Cập nhật:  GMT+7

Vần tháng giêng

Những vần thơ tháng giêng luôn mang lại nhiều cảm xúc, nhiều suy ngẫm cho người đọc, tháng giêng là tháng có nhiều dự cảm, nhiều hy vọng tốt lành cho một năm mới, không phải ngẫu nhiên mà ông hoàng thơ tình Xuân Diệu lại thốt lên khi tháng giêng về: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”(Vội Vàng-Xuân Diệu).

Vần tháng giêng

Hoa trái mùa xuân -Ảnh: N.K

Tháng giêng ngon, bởi tháng giêng mang trong mình những nét đặc trưng riêng khác, đầy ấn tượng mà không phải tháng nào trong năm cũng có được. Và mỗi thi nhân khi cảm tác về tháng giêng đều có những cách tiếp cận riêng của mình, nhưng tất cả họ đều có một cảm nhận chung đây là tháng có nhiều dư vị ngọt ngào đáng nhớ nhất.

Tháng giêng khởi đầu cho một năm mới, khi những hàng cây bắt đầu trút bỏ những chiếc lá khô gầy trong mùa đông giá, thay vào đó bằng những chồi non lộc biếc lên xanh mơn mởn đầy sức sống, báo hiệu một mùa xuân mới, mùa sinh sôi nảy nở của vạn vật. không chỉ có vạn vật đổi sắc thay hương trong tháng giêng, mà dường như lòng người cũng thay đổi, vui tươi và rộn rã hẳn lên khi tháng giêng tràn mọi nẻo:

Lụi tàn rồi mơn mởn

Thời gian như cánh đồng

Ngày xưa ta bé nhỏ

Tháng giêng còn nhớ không?

Biết khi nào trở lại

Màu trong vắt của trời

Khép làn mi trinh nữ

Tháng giêng tràn lên môi...”

(Tháng giêng-Lâm Thị Mỹ Dạ)

Tháng giêng cũng mang nhiều hoài niệm dấu yêu, gợi nhớ về hình ảnh, mùi vị quê hương khi mùa xuân vừa chạm ngõ:

Tháng giêng về gió bấc còn nấn ná

Hoa cải hanh vàng nhuộm cả chiều đông

Con đò già cắm sào đợi ven sông

Cuối triền đê khói đốt đồng phảng phất”

(Tháng một và mùa xuân-Nguyễn Đình Huân)

Hoặc:

Tháng giêng ơi! chầm chậm dấu yêu

Vì tôi có bao điều như muốn nói

Với ngàn sắc hoa muốn chưa tàn vội

Bướm lạc chiều giữa muôn lối xuân trôi.”

(Chầm chậm tháng giêng-Triều Dâng)

Tháng giêng còn là tháng của mùa cưới, mùa của tình yêu đôi lứa, mùa của mật ngọt trai gái thương nhau “ra giêng anh cưới em...”. Một năm có biết bao nhiêu tháng, nhưng tháng giêng luôn được những cặp uyên ương lựa chọn là tháng rộn ràng mùa cưới của mình, mùa của những kết nối tơ hồng:

Tháng giêng ngàn hoa mỏng đưa hương

Mùa đã hẹn yêu thương nồng tha thiết

Dấu yêu hỡi ! Phương trời xa cách biệt

Có thương nhau về kết nối tơ hồng”

(Mộng-Hoa Hồng Đen)

Hoặc:

Cái rét mùa đông còn rớt lại

Trời tháng giêng hơi lạnh se se

Mình bên nhau chung lối đi về

Tà áo em bay bay trong gió

Tháng giêng má hồng em rực rỡ...”

(Tháng giêng-Sinh Hoàng)

Tháng giêng đầy ắp tình cảm gia đình thương mến, bởi tình cảm gia đình luôn là một tình cảm ấm áp yêu thương, nơi lối cũ ta về, nơi vườn nhà thân thuộc:

Em về đón nắng nghiêng say

Tháng giêng chờ đợi đẹp thay bên trời

Em về lối cũ anh ơi

Con chim gọi bạn hót nơi vườn nhà.”

(Tháng giêng-Minh Lý)

Hoặc:

Gia đình là mái chở che

Những khi sương gió, trưa hè, đêm đông

Tương lai đẹp tựa bông hồng

Phải nhờ công sức vun trồng hôm nay...”

(Mái ấm...-Nguyễn Xuân Viện)

Có thể khẳng định rằng những vần thơ tháng giêng luôn mang lại nhiều xúc cảm, nhiều ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc, tuy mỗi tác giả, mỗi thi phẩm đều có những cách tiếp cận tháng giêng khác nhau mang phong cách riêng. Nhưng chung quy tất cả những thi phẩm viết về tháng giêng, đều nói lên vẻ đẹp, niềm xúc cảm mãnh liệt về một tháng giêng đầy ắp niềm hy vọng về một năm mới bắt đầu với nhiều dự cảm tốt lành cho một ngày mai tươi sáng...!

Nguyễn Văn Trình


Nguyễn Văn Trình

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Về Buôn Ma Thuột

Về Buôn Ma Thuột
2024-03-07 06:31:00

QTO - Trong một ca khúc khá nổi tiếng viết về thành phố Buôn Ma Thuột, nhạc sĩ Nguyễn Cường-người gắn bó sâu nặng với vùng đất cao nguyên, nói đại ý rằng:...

Thúc đẩy phong trào cờ tướng

Thúc đẩy phong trào cờ tướng
2024-03-02 06:00:00

QTO - Trong hơn 10 năm trở lại đây, phong trào giải trí, tập luyện và thi đấu cờ tướng diễn ra phổ biến từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi đến biển...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long