{title}
{publish}
{head}
Trong thời gian qua, giá vàng liên tục tăng khiến nhiều người khi cần mua mặt hàng này để trả nợ hoặc phục vụ cho việc cưới hỏi gặp không ít khó khăn. Tuy tại thời điểm này, giá vàng trong nước giảm nhẹ theo đà giảm của giá vàng thế giới nhưng vẫn còn quá cao so với mức thu nhập bình quân chung của xã hội.
Vàng nữ trang được bày bán nhiều ở Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI chi nhánh tại Quảng Trị -Ảnh: M.T
Thời điểm giá vàng SJC chạm ngưỡng 80 triệu đồng một lượng, chị Đặng Hường (thị trấn Hồ Xá) phải “bấm bụng” để mua 5 chỉ làm quà cưới mừng đứa cháu ruột.
Nhà chị Hường có hai chị em gái, tổng cộng hai gia đình có 4 người cháu ruột. Ba mẹ mất sớm nên mấy chị em luôn đùm bọc, cưu mang nhau. Chị lập gia đình sớm nên con cái trưởng thành, yên bề gia thất từ lâu, còn em gái chị thì nay mới cưới con trai đầu lòng. Theo thỏa thuận giữa hai chị em, hễ đứa cháu nào trong gia đình tổ chức lễ cưới thì các dì sẽ mừng 5 chỉ vàng. Thời điểm đưa ra thỏa thuận đó, vàng có giá 40 triệu đồng/1 lượng. Còn ở thời điểm này, giá vàng đã tăng chóng mặt, trong khi thu nhập từ tiền lương giáo viên của chị Hường không mấy dư giả. Thương chị, em gái nói không cần phải câu nệ chuyện cũ, có bao nhiêu mừng cháu bấy nhiêu là được nhưng chị không đành vì nhà chỉ có mỗi hai chị em.
Có những thời điểm giá vàng tăng liên tục, nhất là vào mùa cưới khiến nhiều người lo lắng, vì trao tặng vàng luôn là một nét văn hoá trong truyền thống cưới hỏi của người Việt. Trong đám cưới, sính lễ nhà trai mang qua xin cưới vợ, của hồi môn nhà gái chuẩn bị cho con đi lấy chồng, quà mừng của người thân, bạn bè... đều có vàng. Tuy nhiên, tình huống buộc phải mua vàng vào thời điểm giá thành quá cao, trong khi điều kiện kinh tế của nhiều gia đình khó khăn thực sự là gánh nặng. Không ít gia đình trước sự tăng giá chóng mặt của vàng đành phải trao 1 vài chỉ tượng trưng, còn lại đi thuê để trao trong ngày cưới. Dịch vụ thuê vàng cưới khá phổ biến trong những năm gần đây, đáp ứng nhu cầu của rất nhiều người có thu nhập thấp nhưng muốn cho con cái trọn vẹn trong ngày lễ trọng đại của cuộc đời. Tuy nhiên, chuyện thuê vàng cưới tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao và nảy sinh những câu chuyện “dở khóc dở cười”.
Chị Lê Thị C., thôn Thủy Ba Tây, xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh, chia sẻ câu chuyện thuê vàng cưới cho con trai nhưng sau đó phải mua luôn vì cô dâu... không chịu trả lại. Chị C. là mẹ đơn thân, chỉ có một cậu con trai duy nhất. Ngày cưới con, chị dự tính trao cho hai vợ chồng 2 chiếc nhẫn vàng đã mua từ trước đó rất lâu. Tuy nhiên, cậu con trai lại muốn hãnh diện với nhà vợ nên bàn với mẹ đi thuê thêm vàng để trao, sau đó sẽ mang trả lại. Chưa bao giờ nghe nói đến dịch vụ này nên chị C. ban đầu không chịu, sau vì sự thuyết phục của con, chị đồng ý để con trai thuê một bộ kiềng và lắc tay 3 chỉ với giá thuê 200 ngàn đồng/ngày nhưng phải đặt cọc hơn 15 triệu đồng. Những tưởng chuyện thuê vàng được con trai bàn bạc trước với vợ nên sau cưới, chị hỏi con dâu về việc đi trả vàng, lấy lại số tiền cọc để thanh toán cho các dịch vụ trong ngày cưới thì bị phản ứng dữ dội. Cậu con trai lúc đó mới thú nhận chưa trao đổi trước với vợ. Hết cách, chị C. phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi vay mượn tiền để mua luôn số vàng thuê đó.
