
{title}
{publish}
{head}
QTO - Những năm qua, ngành nông nghiệp triển khai nhiều mô hình trình diễn, mô hình thí điểm về trồng trọt, chăn nuôi nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm cơ sở khuyến khích nông dân áp dụng vào sản xuất, góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững. Tuy nhiên, có nhiều mô hình khi thí điểm thì hiệu quả nhưng lại rất khó để mở rộng quy mô hay áp dụng sản xuất đại trà.
Tổng kết công tác khuyến nông giai đoạn 2016 - 2020 cho thấy, qua những mô hình trình diễn, mô hình thí điểm, ngành nông nghiệp đã lựa chọn được một số giống có năng suất, chất lượng cao, thích nghi với điều kiện khí hậu và điều kiện canh tác của từng vùng để bổ sung vào cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi của tỉnh; góp phần giúp người dân nâng cao nhận thức, thay đổi tập quán canh tác, từng bước áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất, từ đó tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập, đồng thời bảo vệ môi trường, chung tay xây dựng nông thôn mới…
Tuy vậy, đa phần các mô hình chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ của việc thí điểm, trình diễn còn khi triển khai nhân ra diện rộng lại không thành công hoặc nông dân không mặn mà tham gia như mô hình tái canh cây cà phê, trồng cây ăn quả theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm sử dụng hệ thống tưới, sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, trồng rau an toàn hay một số mô hình chuyển đổi trên đất lúa thiếu nước vụ hè thu sang trồng các cây trồng cạn…
Tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi thấy, khi tham gia thực hiện mô hình thí điểm, nông dân được hỗ trợ về giống, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng như kỹ thuật nuôi, trồng, chăm sóc… với mức đầu tư lớn nên hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn các mô hình sản xuất theo phương thức truyền thống. Tuy nhiên, mặt trái của sự hỗ trợ là nảy sinh tư tưởng trông chờ ỷ lại, nhiều nông hộ chỉ thực hiện tốt mô hình sản xuất khi có sự hỗ trợ còn hết kinh phí hỗ trợ là hết mô hình sản xuất.
Sự lan tỏa của mô hình nông nghiệp còn phụ thuộc vào tiến bộ kỹ thuật có phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội và khả năng đầu tư của nông dân hay không. Trên thực tế, dù triển khai mô hình trình diễn, thí điểm nhưng bên cạnh nguồn hỗ trợ của Nhà nước, nông hộ cần có vốn đối ứng. Cụ thể, theo quy định hiện nay tỉ lệ đối ứng xây dựng mô hình là ở vùng đồng bằng Nhà nước hỗ trợ 50%, nông hộ đối ứng 50%; miền núi thì Nhà nước hỗ trợ 70% còn nông hộ đối ứng 30%.
Để triển khai hiệu quả, các địa phương cũng phải lựa chọn hộ đủ khả năng tài chính để đối ứng vốn thực hiện nên việc tìm kiếm nông hộ đủ điều kiện bỏ 100% vốn đầu tư khi thực hiện đại trà càng khó hơn. Chưa kể, một số mô hình đòi hỏi mức đầu tư lớn và áp dụng nhiều kiến thức khoa học kỹ thuật nên không phù hợp với nhiều nông hộ, nhất là hộ nghèo, cận nghèo, người dân miền núi, vùng khó khăn. Bên cạnh đó cũng có không ít nông dân chưa có ý thức tự giác trong phát triển kinh tế, ngại thay đổi hình thức sản xuất.
Một nguyên nhân quan trọng khác khiến các mô hình nông nghiệp thí điểm khó nhân rộng là do hầu hết mô hình khuyến nông mới chỉ dừng ở mức chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế tại thời điểm trình diễn còn khi mở rộng quy mô sản xuất, làm ra số lượng hàng hóa lớn thì vấn đề xúc tiến thương mại, đầu ra cho sản phẩm lại chưa giải quyết được. Chính vì không có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định nên nhiều mô hình kết thúc khi xong nhiệm vụ trình diễn.
Điển hình như mô hình lúa sản xuất theo hướng hữu cơ hay trồng rau sạch, rau an toàn… được nhiều địa phương làm điểm trong thời gian qua nhưng đầu ra sản phẩm lại bấp bênh, thậm chí sản phẩm làm ra không có sự phân biệt rõ ràng, dễ bị nhập nhằng, “vàng, thau lẫn lộn”. Trong khi sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, an toàn đòi hỏi phải ghi chép nhật ký sản xuất với đầy đủ các quá trình như thời gian gieo trồng, chủng loại, nguồn gốc giống, các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng, quy trình chăm sóc, thu hoạch, bảo quản… đảm bảo tồn dư về vi sinh vật, hóa chất độc hại dưới mức cho phép. Đồng thời, phải tuân thủ nghiêm các bộ quy tắc trong sản xuất nông nghiệp an toàn, bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng… Công sức bỏ ra nhiều nhưng đầu ra cho sản phẩm chưa tương xứng khiến nông dân càng không mặn mà. Cùng với đó, việc quy hoạch vùng nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp ở các địa phương hiện nay vẫn chưa hợp lý, diện tích đất dàn trải, manh mún, thiếu đồng bộ về hạ tầng phục vụ sản xuất cũng như thiếu định hướng phát triển mô hình cụ thể.
