Cập nhật:  GMT+7

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân và Opera Vầng trăng Him Lam

Sau 8 năm kể từ ngày công diễn vở opera Lá đỏ, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân trở lại ấn tượng với opera Vầng trăng Him Lam, tác phẩm tham gia cuộc vận động sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật “Sống mãi với thời gian” giai đoạn 2022 – 2025.

PGS, TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân sinh năm 1956 tại Hà Nội, là con trai nhạc sĩ lừng danh Đỗ Nhuận. Anh đến với âm nhạc từ tuổi ấu thơ, được cha trực tiếp kèm cặp. Tiếp đó anh học piano dưới sự hướng dẫn của nhà sư phạm âm nhạc Thái Thị Liên, là người đã dạy dỗ nhiều nghệ sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng rồi đi du học tại Nhạc viện Moskva. Tốt nghiệp bằng đỏ với bản Concerto cho violon và dàn nhạc giao hưởng, anh hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh bậc học cao nhất về chuyên ngành sáng tác, đồng thời theo học lớp chỉ huy dàn nhạc giao hưởng với Giáo sư L. Nikolaev. Quá trình được đào tạo rất cơ bản ấy đã tạo nên một chỉ huy dàn nhạc, một nhạc sĩ sáng tác rất tài năng.

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân với năng lực sáng tạo dồi dào, không chỉ bằng lòng sáng tác ca khúc, mà sáng tác đúng chức phận của một nhạc sĩ hiện đại là viết nhiều tác phẩm khí nhạc, nhạc phim, nhạc sân khấu như Ballet Hồng hoang, Nocturne Tiếng vọng, Trio cho ba flute, Toccata cho piano, Concerto cho violon và dàn nhạc, Variations cho piano, Bốn bức tranh cho Oboe, bộ gõ và piano, Tứ tấu đàn dây, Ngũ hành cho bộ gõ, Fantasy – Symphonic Mở đất,... và gần đây là Sắc xuân cho đàn bầu và dàn nhạc giao hưởng dân tộc, Trổ Một cho Dàn nhạc Giao hưởng, Dáng rồng lên, Lời của Đá, Chiếc lá đầu tiên, Hoa Gạo, Gửi về sông Lục núi Huyền... Tác phẩm khí nhạc của anh đã được biểu diễn tại nhiều nước như: Pháp, Nga, Đức, Nhật, Thái Lan, Singapore, Uzbekistan, Latvia, được xuất bản tại Nga và Mỹ.

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân và Opera Vầng trăng Him Lam

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân chỉ huy dàn nhạc.

Trong lĩnh vực nhạc kịch, kế thừa những thành tựu của người cha Đỗ Nhuận là nhạc sĩ khai phá và xây dựng nền nhạc kịch hiện đại ở nước ta, Đỗ Hồng Quân từ khi còn là Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ là tác giả âm nhạc hai kịch hát mới: Câu chuyện tình (dựa theo tiểu thuyết Love Story, 1989) và Nàng Silami (1991), được dàn dựng tại Nhà hát Tuổi trẻ và rất hấp dẫn khán giả trẻ tuổi. Đặc biệt năm 2016, anh đã viết nhạc kịch Lá đỏ (Âm nhạc Đỗ Hồng Quân, kịch bản nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát), mang một luồng sinh khí mới cho nhạc kịch Việt Nam, tiếp bước thế hệ cha anh mình là những người khai phá và đi tiên phong cho sân khấu nhạc kịch Việt Nam.

Thời điểm năm 1965, có vở nhạc kịch đầu tiên Cô Sao của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, năm 1975 có vở Người tạc tượng cũng của Nhạc sĩ Đỗ Nhuận. Cả một giai đoạn dài như vậy, do điều kiện đời sống xã hội cũng như đời sống âm nhạc cho nên ít có tác phẩm lớn, dài hơi.

Đến năm 2011, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 844/QĐ-TTCP về việc hỗ trợ các tác phẩm văn học nghệ thuật và báo chí nói về hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ từ 1930 đến nay.

Năm 2013, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã chọn mặt gửi vàng “đặt hàng” nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân viết một vở opera qua hội đồng duyệt rất chặt chẽ, sau khi được thông qua mới đưa vào dàn dựng, biểu diễn.

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân và Opera Vầng trăng Him Lam

Đoàn nhạc sĩ lên thăm Điện Biên và sáng tác 10 năm trước: Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, nghệ sĩ Chiều Xuân, nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh, nhạc sĩ Phạm Ngọc Khôi, nhạc sĩ Đức Trịnh, nhạc sĩ Hà Đình Cường, nhạc sĩ Văn Thao.

