Cập nhật:  GMT+7

Ăn cơm với điện thoại

Thực tình, tôi không thích chiếc điện thoại cho lắm. Thế nhưng gần đây tôi nhận ra, những buổi trưa ở nhà một mình, tôi đã ăn cơm cùng với nó.

Ăn cơm với điện thoại

Minh họa: TA’S

Hồi sinh viên, tôi vẫn ăn cơm một mình. Bây giờ, chồng đi làm đến tối mới về nên bữa trưa chỉ có mình tôi. Khác với hồi trước, ngồi ăn trong yên lặng hoặc qua loa cho xong, bây giờ tôi ngồi nhìn điện thoại và kéo dài bữa ăn bằng các chương trình giải trí, các bộ phim ưa thích. Hóa ra, từ bao giờ, tôi đã ăn cơm cùng chiếc điện thoại mà không hay. Ngày trước, ăn cơm một mình là một kiểu cô đơn thật khó gọi tên. Còn giờ, ăn cơm cùng điện thoại cũng đâu khiến người ta bớt đi quạnh vắng.

Tôi luôn thích những bữa cơm đông đủ và chộn rộn. Mẹ vẫn bảo bữa nào có vợ chồng tôi cùng ăn thì ba mẹ ăn nhiều hơn, tại có không khí. Hiển nhiên, nhà càng đông người thì sức ăn càng nhiều nhưng đôi khi, chính “không khí” mới tạo cảm giác ngon miệng bởi sự kết nối và vui vẻ. Thử bữa nào chồng vợ giận nhau, cha mẹ con cái mặt nặng mày nhẹ coi, bạn ăn cơm có ngon không?

Người xưa có câu “trời đánh tránh bữa ăn”, ngụ ý khi ăn nên tránh la mắng, trách móc nhau. Có lẽ hàm ý sâu xa hơn, rằng trong bữa ăn, sự tập trung vào ăn uống là quan trọng nhất, các việc khác để sau. Đó chính là tập trung vào hương vị món ăn, tập trung nhai và thưởng thức, tập trung vào không khí sum họp của gia đình. Hơn nữa, nên để ý quan tâm xem thử hôm nay ai là người đứng bếp, người đó đã nấu nướng vất vả thế nào, mình cần biết ơn ra sao... Bây giờ, chiếc điện thoại vô duyên xuất hiện trên bàn ăn, cha mẹ check mail theo dõi công việc, con cái mê mẩn với chương trình giải trí, kết thúc bữa ăn thế nào không ai hay.

Bạn từng đay nghiến chiếc điện thoại, bảo nếu điện thoại không xuất hiện trong bữa ăn thì vợ chồng bạn đã không ly hôn. Những cuối ngày, ai cũng mong bữa cơm gia đình thật vui vẻ. Chồng vợ hỏi han nhau về một ngày làm việc, kể trên trời dưới đất chuyện này chuyện kia, khen nhau món này ngon, món kia ăn thấy nhớ... Đằng này, chồng bạn, tới bữa cơm lại đặt chiếc điện thoại trên bàn để xem chương trình gì đó. Bạn hỏi, chồng à ừ vài câu rồi thôi. Ăn xong, anh lại tiếp tục ôm điện thoại vào nhà tắm, đến lúc đi ngủ vẫn khư khư cầm điện thoại tới khi mắt ríu lại mới thôi. Nhiều bữa, chồng bạn ngủ khi điện thoại vẫn oang oang phát ra tiếng từ mấy chương trình đang xem.

