Cập nhật: Chủ nhật, 12/10/2008 | 15:00 GMT+7

Về với bản làng

Với tất cả những ai đang còn ngồi trên ghế nhà trường, mùa hè luôn là sự hấp dẫn, thú vị và chờ đợi. Đối với những sinh viên Trường CĐSP Quảng Trị, mùa hè của họ còn là dịp của những chuyến tình nguyện về với những mảnh đời bất hạnh trong xã hội, tiếp sức mùa thi và đặc biệt là những chuyến về với những bản làng xa xôi nơi biên giới. Với họ, được đi tình nguyện cũng là một niềm hạnh phúc. * Xin được... tình nguyện Nghe tin mình là 1 trong số 67 cán bộ, giáo viên, sinh viên được chọn lựa từ 300 sinh viên đăng ký để tham gia chiến dịch tình nguyện hè lên xã Hướng Lập (Hướng Hóa), Trần Thị Thu Kiều, sinh viên lớp Mỹ thuật K11, Trường CĐSP Quảng Trị cứ nhảy cẫng lên như trẻ con được quà. Cô bé hết tíu tít chạy khoe với mọi người lại lúi húi chuẩn bị thứ này thứ kia cứ như thể mình được nhận học bổng đi du học nước ngoài chứ không phải là đi đến những bản làng heo hút giữa núi rừng Trường Sơn, nơi mà em mới chỉ được biết qua các phương tiện thông tin đại chúng với tất cả những gì xa xôi, lạc hậu và nghèo khó nhất. Mẹ em nhìn con gái chuẩn bị cho một chuyến đi xa, giọng không khỏi lo lắng: "Nhìn nó vui như sắp được đi ăn cỗ thế kia mình cũng đỡ lo. Nhưng thân con gái trói gà không chặt, giờ đi hàng trăm cây số vào tận giữa núi rừng như thế chẳng biết có chịu nổi không?" Kiều nhìn mẹ nũng nịu: "Mẹ nói chẳng có khí phách gì cả, được đi tình nguyện là hạnh phúc lắm đấy, còn gần 250 người đăng ký mà không được chọn đang ngồi buồn thiu kia kìa". Rồi quay sang tôi, em bảo: "Đâu cần thanh niên có/ Đâu khó có thanh niên, núi rừng có hiểm trở đến mấy cũng không thể làm chùn bước chân thanh niên được, phải không anh?". Tôi chợt phì cười, nếu tôi có quyền quyết định thì chỉ riêng cái khẩu khí ấy cũng đủ để tôi chọn em vào danh sách những người được tình nguyện đợt này mà không cần phải đắn đo, cân nhắc.

Đoàn sinh viên tình nguyện Trường CĐSP Quảng Trị vượt sông Sê Băng Hiêng đến với nhân dân thôn Cù Bai (Hướng Lập)

Anh Trương Đình Thăng, Bí thư Đoàn Trường CĐSP Quảng Trị bảo với chúng tôi rằng để chuẩn bị cho mùa tình nguyện năm nay (gồm 2 công việc chính là tình nguyện tại chỗ và tình nguyện vùng sâu vùng xa), ngay từ đầu năm, Đoàn trường và Hội sinh viên trường đã lên kế hoạch chu đáo rồi triển khai cho sinh viên đăng ký tham gia. Nói là tình nguyện nhưng không phải ai muốn tham gia cũng được mà phải là những cán bộ Đoàn, Hội hoặc là những đoàn viên đã có những thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn, Hội trong năm mới được lựa chọn. Thế cho nên trong tổng số hơn 300 đoàn viên thanh niên đăng ký xin được tình nguyện cuối cùng chỉ chọn được có 67 thành viên. "Những em không được chọn đi tình nguyện đợt này khi gặp tôi mặt cứ buồn xo, dặn đi dặn lại rằng, sang năm Bí thư nhất định phải ưu tiên cho em đi đấy, nếu không em sẽ đi... chui cho Bí thư coi. Nghe các em trách mà mình thấy vui quá trời bởi vì sinh viên bây giờ không chỉ biết có học hành, vui chơi mà nhiều em rất hào hứng với các hoạt động tình nguyện, nhân đạo, từ thiện xã hội. Đó cũng là một thành công của các phong trào Đoàn"- Anh Thăng tâm sự. Chẳng thế mà bạn Thu Kiều cứ thao thức mãi suốt cả tuần lễ trước ngày lên đường chỉ vì sau 3 lần háo hức đăng ký, thấp thỏm, chờ đợi, hy vọng, đây là lần đầu tiên em được toại nguyện. Hai lần trước em cũng đã từng buồn, từng trách cứ Bí thư Đoàn trường một cách... nhiệt tình như thế. * Bản làng ơi, ta về 7 giờ sáng. Trời Đông Hà se lạnh, lất phất những hạt mưa. Những chuyến xe tình nguyện chở đầy thức ăn khô, nước uống (anh Thăng bảo với chúng tôi, đi tình nguyện là để giúp đỡ đồng bào dân tộc nên cái gì mình cũng phải tự chuẩn bị, quyết không làm một gánh nặng cho bà con) và đặc biệt là 67 con người tràn đầy nhiệt huyết nhằm hướng Tây thẳng tiến, bỏ lại đằng sau những ánh mắt tiếc nuối của những đoàn viên phải ở nhà trong đợt này. Cuộc hành trình dài dằng dặc với những đường 9 quanh co, đường Hồ Chí Minh uốn lượn, đặc biệt là hơn 10 cây số đèo Sa Mù với những đoạn gấp khuỷu tay đến chóng mặt dần ở lại sau lưng. Xế trưa, chúng tôi đặt chân đến trung tâm xã Hướng Lập. Chưa kịp nghỉ ngơi lấy lại sức, đoàn bắt tay vào việc ổn định nơi ăn chốn ở để kịp triển khai những công việc chính của chuyến đi. Những đoàn viên nam lúi húi kiếm củi, những đoàn viên nữ cặm cụi chuẩn bị cơm trưa. Chẳng biết vì mệt hay tại vì không quen với kiểu ""tác nghiệp dã chiến" mà các chị em lại cho cả đoàn ăn một bữa cơm bốc mùi khét lẹt. Ây thế mà cả thầy và trò đều quây quần bên nhau ăn một bữa cơm ngon lành đến lạ kỳ. Hoàng Yến, Mỹ thuật K11, nói thẹn thùng: "Ở nhà mà nấu cơm kiểu này thì chỉ có nước ăn roi, thế mà lên đây rồi ăn gì tự nhiên cũng thấy ngon hết trơn". Bữa cơm đầu tiên chào núi rừng đã diễn ra một cách đầm ấm và vui vẻ như thế. Ba ngày ở lại Hướng Lập là ba ngày bận rộn và đầy ắp kỷ niệm đối với những đoàn viên thanh niên Trường CĐSP Quảng Trị. Nào là giúp bà con ở thôn Cù Bai tu sửa hơn 1 cây số đường nội thôn, làm 1 sân bóng chuyền mới tại thôn A Sóc, làm vệ sinh môi trường ở trung tâm xã và các thôn lân cận, tặng 1 bộ lưới, bóng chuyền cho xã Đoàn Hướng Lập, giao lưu bóng chuyền với Đoàn thanh niên Đồn Biên phòng 605 và xã Đoàn Hướng Lập, tặng 4 phần quà (mỗi phần trị giá 250 nghìn đồng) cho 4 gia đình chính sách, tặng vở, bút, dầu gội đầu (trị giá 2 triệu đồng) cho học sinh Trường PTCS Hướng Lập, tặng 1 tạ muối Iốt cho xã Hướng Lập. Nào là tổ chức các đêm văn nghệ giao lưu với đồng bào ở địa phương. Đặc biệt, các bạn sinh viên còn đóng góp thêm được 600 nghìn đồng để mua bút, vở tặng cho các học sinh nghèo. Bao nhiêu là công việc cứ hối thúc các đoàn viên trẻ tuổi. Mồ hôi túa ra đầm đìa nhưng gương mặt ai cũng đọng lại những nét cười rạng rỡ. Buổi chiều, Hoàng Yến chạy đến tâm sự với chúng tôi, mắt ngấn đỏ: "Trao bút vở cho các em xong thấy các em cứ ôm chặt trong lòng như thể sợ ai lấy mất, tự nhiên nước mắt em cứ chảy ra. Đối với các em, 1 cuốn vở, 1 cây bút quý giá biết chừng nào". Ừ, đồng bào mình còn nghèo lắm, cái gì cũng quý nhưng quý hơn cả là tình cảm của những nam thanh nữ tú ở tận đồng bằng vượt đường sá xa xôi về với bản làng bằng tất cả tình yêu thương, Yến ạ.

Sinh viên tình nguyện lao động làm vệ sinh môi trường tại xã Hướng Lập (Hướng Hóa)

