
{title}
{publish}
{head}
QTO - Tôi và anh chơi với nhau từ nhỏ. Nhà chung xóm, cách nhau chỉ mấy con ngõ. Lớn lên, mỗi đứa theo đuổi một ước mơ, rồi đi con đường riêng, nhưng có dịp vẫn gặp gỡ chuyện trò thân tình. Anh tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, quen một cô người Bắc xinh đẹp, sành điệu và quyết định lập gia đình. Nhưng bố anh một mực ngăn cản, không đồng ý. Ông bảo nhìn cô này không có cảm tình, sợ đời anh sẽ khổ. Mọi người bảo ông khó tính, tư tưởng bảo thủ cực đoan. Thế rồi anh vẫn kết hôn mà không được sự đồng tình của bố. Khi con gái anh chào đời, bố anh vẫn đến thăm, còn anh và bố thì không nói với nhau lời nào. Nhiều lần mẹ anh tới nhà tôi chuyện trò, rồi khóc. Bà buồn khi gia đình không thuận hòa, bố con mỗi người một tính, không ai chịu ai.
Giỏi chuyên môn lại gặp nhiều cơ hội trong công việc, nên cuộc sống gia đình anh khấm khá, vui vẻ. Anh và vợ con sống êm đềm được 3 năm thì sóng gió ập đến. Một tai nạn bất ngờ trên công trường khiến công ty anh phải bồi thường khoản tiền rất lớn, phần anh hỏng một chân, sức khỏe giảm sút hẳn. Vợ anh, trong một đêm mưa đã để lại trên bàn tờ đơn ly hôn rồi đi biệt xứ.
Đời anh từ đó chật vật cùng cô con gái nhỏ. Anh bán công ty để thanh toán công nợ, bán nhà về thuê tạm một căn nhỏ hơn cho đỡ chi phí. Mẹ anh thương con trai cảnh gà trống nuôi con, thương cháu tới thắt lòng. Nhưng bà không dám mở lời với bố anh, vì sợ rằng tính ông vốn bảo thủ, không nghe theo ý ai bao giờ.
Thấy bà hôm nào cũng điện thoại, chuyện trò hỏi thăm con cháu, mỗi lần như thế, bố anh lặng lẽ ra ngoài đốt thuốc, vờ như không quan tâm. Mẹ anh dặn anh cứ tầm 5 giờ sáng nhân lúc bố đi bộ thể dục thì tranh thủ đến nhà lấy ít đồ ăn thức uống về cho cháu. Một thời gian sau, bố anh chuyển sang đi bộ lúc 5 giờ chiều.
Bà nhớ cháu, bảo anh cứ giờ đó thì mang cháu đến ăn với bà bữa cơm, nhân lúc không có ông ở nhà. Anh lắp chân giả, xin được công việc mới, bận bịu và khó khăn vì sức khỏe yếu nhiều hơn trước. Có hôm trời tối mịt mới về đón con, nhưng bố anh vẫn đi bộ chưa về.
Thế rồi một lần, trời mưa như trút, anh bế con trên tay vừa ra ngõ thì gặp bố đứng dưới gốc cây gần nhà, người ướt sũng.
Ông quát anh: “Nói chuyện gì với mẹ mày mà lắm thế, về đi để bố còn vào nhà. Từ nay đem con bé sang ăn cơm, không cần lén lút nữa. Bố không có sức đi thể dục lâu đến thế đâu!”. Nước mắt anh hòa lẫn vào dòng nước mưa, lăn dài trên má.
Anh ước gì mình còn thơ bé mà chạy tới ôm chầm lấy bố lúc ấy, để nói một lời cảm ơn và ngàn lời xin lỗi. Hóa ra, bố anh vẫn luôn âm thầm yêu thương con cháu. Dù cho có kiệm lời, có tỏ vẻ thờ ơ. Anh không biết mình có sai hay không khi nhiều lần cãi lời bố, không biết nếu nghe lời bố đừng kết hôn với người đàn bà đó thì đời anh có như bây giờ hay không.
Nhưng anh biết chắc một điều rằng dù cho anh có sai hay đúng thì bố vẫn yêu thương anh vô điều kiện. Anh chắc một điều rằng bố sẵn sàng chịu mọi thiệt thòi, mọi điều tiếng để anh được tốt hơn, được tự do theo chọn lựa của mình và chịu trách nhiệm với những lựa chọn đó.