Chuyện nhà bạn vẫn thường gặp trong nhiều gia đình hiện nay. Chúng ta đổ thừa do chiếc smartphone với đủ các ứng dụng giải trí đã thu hút thời gian và sự tập trung của mỗi người, dẫn tới thiếu sẻ chia đồng cảm. Tác hại của việc dùng điện thoại trong bữa cơm thì ai cũng biết. Từ sức khỏe thể chất đến tinh thần đều có thể tổn hại nhưng thật khó để thay đổi. Buồn thay, không chỉ người lớn, tụi con nít ngày nay, phần nhiều cũng ăn cơm cùng chiếc điện thoại. Ngoại trừ những bà mẹ nhẫn nại, nuôi con khoa học, cho con ngồi vào bàn ăn, hướng dẫn, chỉ rõ thức ăn này kia, thì nhiều bậc cha mẹ khác thường dụ dỗ con trẻ ăn với một thiết bị công nghệ nào đó. Tụi trẻ nhai rồi nuốt trong vô thức bởi ánh mắt bận chăm chú theo chương trình hay clip giải trí lôi cuốn trên Ipad, điện thoại. Xem những thứ đó dễ nghiện lắm, người lớn còn nghiện huống chi con nít. Thành ra như thói quen, bữa cơm thiếu điện thoại, đố hòng trẻ chịu ăn.

Không chỉ trong bữa cơm gia đình, những bữa ăn hàng quán với bạn bè, đồng nghiệp, với đối tác, chiếc điện thoại cũng chiếm giữ không gian và thời gian. Hết chụp ảnh rồi bấm lướt, từ lướt Facebook qua lướt Tiktok, đến Instagram, qua Youtube, sau theo dõi nhưng tin hot, giật gân... những câu chuyện trong chiếc điện thoại kia hấp dẫn hơn câu chuyện của người đối diện. Tôi còn thấy nhiều người nhắn tin giỏi nhưng lười bắt chuyện, siêng tương tác với nhau trên mạng xã hội nhưng lại ngại giao tiếp ngoài đời. Gặp nhau bên ngoài thì không chào hỏi nhưng trên mạng, sau chiếc điện thoại, người ta thân thiện đến lạ lùng.

Hình dung, ăn cơm một mình hay với ai khác cùng chiếc điện thoại, theo dõi những câu chuyện cà lơ phất phơ trên đó, thấy vậy chứ cô đơn lạc lõng lắm. Nhiều lúc tôi thấy giận chiếc điện thoại ghê gớm, thứ tưởng đâu gắn kết con người đôi khi lại khiến người ta xa nhau. Chiếc điện thoại xuất hiện trong bữa cơm dường như làm ta quên đi hương vị của món ăn, quên luôn cả giọng nói và ánh mắt của người mình yêu dấu...

Diệu Ái

Tin liên quan:
  • Ăn cơm với điện thoại
    Khi người cao tuổi dùng... điện thoại thông minh

    Khi internet phủ sóng rộng rãi, mạng xã hội phát triển trở thành kho dữ liệu khổng lồ về tri thức, thông tin, giải trí và đem lại tiện ích cho người dùng, nhất là dễ dàng kết nối với người thân, bạn bè qua tính năng cuộc gọi video miễn phí. Dù có những rào cản nhất định nhưng ngày càng nhiều người cao tuổi cũng nắm bắt xu thế, tiếp cận với công nghệ để làm phong phú hơn cuộc sống của bản thân, gần gũi hơn với con cháu.

  • Ăn cơm với điện thoại
    Cần cảnh giác khi mua sách, tài liệu qua điện thoại

    Thời gian qua, một số đối tượng giả mạo cán bộ cơ quan đảng, nhà nước, tổ chức xã hội để chào bán sách, tài liệu không rõ nội dung, nguồn gốc nhằm trục lợi trái phép. Vì vậy, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh cần cảnh giác hơn nữa đối với những cuộc điện thoại chào bán sách; cần sớm thông báo với cơ quan liên quan, lực lượng chức năng để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.


Diệu Ái

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Châu La Việt, ân tình với đất mẹ

Châu La Việt, ân tình với đất mẹ
2024-12-28 14:23:00

QTO - “...Vì có con mẹ chẳng thể quên cha”. Ngày nhà văn Châu La Việt chào đời ở ngôi nhà nhỏ bên dòng sông La, bà ngoại ông có ý đặt tên là Hà hoặc Giang....

Tháng Ba trở lại

Tháng Ba trở lại
2024-03-28 17:07:00

QTO - 1. Hơn một ký ức lãng đãng mà nồng nàn bởi mùa xuân đã chớm chín với khoảng trời thoang thoảng tím hương xoan quê nhà và cây gạo nhóm lửa giữa đồng...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long