Làm thế nào để mô hình khuyến nông mang lại hiệu quả thực sự và ngày càng được nhân rộng, tạo chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu cây trồng, vật nuôi vẫn là bài toán khó đối với ngành nông nghiệp tỉnh. Từ thực tế sản xuất cho thấy, việc nhân rộng mô hình trình diễn không chỉ dựa vào kết quả thành công của mô hình mà cần có một hệ thống tác động đồng bộ từ chính sách đến quá trình triển khai thực hiện. Ngành nông nghiệp cần có quy hoạch, kế hoạch cụ thể về công tác khuyến nông trước khi lựa chọn thực hiện mô hình điểm.
Có thể khảo sát, tham khảo thêm ý kiến của người dân và chính quyền địa phương để lựa chọn loại cây, con phù hợp với điều kiện tự nhiên và trình độ sản xuất của nông dân mỗi vùng miền gắn với nhu cầu thị trường. Quá trình triển khai mô hình cần đặc biệt chú trọng mối liên kết “4 nhà” (Nhà nông - Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp) để đi đến đích cuối cùng là tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Tính toán đảm bảo về quy mô diện tích, lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án nhằm tăng suất đầu tư, tạo động lực thúc đẩy nông dân sản xuất theo hướng hàng hóa, từ đó có sự đánh giá toàn diện, tổng thể về kết quả đạt được chứ không nên chạy theo số lượng thực hiện mô hình nhỏ lẻ, dàn trải.
Song song với việc xây dựng mô hình thí điểm, mô hình trình diễn cần hướng tới sự hỗ trợ mang tính chất định hướng, gợi mở, tăng gói hỗ trợ về kỹ thuật, quy trình xây dựng nhãn mác, thương hiệu hàng hóa, quảng bá sản phẩm… để nông dân không quá trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ từ bên ngoài mà cần chủ động, tự giác nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của thị trường, từ đó lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp để học tập nhân rộng.
Mai Lâm
Thời gian qua, ngành nông nghiệp chủ động phối hợp với các địa phương tận dụng tiềm năng và lợi thế để đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa, đưa quy trình canh tác ...
Trong giai đoạn năm 2020 - 2023, trên địa bàn tỉnh đã có hơn 21 mô hình nông nghiệp và PTNT tiêu biểu, góp phần đẩy nhanh tốc độ ứng dụng các tiến bộ khoa học ...
Từ nguồn vốn các chương trình, dự án và sự đóng góp của người dân, huyện Hướng Hóa đã tập trung triển khai một số mô hình nông, lâm nghiệp hiệu quả. Qua đó, ...
Theo đánh giá của ông Hồ Văn Bảy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hướng Lộc, huyện Hướng Hóa, anh Hồ Văn Lău, ở thôn Cu Ty là một hội viên nông dân tiêu biểu trong ...
Dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất được xác định là nhiệm vụ quan trọng để góp phần chuyển đổi từ mô hình sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang mô hình kinh tế ...
Hợp tác xã (HTX) Phát triển Nông nghiệp và Du lịch bền vững Xy (xã Xy, huyện Hướng Hóa) được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2022 với hình thức tập trung ...
Những mô hình khuyến nông có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đây là những mô hình ...
Những năm qua, Hội Nông dân xã Triệu Long, huyện Triệu Phong tích cực tuyên truyền, vận động hội viên nông dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, sản xuất phù hợp ...
QTO - Quyền học tập của người dân nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng được bảo đảm trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật hiện hành.
QTO - Giải ngân vốn đầu tư công luôn được xem là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, bởi đây là vấn đề có tác động to lớn đến sự phát triển của nền kinh...
QTO - Với tinh thần đồng hành với doanh nghiệp, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều chính sách, đưa ra giải pháp hỗ...
QTO - Ngày 3/6/2021, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Kết luận số 05-KL/TW tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 7/12/2015 của Bộ Chính trị về...
QTO - Đó là thông điệp mà Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc muốn nhắn nhủ đến mọi người nhân gửi bức thư chia buồn với gia đình anh Vũ Quốc Cường - chủ quán...
QTO - Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và...
QTO - Thời gian qua, với sự lây lan nhanh của dịch bệnh do biến chủng Delta, số ca mắc COVID-19 ở nước ta tăng rất nhanh, đặc biệt là tại Thành phố Hồ Chí...
QTO - Thi tuyển cán bộ là chủ trương lớn của Đảng nhằm thu hút, trọng dụng nhân tài. Từ năm 2017, Bộ Nội vụ đã thực hiện Đề án thí điểm đổi mới cách tuyển...