Cập nhật: Thứ 6, 03/05/2013 | 05:41 GMT+7

Vì sự nghiệp phát triển của cộng đồng các dân tộc thiểu số

* LÊ KHƯỚC, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị

Cách đây 67 năm, ngày 3/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 58 thành lập Bộ Nội vụ, trong đó có Nha Dân tộc thiểu số, tiền thân của Ủy ban Dân tộc ngày nay. Chức năng, nhiệm vụ của Nha Dân tộc thiểu số được xác định là: “Xem xét các vấn đề chính trị và hành chính thuộc về các dân tộc thiểu số trong nước và thắt chặt tình thân thiện giữa các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam”. Ngày 14/10/2008, để khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đói với công tác dân tộc, đồng thời thể hiện tình cảm của những người làm công tác dân tộc và đồng bào các dân tộc với Bác Hồ, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1491/QĐ-TTg lấy ngày 3/5 hàng năm làm Ngày truyền thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Ở tỉnh Quảng Trị, từ tháng 8/1958, ở khu vực Vĩnh Linh đã thành lập Ban chỉ đạo miền núi, sau một thời gian Ban cán sự miền Tây Quảng Trị ra đời, đến khi hợp nhất ba tỉnh, Ban Dân tộc trực thuộc Tỉnh ủy Bình Trị Thiên và nay Ban Dân tộc-cơ quan trực thuộc UBND tỉnh. Trải qua 55 năm hình thành và phát triển, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị đã vượt qua bao khó khăn gian khổ trong chiến tranh, những thiếu thốn sau giải phóng và tái lập tỉnh để từng bước tổ chức và thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Ở mỗi thời kỳ có tên gọi khác nhau nhưng với nhiệm vụ chung là tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chăm lo đời sống của đồng bào, tổ chức triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ở vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số một cách đúng đắn và hiệu quả nhất, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho bà con trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Trên cơ sở đó, Ban Dân tộc tỉnh đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ tham mưu giúp UBND tỉnh trong việc thực hiện chính sách dân tộc nhằm tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc theo nguyên tắc bình đẳng, tương trợ và tạo điều kiện giúp đỡ nhau cùng phát triển. Các thế hệ cán bộ lãnh đạo và công chức của cơ quan qua các thời kỳ đã tích cực nắm tình hình đời sống KT-XH vùng dân tộc thiểu số, tâm tư, nguyện vọng của bà con, tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động thực hiện công tác dân tộc nhằm tăng cường đoàn kết dân tộc, đẩy mạnh phát triển kinh tế, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội ở miền núi một cách kịp thời và đạt được hiệu quả cao nhất. Bằng các chính sách cụ thể như Chương trình phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (chương trình 135); chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn (chương trình 134); chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ tại huyện Đakrông; chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư theo Quyết định 33/TTg của Thủ tướng Chính phủ; chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo của vùng khó khăn theo Quyết định 102/QĐ-TTg; chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn theo Quyết định 32/QĐ-TTg; chương trình phát triển KT-XH các xã tuyến biên giới theo Quyết định 160/QĐ-TTg... Và mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số theo Quyết định 18/2011/ QĐ-TTg; Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc và chính sách cấp không thu tiền một số loại báo và tạp chí để cán bộ, bà con miền núi có thêm nhiều thông tin phục vụ sự nghiệp phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội vùng dân tộc và miền núi.

Xã miền núi Hướng Linh (Hướng Hóa) được đầu tư về hạ tầng giao thông, điện và trường học - Ảnh: HNK