Chẳng có người già nào đi bộ từ 5 giờ chiều tới 8 giờ tối, cũng không ai tập thể dục ngoài trời vào ngày mưa gió. Có chăng, chỉ là vì một tình thương âm thầm, vì con mà lặng lẽ tránh mặt để con cháu được thoải mái. Nhìn bố ướt sũng vì lạnh, trước mắt anh như hiện lên bao ký ức thời thơ bé. Bố kiên nhẫn tập cho anh từng vòng xe trên chiếc xe đạp tí teo, dỗ dành anh mỗi khi vấp ngã…
Rồi đây khi bố đã già, yếu đuối và dễ xúc động với bao cảm xúc buồn vui, liệu anh có kiên nhẫn cùng bố nói vài ba câu chuyện, hay đẩy chiếc xe lăn đưa ông đi dạo ngoài trời nắng ấm? Phải chăng lẽ thường của cuộc sống và tình thương là “nước mắt chảy xuôi”, nhưng những dòng nước cũng nên chảy ngược về nguồn mới trọn lẽ phải, tròn đạo lý làm người…
Minh Đức
Nhà bà Nguyễn Thị Tính nằm cuối con hẻm chật hẹp, ngoằn ngoèo ở Khu phố 3, Phường 1, TP. Đông Hà. Bà Tính thường ví cuộc đời thiếu suôn sẻ, gần như không lối ...
Hôm qua, cô cháu gái đang ở Vũng Tàu nhắn tin hỏi tôi thế này “Dì ơi, tại sao mẹ thương con lại ra cầu Ái Tử vậy?”. Gia đình bác tôi vào Nam lập nghiệp đã lâu. ...
Đứa con trai đầu phát hiện bệnh ung thư máu từ khi mới 1 tuổi, quá trình đưa con đi bệnh viện khám theo định kỳ mới đây, người bố trẻ không may bị tai nạn giao ...
Cứ vào tháng Chạp, mỗi lần gọi về nhà, thể nào anh cũng nghe mạ hỏi “Rứa khi mô con về?”. Dầu anh đã trả lời vài lần trước đó, mạ vẫn hỏi, hình như lời mạ hỏi ...
Đến giờ, trong nhiều ngôi nhà ở huyện Vĩnh Linh và Triệu Phong, câu chuyện về kế hoạch 15, gọi tắt là K15 vẫn được các cụ ông, cụ bà kể cho con cháu. 52 năm đã ...
Mẹ tên là Trần Thị Chánh. Cái tên đã làm nên con người mẹ: chính trực, khảng khái và bản lĩnh. Một người phụ nữ can trường, cầm gậy gộc đi theo cách mạng từ ...
Bà bằng tuổi má tôi, đã tám mươi rồi, nhưng cứ một, hai là dạ, xưng cậu và tôi, khiến tôi ái ngại vô cùng. Khi chuyện coi bộ đã... thấm, bà không còn dạ nữa. ...
Những người trong làng hỏi đùa nó, dượng Ba có khỏe không, hoặc dượng Ba và ba Dượng vẫn thường gặp nhau chứ? Ba Dượng thì rõ rồi, vì ba ruột nó tên Dượng. Còn ...
QTO - Có những chiều chầm chậm trôi qua để thấy lòng chông chênh, vô định trong tiếng gõ đều đều của quả lắc chiếc đồng hồ đã cũ. Rồi năm tháng cứ thế mà...
QTO - 10 năm trở lại đây, các chương trình, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao (TDTT) được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả trên địa bàn...
QTO - Sinh ra tại xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, mảnh đất nép mình bên dòng sông Vĩnh Định, khi trưởng thành, mặc dù đảm đương nhiều chức vụ...
QTO - Thời gian qua, UBND tỉnh phối hợp với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Quảng Trị- Đất dựng nghiệp của Chúa Nguyễn Hoàng”;...
QTO - “Gặp lại mẹ sau 44 năm tại Paris, hai mẹ con đều trải qua mấy ngày cùng nhau khóc cười đoàn viên. Có một bữa cơm, mẹ chống đũa nhìn tôi: “Con ơi sao...
QTO - Từ ngày 9 - 11/12, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hướng Hóa tổ chức tập huấn hát dân ca Bru Vân Kiều tại các xã phía Bắc của huyện.
QTO - Sinh năm 1919 và lớn lên ở một làng quê cạnh dòng sông Thạch Hãn là thôn Tam Hữu, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong, Hoàng Cầm - người soạn lời ca...
QTO - Sau nhiều năm nỗ lực nghiên cứu, lập và trình hồ sơ, hệ thống ma nhai (văn tự khắc trên vách đá) tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn vừa được Tổ chức Giáo...