: “Mỗi lần đến trạm y tế phường tiêm chủng cho con, tôi được cán bộ dân số tuyên truyền vận động chị em trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các PTTT hiện đại, trong đó có sản phẩm của NightHappy. Qua lựa chọn, tôi quyết định sử dụng viên uống tránh thai NightHappy để KHHGĐ vì đây là sản phẩm có giá cả hợp lí, nguồn gốc rõ ràng. Quá trình sử dụng thuốc, tôi thấy sức khỏe vẫn bình thường nên tiếp tục dùng”.

Nhờ thực hiện tốt TTXH các PTTT nên số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ trên địa bàn tỉnh sử dụng các BPTT hiện đại tăng. Theo số liệu thống kê của Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh năm 2018, tỉ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng BPTT hiện đại dài hạn 81,5% và biện pháp tránh thai ngắn hạn là 88%. Nhiều địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện TTXH PTTT như các huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh, Hải Lăng... Có thể thấy, Đề án 818 của Bộ Y tế sau một thời gian triển khai đã từng bước thay đổi nhận thức, hành vi của người dân trong chấp nhận chi trả một phần khi sử dụng PTTT. Nhờ vậy, tổng số người sử dụng PTTT, tỉ lệ khách hàng mua theo hình thức TTXH ngày càng tăng. Nếu năm 2012, toàn tỉnh chỉ tiếp thị được 5.000 bao cao su Night Happy, 818 vỉ viên uống tránh thai Night Happy thì đến năm 2018 đã tăng lên 27.846 bao cao su Night Happy, 9.841 vỉ viên uống tránh thai Night Happy.

Bên cạnh những kết quả tích cực, TTXH các PTTT ở tỉnh còn gặp không ít khó khăn. Một bộ phận người dân vẫn còn quan niệm và thói quen được nhà nước cấp các phương tiện tránh thai miễn phí trong thời gian dài, do đó để họ từ bỏ thói quen này chuyển sang sử dụng phương tiện tránh thai từ kênh TTXH không phải là chuyện một sớm một chiều. Mẫu mã và chất lượng của các phương tiện tránh thai TTXH chưa phong phú, đa dạng. Việc mở rộng hệ thống TTXH ở nơi công cộng như nhà hàng, khu công nghiệp còn hạn chế… Anh Trần Ngọc Lân, viên chức Phòng Dân số - TTYT huyện Gio Linh cho biết: “Các sản phẩm tránh thai khi mới được đưa vào chương trình TTXH gặp khá nhiều khó khăn bởi người dân đã quen với PTTT miễn phí và sử dụng các nhãn hiệu quen thuộc... Cùng với đó, đội ngũ cán bộ dân số có kinh nghiệm nhưng chưa được đào tạo, tập huấn về kĩ năng TTXH các phương tiện tránh thai nên việc tư vấn còn hạn chế, điều này khiến hoạt động TTXH gặp nhiều trở ngại”.

Để Đề án 818 của Bộ Y tế triển khai hiệu quả, góp phần giảm gánh nặng ngân sách nhà nước, tạo sự công bằng, hợp lí với khả năng chi trả, điều kiện của mỗi nhóm đối tượng đối với việc sử dụng PTTT hiện đại, thời gian tới ngành dân số - KHHGĐ tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về PTTT theo hình thức tự chi trả tới mọi người dân, nhất là những cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Đảm bảo nguồn cung ứng PTTT không bị gián đoạn và đa dạng hóa các sản phẩm truyền thông TTXH như: Phát tờ rơi, tranh lật, áp phích... Tổ chức tập huấn về kĩ năng TTXH các PTTT cho đội ngũ cán bộ dân số cơ sở. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị chuyên môn y tế cung cấp các loại hình dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ có chất lượng, từ đó góp phần bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số và chất lượng cuộc sống của người dân.

Kăn Sương - Lệ Hà



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Nỗ lực vì môi trường xanh - sạch - đẹp

Nỗ lực vì môi trường xanh - sạch - đẹp
23:08 26/03/2019

(QT) - Dù công việc của một công nhân trực tiếp thu gom rác thải, làm sạch các tuyến phố rất vất vả, đặc biệt thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại nhưng chị Trần Thị...

Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho thanh niên

Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho thanh niên
22:59 25/03/2019

(QT) - Hiện nay lực lượng thanh niên Quảng Trị có hơn 120.000 người, chiếm 20,25% dân số và 30% lực lượng lao động toàn tỉnh. Trên địa bàn tỉnh có hơn 20 cơ sở đủ điều kiện...

Thời tiết

24°C - 34°C
Có mây, không mưa
  • 24°C - 30°C
    Có mây, có mưa rào và dông
  • 25°C - 34°C
    Có mây, có mưa rào và dông
POWERED BY
Việt Long