Bên cạnh đó, nhiều chính sách của tỉnh đã mang lại cuộc sống ấm no cho đồng bào miền núi như giao đất giao rừng, hỗ trợ kinh phí để giải quyết nhà ở rách nát, tạm bợ cho đồng bào dân tộc giúp cho các xã, thôn bản, vùng đặc biệt khó khăn... Tại kỳ họp thứ tư (khóa VI), ngày 13/4/2012, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐND về việc giảm nghèo bền vững đối với các xã, thôn, bản, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có tỷ lệ hộ nghèo cao. Theo đó UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện tập trung mọi nguồn lực phấn đấu đến năm 2015 sẽ hoàn thành các chỉ tiêu mà nghị quyết của HĐND đề ra. Phải khẳng định rằng, nhờ sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng với sự phấn đấu nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc thiểu số, việc tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc đã từng bước làm thay đổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Trị. Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số từng bước ổn định và phát triển. Bản sắc văn hóa, truyền thống của đồng bào được giữ gìn và phát huy. Tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc miền núi cuối năm 2012 là 22,78% (giảm 4,49% so với năm 2011); lương thực bình quân đầu người 325 kg/người/ năm. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 4,5 triệu đồng/người/năm. Kết cấu hạ tầng được xây dựng phục vụ tốt đời sống sản xuất và dân sinh, các xã đều đã có đường ô tô đến trung tâm xã, điện lưới, điện thoại, trạm y tế, trường học, nước sinh hoạt, công trình thủy lợi cơ bản hoàn thiện; hộ nghèo được hỗ trợ làm nhà ở, được khám chữa bệnh miễn phí. Tỷ lệ số hộ sử dụng điện lưới 90%. Tỷ lệ số hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 84%. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường đạt 96%. Nhiều thôn, bản được công nhận làng văn hóa, nhiều gia đình đạt chuẩn văn hóa. Miền núi hôm nay đã có những vùng chuyên canh sản xuất rộng lớn có giá trị hàng hoá cao như Tân Long, Hướng Phùng, Hướng Tân, A Dơi (Hướng Hoá), A Ngo, Tà Rụt (Đakrông), Linh Thượng (Gio Linh), Vĩnh Khê, Vĩnh Hà (Vĩnh Linh)...; xuất hiện nhiều mô hình làm ăn giỏi, nhiều cá nhân đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc... Tuy nhiên vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, đời sống vất vả, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Đakrông vẫn đang là 1 trong 62 huyện nghèo nhất cả nước, 9 xã và 23 thôn bản có tỷ lệ hộ nghèo cao từ 50% trở lên, thậm chí có xã tỷ lệ hộ nghèo trên 85%. Sự chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng còn rất lớn, trình độ dân trí còn hạn chế. Trình độ cán bộ chưa tương xứng với nhiệm vụ được phân công, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Trên cơ sở kế thừa truyền thống tốt đẹp của các thế hệ làm công tác dân tộc, thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như: Đưa Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa IX) của BCH Trung ương Đảng, các chỉ thị, kết luận của Ban Bí thư về công tác dân tộc; Chỉ thị số 1971/CT-TTg ngày 27/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân tộc thời kỳ CNH, HĐH đất nước, Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc vào cuộc sống một cách thiết thực; tạo sự chuyển biến về nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ trong hệ thống chính trị về công tác dân tộc, xem đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của cơ quan, đơn vị mình. Tiếp tục thực hiện tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong thời kỳ đổi mới để phối hợp chặt chẽ trong toàn bộ hệ thống chính trị, các tổ chức, đoàn thể và các cấp, các ngành ở địa phương trong xây dựng và triển khai thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách, dự án, chú trọng lồng ghép các chương trình mục tiêu góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc, đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo vùng đồng bào khó khăn với các vùng khác. Xây dựng, củng cố hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc làm lực lượng nòng cốt trong tham mưu với cấp ủy và chính quyền các cấp tổ chức thực hiện chính sách dân tộc. Tập trung kiện toàn, bổ sung, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc ở các cấp có đủ “Tâm” và “Tầm” để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao trình độ dân trí, đẩy lùi các tập tục lạc hậu, xây dựng đời sống vật chất, tinh thần ngày càng tốt hơn. Trải qua 55 năm hoạt động vì sự nghiệp phát triển của cộng đồng các dân tộc thiểu số đã để lại nhiều đóng góp cả về lý luận và thực tiễn. Thực tiễn đã chứng minh nơi nào tập trung chăm lo và quan tâm đầy đủ đến hoạt động công tác dân tộc thì đời sống vật chất, tinh thần được ổn định và phát triển. Điều đó một lần nữa khẳng định công tác dân tộc là công tác cách mạng, hoạt động công tác dân tộc là hoạt động cách mạng. Nhiệm vụ đó đã đặt ra cho Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị phải tạo ra bước tiến bộ mới với những thành tựu mới của công tác dân tộc. Phấn đấu hoàn thành xuất sắc mục tiêu: “Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển”. Từ những đóng góp quan trọng đối với công tác dân tộc, Ban Dân tộc tỉnh được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng III; Thủ tướng Chính phủ tặng nhiều bằng khen, Cờ thi đua xuất sắc; bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và của UBND tỉnh. Những phần thưởng đó là niềm tự hào, sự khích lệ đối với mỗi cán bộ làm công tác dân tộc tỉnh Quảng Trị.



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Vì nạn nhân da cam Quảng Trị

Vì nạn nhân da cam Quảng Trị
01:54 11/04/2013

Đại tá, KS LÊ KIM THƠ, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Quảng Trị  Tỉnh Quảng Trị bị hậu quả chiến tranh quá nặng nề, trong đó chiến tranh hóa học của Mỹ đã để lại...

Thời tiết

28°C - 35°C
Ít mây, trời nắng nóng
  • 27°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 27°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long