Chị T.N., chủ một tiệm vàng ở TP. Đông Hà cho biết: Hiện trên địa bàn TP. Đông Hà cũng có dịch vụ cho thuê vàng cưới nhưng người thuê phải cọc vàng hoặc tiền tương đương với số trang sức được thuê. Sau khi khách trả thì sẽ nhận lại số tiền hoặc vàng đã cọc lúc trước kèm với khoản tiền công cho bộ trang sức đó với giá 800 ngàn đồng/ngày. “Nhiều gia đình có vàng chỉ hoặc vàng miếng nhưng muốn trao trang sức cho con trong ngày cưới hoặc có trường hợp cần tiền mặt để làm ăn nên chỉ cần thuê vài món trang sức làm lễ, xong việc sẽ mang về trả”, chị N. chia sẻ.
Lý giải về hình thức cho thuê này, chị N. cho biết chủ yếu là hỗ trợ cho các gia đình, khách hàng quen biết chứ không áp dụng rộng rãi. Trên địa bàn tỉnh, việc cho thuê vàng trang sức theo hình thức cọc một khoản tiền thấp hơn trị giá số vàng được thuê rất hiếm vì tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao. Hơn nữa, đối với các chủ tiệm vàng, việc kinh doanh theo hình thức mua vào bán ra lợi nhuận cao hơn việc cho thuê. Vì dịch vụ thuê vàng cưới tiềm ẩn rủi ro cao nên các chủ tiệm vàng luôn kiểm tra tình trạng hàng rất kỹ để tránh phát sinh các tình huống xấu về sau. Chứng kiến nhiều tình huống “dở khóc dở cười” từ việc thuê vàng cưới nên chị N. khuyên mọi người khi tìm đến dịch vụ này phải có sự bàn bạc kỹ lưỡng giữa hai bên, nhất là đối với cô dâu, chú rể để tránh hiểu lầm và phát sinh mâu thuẫn về sau.
Ngoài chuyện cưới hỏi, việc vàng tăng giá còn khiến nhiều trường hợp mượn vàng cũng lâm vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Không ít trường hợp mượn vàng từ người thân, bạn bè để mua đất, làm nhà với suy nghĩ vì vàng ít biến động về giá cả, trong khi lãi suất ngân hàng hay biến động. Đến khi vàng tăng chóng mặt, nhiều người cứ trì hoãn kế hoạch trả nợ với hy vọng sẽ chọn được thời điểm giá vàng giảm để mua nhưng điều này rất khó vì không phải ai cũng có kinh nghiệm phân tích thị trường để chọn được đúng thời điểm vàng rớt giá. Số nợ cứ thế “phình to” khiến nhiều người “ăn ngủ không yên”.
Nhiều quan niệm cho rằng, tuy vàng là sính lễ không thể thiếu trong lễ cưới nhưng tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình để có cách trao, tặng cho phù hợp. Không nên vì quá chú trọng hình thức mà một trong các bên tạo gánh nặng cho bên gia đình còn lại. Xét cho cùng, yếu tố để xây dựng một cuộc hôn nhân bền vững không phụ thuộc vào số lượng vàng được trao trong lễ cưới hỏi.
Thủy Ba
QTO - Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên phải thu gọn quy mô, giải thể, tạm ngừng hoạt động, dẫn đến không ít lao...
QTO - Thời gian gần đây, số lượng người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng ở huyện Đakrông tăng mạnh. Kết quả trên có được một phần quan trọng...
QTO - Thời gian gần đây, lưu lượng phương tiện vận tải hàng hóa qua các tuyến Quốc lộ 9, 15D, đường Hồ Chí Minh nhánh Tây có dấu hiệu tăng lên. Để đảm bảo...
QTO - Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm thời gian qua đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm...
QTO - Hiện nay đang là mùa cao điểm sử dụng điện. Do nắng nóng kéo dài nên việc khách hàng sử dụng điện liên tục sẽ dẫn đến tình trạng thiết bị quá tải,...
QTO - Ngày 2/8/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 922/QĐ-TTg về chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới (NTM)...
QTO - Hợp tác xã (HTX) Phát triển Nông nghiệp và Du lịch bền vững Xy (xã Xy, huyện Hướng Hóa) được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2022 với hình thức...
QTO - Đến nay, 100 % doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã thực hiện lập hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng...
QTO - Từng tham gia chiến đấu bảo vệ quê hương, tham gia lực lượng công an nhân dân vũ trang tỉnh Quảng Trị (nay là Bộ đội Biên phòng), trở về quê hương,...
QTO - Thời gian gần đây, do nhiều nguyên nhân khác nhau, luồng lạch vào cảng cá Cửa Tùng đã bị bồi lấp nghiêm trọng dẫn đến các tàu cá có chiều dài trên 15...
QTO - Để phục vụ thi công các dự án lớn trên địa bàn tỉnh, nhiều hộ dân của huyện Cam Lộ đã đồng thuận bàn giao mặt bằng và được bố trí đất ở tại các khu...
QTO - Bên cạnh thế mạnh về đánh bắt, khai thác thủy, hải sản, thời gian qua, nông dân xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa...