Cập nhật: Thứ 2, 11/10/2010 | 10:36 GMT+7

"Việc gì có lợi cho dân thì gắng sức làm..."

(QT) - Ở thôn Bảng Sơn, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) có một người đàn ông gần 15 năm qua tích cực vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước từ hiến đất làm đường, đưa cây tre ra khỏi làng đến việc di dời mồ mả... để xây dựng một bộ mặt nông thôn mới, hiện đại. Ông có tên là Trần Văn Triết, năm nay 70 tuổi. Ở tuổi xưa nay hiếm, nhưng ông Triết vẫn còn khá minh mẫn, thông suốt. Ông có đôi mắt sáng và giọng nói ấm áp dễđi vào lòng người. Chính những tố chất trời phú đó cộng với lòng nhiệt tình trong công việc xã hội đã giúp ông làm tốt công tác vận động người dân tích cực tham gia hưởng ứng các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Ông mở đầu câu chuyện bằng một câu nói của Bác Hồ: “Việc gì có lợi cho dân thì gắng sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh”. Đó cũng chính là quan điểm của ông trong hơn 10 năm làm trưởng thôn. Năm 1996, ông Triết được người dân thôn Bảng Sơn (lúc đó mới thành lập thôn) tín nhiệm bầu vào vị trí trưởng thôn. Ở vị trí của người đứng đầu thôn, ông bắt đầu thực hiện nhiều ý tưởng để góp phần đưa bộ mặt nông thôn của Bảng Sơn khang trang như ngày hôm nay. Bắt đầu từ chủ trương UBND xã Cam Nghĩa về cải tạo vườn tạp, mở rộng đường giao thông nông thôn.

Ông Triết (phải) đến từng hộ gia đình vận động người dân tích cực hưởng ứng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Ông Triết kể: “Khó lắm chú ạ! Lúc đó nhà nào cũng trồng tre quanh nhà mình, dọc theo các tuyến đường liên thôn. Để mở được đường sá, cải tạo vườn tạp phải tiến hành chặt tre nhưng từ lâu, cây tre gắn bó mật thiết với người dân nên để làm được điều đó không dễ”. Để làm việc này, ông phải xin chủ trương của xã và tranh thủ ý kiến của các bậc cao niên trong làng. Bên cạnh đó, ông không ngần ngại đến từng hộ dân để vận động người dân tham gia hưởng ứng, giải thích cho họ về những điều thuận lợi do chủ trương mang lại. Ông giải thích cho người dân rằng: trồng tre ở trong làng gây phiền toái cho người đi đường như thủng lốp xe, đường sá chật hẹp có thể gây ra tai nạn giao thông, vườn tược bị thu hẹp. Nếu đem tre ra bìa làng, tre vẫn giữ được, mặt khác sẽ góp phần bảo vệ làng trước thiên tai. Ngoài ra, đường sá được mở rộng, thuận lợi cho việc cải tạo vườn tạp, mang lại giá trị kinh tế cao hơn trước. Cứ thế, ngày qua ngày, trời nắng cũng như trời mưa, có khi ban ngày, khi thì ban đêm, ông đến gõ cửa từng nhà dân để vận động. “Dần dần người dân bắt đầu thấy được cái lợi, cái hại nên ai cũng đồng tình”- ông Triết nói trong niềm vui. Khi người dân đồng tình hưởng ứng, chủ trương được thực hiện, nhiều hộ dân không ngần ngại hiến đất, chặt cây làm đường liên thôn, liên xã mà không cần nhà nước đền bù. Cây tre cũng được người dân đưa ra bìa làng, tạo điều kiện để công tác cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế ở Bảng Sơn mang lại kết quả cao. Đến Bảng Sơn hôm nay, điều dễnhận thấy là đường sá thoáng đãng, đời sống vật chất, tinh thần người dân đang từng bước được nâng lên. Năm 2000, HĐND xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ có chủ trương di dời mồ mả trong địa bàn dân cư đến khu vực chôn cất tập trung. Trong đó, thôn Bảng Sơn được chọn làm đầu tiên vì nơi đây có một khu nghĩa trang nhân dân rộng gần 8 ha nằm ngay trong địa bàn dân cư được UBND xã quy hoạch di dời để xây dựng khu dân cư mới. Mặt khác, Bảng Sơn là địa phương điển hình trong công tác vận động quần chúng tham gia thực hiện các chủ trương của cấp trên . Ông Triết cho biết: “Khi nhận được chủ trương này, nói thiệt với chú, có nằm mơ tôi cũng không nghĩ mình chắc chắn làm được vì nó quá sức của tôi. Bởi đây là chủ trương lớn, có tính nhạy cảm, đặc biệt là phong tục tập quán, quan niệm về tâm linh và tín ngưỡng có từ bao đời nay của người dân không dễthay đổi. Trong khi đó, tại đây có hàng ngàn ngôi mộ của 15 họ tộc trong làng và của những địa phương khác”. Tuy nhiên, bản thân ông cũng nhận thấy rằng đây là việc làm cần thiết để làm đổi thay bộ mặt nông thôn mới. Ban đầu, ông xin ý kiến từ Ban trị sự của làng lo việc thần linh rồi tiếp tục tìm đến các cụ cao niên trong làng, các tộc trưởng có tiếng nói trọng lượng để được tư vấn và giải đáp cho người dân khi cần thiết. Bên cạnh đó, ông lại lặn lội đến từng hộ gia đình để thăm dò ý kiến, sau đó vận động, tuyên truyền và mong nhận được nhiều ý kiến ủng hộ. Ngoài ra, ông thường xuyên tổ chức họp dân với sự tham gia của lãnh đạo xã để giải thích với người dân về chủ trương của huyện. Công việc của ông kéo dài trong 5 năm (từ năm 2000-2005), gặp không ít khó khăn do sự phản đối của người dân. Có người dọa sẽ kiện ông nếu ông di dời mồ mả của gia đình họ. Tuy nhiên, với sự kiên trì của ông cùng sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, đến năm 2005, chủ trương di dời mồ mả ở Bảng Sơn được người dân đồng tình ủng hộ. Ban đầu, việc di dời được tiến hành từng điểm nhỏ sau đó đến toàn thôn. Đến năm 2007, việc di dời mồ mả của 15 hộ tộc trong thôn ra nghĩa trang mới ở khu vực bìa rừng, cách thôn 3 km cơ bản hoàn thành, tiếp đến là di dời những ngôi mộ không có người thân. Một lần nữa, ông lặn lội đi vận động người dân quyên góp kinh phí để làng đứng ra tổ chức di dời. Đến năm 2009, việc di dời mồ mả ra nghĩa trang tập trung đã hoàn tất, khu vực nghĩa trang cũtrở thành một khu dân cư với những ngôi nhà mới và những mảnh vườn xinh xắn. Trong thời gian ông Triết làm trưởng thôn, nhiều ý tưởng hay được ông đề xuất tổ chức thực hiện thành công, góp phần xây dựng nếp sống văn hoá lành mạnh ở nông thôn như không tổ chức mời uống rượu, thuốc lá trong đêm trước ngày đám cưới hoặc khi đám ma chưa đưa đi chôn cất; xây dựng mô hình khuyến học, khuyến tài ở Bảng Sơn... được UBND xã Cam Nghĩa đưa vào quy định xây dựng làng văn hoá chung. Riêng thôn Bảng Sơn, năm 2005 được UBND tỉnh công nhận làng văn hoá cấp tỉnh. Khi ông Triết xin thôi công việc trưởng thôn để an dưỡng tuổi già, người dân Bảng Sơn tiếp tục bầu con trai ông là anh Trần Văn Ánh giữ chức trưởng thôn bởi người dân cho rằng: một khi có người cha như ông Triết bên cạnh thì công việc điều hành của trưởng thôn mới sẽ gặp thuận lợi, tiếp tục đóng góp công sức để xây dựng quê hương Bảng Sơn ngày một giàu đẹp . Bài, ảnh: LÊ MINH