Trao quà cho gia đình chính sách tại xã Hướng Lập

Đêm ở thôn Cù Bai bây giờ không còn hiu quạnh như ngày trước mà rực rỡ ánh điện, những quán cà phê có nhạc xập xình, vài ba bàn bida cho thanh niên giải trí. Sau một ngày đi rẫy, trai gái bản cũng biết diện quần jean áo bó đi uống cà phê. Ấy là nói ngày thường chứ đêm nay, biết tin đoàn sinh viên tình nguyện của Trường CĐSP Quảng Trị lên giúp đỡ và giao lưu, thanh niên trong bản đã háo hức tụ tập từ chập tối. Rồi hát, rồi nhảy, những lời ca trong trẻo vang lên giữa núi rừng, những cái bắt tay nồng ấm tình miền xuôi miền ngược. Trưởng thôn Hồ Văn Khằm hồ hởi: "Lâu lắm rồi, Cù Bai mới vui như hôm nay. Sang năm, đoàn nhớ lên ở lại với bà con lâu hơn nữa nhé". "Ừ, lên chứ, không chỉ sang năm mà sang năm nữa, năm nữa cũng sẽ lại lên, sẽ ở lại với bà con nhiều hơn", Phan Chí Thành, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường CĐSP Quảng Trị nắm chặt tay Hồ Văn Khằm, giọng day dứt... 3 ngày ở lại Hướng Lập, cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc và giao lưu với đồng bào có lẽ là quá ngắn ngủi đối với những thanh niên tình nguyện Trường CĐSP Quảng Trị. Lương Bạch Dương, cựu sinh viên trường, mặc dù đã ra trường vẫn nán lại để được tham gia chuyến tình nguyện này, bộc bạch: "Ra trường rồi không biết sang năm còn được đi tình nguyện nữa không, không đi nữa chắc buồn lắm". Còn bạn Hồ Thị Tuyết, lớp Cao đẳng Tiểu học K11, Phó Chủ tịch Hội sinh viên trường lần đầu được tham gia chiến dịch tình nguyện ở vùng sâu vùng xa thì phấn khởi: "Chẳng trách nhiều bạn không được đi lại buồn đến vậy. Sang năm em nhất định phải xí trước một phần mới được". Đi tình nguyện ở biên giới mà phải xí phần, câu nói nghe cảm động đến trào nước mắt. Xe chuyển bánh rời khỏi Hướng Lập đã lâu lắm rồi mà nhiều đôi mắt vẫn còn ngoái nhìn lại đầy lưu luyến. Bản làng ơi, về nhé, hẹn mùa hè sang năm... Bài và ảnh: THÚY AN



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Người mang mùa xuân về với bản làng
23:10 04/07/2024

Việc già làng, trưởng bản, cán bộ người dân tộc thiểu số gương mẫu đi đầu xây dựng bản làng trở thành “điểm sáng” văn hóa cộng đồng dân cư trong cả nước những ...

Mang hơi ấm đến bản làng
22:07 30/12/2022

Vượt qua tiết trời mưa phùn gió rét, những bóng áo xanh tình nguyện đi về các bản làng heo hút ở vùng cao mang theo hơi ấm tình người để sưởi ấm, san sẻ yêu ...

Niềm vui từ những dấu chân tình nguyện
22:35 21/09/2023

Đến hẹn lại lên, khi đất trời chuyển sang thu cũng là lúc các cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên trong tỉnh ngồi lại với nhau, cùng tổng kết một mùa hè sôi nổi ...

Tết sum vầy, cùng chia sẻ
22:45 17/01/2025

Sau một tuần phát động, cuộc thi thiết kế phong bao lì xì với chủ đề “Tết sum vầy, cùng chia sẻ” của Đoàn Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Quảng Trị đã nhận được ...

Áo xanh tình nguyện về cùng Vĩnh Khê
22:31 23/08/2022

Trong chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2022 do Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức có chọn xã ...

Mang xuân vui đến bản làng
22:55 24/01/2024

Thấu hiểu nỗi âu lo của người dân ở một số bản làng vùng cao vào thời điểm Tết đến, xuân về, những ngày qua, các cấp bộ đoàn, hội trong tỉnh đã nỗ lực vượt qua ...

Tận tụy với bản làng
22:32 16/11/2024

Họ có điểm chung là sẵn sàng lặn lội đến từng bản, làng heo hút để “đi từng ngõ, gõ từng nhà” tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô dần xóa ...

“Pho sử sống” ở Vịnh Mốc

“Pho sử sống” ở Vịnh Mốc
10:00 tối Thứ 6

QTO - Năm nay tròn 90 tuổi, ông Hồ Văn Triêm ở xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Li nh, vẫn nhớ tường tận những câu chuyện lịch sử hào hùng năm xưa của mảnh đất...

Săn chuột đồng

Săn chuột đồng
03:08 03/10/2008

Vụ hè thu đã khép, lúa đã thu hoạch xong, còn lại một màu nâu sẫm của tấm thảm rạ đang trải dài tít tắp tận phía chân trời. Năm nay, vùng càng lại được mùa lớn. Người nông dân...

Lặn lội thân “cò” lên phố

Lặn lội thân “cò” lên phố
08:55 26/09/2008

Vất vả làm ra hạt lúa, lại “cõng” thêm hàng chục thứ chi phí tăng cao, chăn nuôi không hiệu quả, ruộng đồng cứ dần bị thu hẹp... không ít người nông dân trong thời buổi kinh tế...

Đời hát rong

Đời hát rong
08:21 21/09/2008

Giữa không khí tĩnh lặng trong đêm trăng thanh gió mát bên bờ sông Hiếu, bên những ly nước giải khát mát lạnh, mọi người say sưa kể chuyện cho nhau nghe. Bỗng một tiếng hát...

Nơi ngọn nguồn Bến Hải

Nơi ngọn nguồn Bến Hải
04:07 19/09/2008

Vĩnh Ô là xã miền núi đặc biệt khó khăn của Vĩnh Linh, của Quảng Trị. Ở thời điểm này, người ta có thể dễ dàng đến bất cứ nơi nào, nhưng đi lên đến Vĩnh Ô lại là một câu chuyện...

Thời tiết

24°C - 34°C
Có mây, không mưa
  • 24°C - 30°C
    Có mây, có mưa rào và dông
  • 25°C - 34°C
    Có mây, có mưa rào và dông
POWERED BY
Việt Long