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Để người dân tái định cư được… an cư
22:05 30/06/2023

Mấy trăm năm trước, đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều dưới chân núi Tà Bang phải thực hiện những nghi lễ quan trọng để chọn đất, lập làng, cùng nhau sinh sống ...

Làng Vệ Nghĩa
22:35 02/08/2024

Làng Vệ Nghĩa, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong (nay sáp nhập với làng Phú Lưu thành thôn Lưu Nghĩa), được thành lập vào năm 1548, niên hiệu Thống nguyên dưới ...

Lắng nghe những điều trẻ em vùng khó nói

Lắng nghe những điều trẻ em vùng khó nói
5 giờ trước

QTO - Lắng nghe, thấu hiểu để đi đến quan tâm, chia sẻ với những điều trẻ em cần là những việc làm được Thường trực HĐND huyện Đakrông thường xuyên thực...

Đông y trị bệnh chàm

Đông y trị bệnh chàm
02:08 11/10/2010

(SK&ĐS) - Theo y học cổ truyền, bệnh chàm chia làm 2 thể bệnh cấp tính và mạn tính. Nguyên nhân là do phong nhiệt và thấp nhiệt gây ra, nhưng do phong nhiệt là chủ yếu. Ở...

Ăn gì để sung mãn?

Ăn gì để sung mãn?
02:08 11/10/2010

(SK&ĐS) - Chuyện phòng the trục trặc, không phù hợp khiến chuyện tình cảm của các cặp vợ chồng bị ảnh hưởng. Có rất nhiều lý do khiến chuyện ấy lâm vào tình trạng trên như...

Làm móng tay hãy cẩn trọng với chín mé

Làm móng tay hãy cẩn trọng với chín mé
02:08 11/10/2010

(SK&ĐS) - Tạo hóa đã ban tặng cho mỗi ngườichúng ta đôi bàn tay, để giúp cho việc sinh hoạt cầm nắm hàng ngày. Đôi bàn tay còn tạo nên nét đẹp và duyên dáng, nhất là phái...

Kinh nguyệt và rối loạn kinh nguyệt

Kinh nguyệt và rối loạn kinh nguyệt
02:06 11/10/2010

(SK&ĐS) - Rối loạn kinh nguyệt (RLKN) hay kinh nguyệt (KN) không đều là chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt cũng...

Thời tiết

25°C - 32°C
Có mây, không mưa
  • 25°C - 32°C
    Có mây, có mưa rào
  • 27°C - 34°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long