Sự xuất hiện một vở nhạc kịch mới trong đời sống âm nhạc làm đúng được tinh thần của quyết định 844, quy mô lớn, trước nay chưa từng có, huy động cả Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, với một lượng nghệ sĩ lên đến 80 người, huy động cả Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam với những giọng ca chính, những solist xuất sắc, đoạt giải trong nước cũng như từng tốt nghiệp cao học ở nước ngoài...

Quả là sự ra đời của Lá đỏ ngày ấy làm cho đời sống âm nhạc phong phú hơn. Chứng minh một điều là dù nhìn dưới góc độ nào khác thì mạch nguồn của âm nhạc Việt Nam vẫn phát triển, sự đầu tư vào văn hóa nghệ thuật là có hiệu quả để mang lại lợi ích cho đời sống xã hội lâu dài. Hơn nữa, chức phận của văn hóa nghệ thuật là gì, nếu không là khắc họa, phản ánh, làm sống động lại những tư liệu lịch sử về thời kỳ đã qua thì sẽ lấy gì để nhắc lại thời kỳ đó trừ những bài học lịch sử và những hình ảnh tư liệu. Muốn làm mới lại, sống lại lịch sử thì phải đầu tư cho văn hóa nghệ thuật.

Opera Lá đỏ ngày ấy tạo một làn sóng dư luận rất tốt trong công chúng và trong báo chí. Nữ nhà báo Vương Hà ghi nhận: “Nhạc kịch Lá đỏ là tác phẩm đặt hàng sáng tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Vở công diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội, được giới chuyên môn và công chúng đánh giá cao, bởi sau 40 năm mới có sự trở lại của một vở nhạc kịch được sáng tác, dàn dựng bởi các tài năng nghệ thuật Việt Nam.

Lá đỏ sau đó đã có hàng chục buổi công diễn tại các địa phương, như: Vĩnh Phúc, Thanh Hóa và tiếp đó là Quảng Bình, Quảng Trị, như mong muốn của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân và ê kíp thực hiện: Nhạc kịch đến được với người dân bình thường nhất. Lá đỏ cũng từng đoạt giải A thể loại nhạc kịch của Giải Âm nhạc năm 2016, tham dự Liên hoan tiếng hát Đường 9 xanh diễn ra tại Quảng Trị, nhận tới 11 giải thưởng cho tập thể và cá nhân; trong đó có giải xuất sắc về thể loại opera, ca sĩ Đào Tố Loan giành Huy chương Vàng”.

Cục trưởng Cục biểu diễn nghệ thuật Trần Ly Ly chia sẻ: “Tác phẩm Lá đỏ là một công trình nghệ thuật nhọc nhằn, mang nhiều tâm huyết nhằm cống hiến cho nghệ thuật nước nhà một tác phẩm của đỉnh cao, đầy nhiệt huyết cách mạng và lòng tin yêu cuộc sống”.

Tám năm đã trôi qua, tiếp nối thành công của Lá đỏ, mùa xuân này nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã hoàn thành opera Vầng trăng Him Lam. Nhắm cột mốc 7/5/2024 phía trước khi cả nước hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, bên cạnh công việc của Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân chuyên tâm sáng tác, lao động nghệ thuật, màn kết thúc của opera Vầng trăng Him Lam được anh hoàn thành vào những ngày đầu xuân này.

“Tôi cứ hướng tới ngày đó, để opera Vầng trăng Him Lam ra mắt kịp thời và có thể biểu diễn ngay giữa chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa. Nhưng bởi đây là tác phẩm viết để hưởng ứng và tham gia cuộc vận động sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật “Sống mãi với thời gian” giai đoạn 2022 – 2025, nên còn phải qua những quy trình nghiệm thu mới có thể đưa vào dàn dựng và biểu diễn. Nếu như có sự tác động tích cực của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, hy vọng opera Vầng trăng Him Lam sớm được nghiệm thu, sớm được Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam xây dựng để cùng những binh đoàn diễu binh và máy bay diễu hành, opera Vầng Trăng Him Lam sẽ góp phần làm tưng bừng thêm lễ hội chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên và 80 năm ngày thành lập quân đội” - Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân tâm sự.

Tác phẩm hứa hẹn là một điểm sáng cho nền âm nhạc đương đại của chúng ta, một dấu son trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân.

Trương Nguyên Việt

Tin liên quan:
  • Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân và Opera Vầng trăng Him Lam
    “Vầng trăng Him Lam” khắc họa đậm nét hình tượng người nghệ sĩ và chiến sĩ

    NDO - “Vầng trăng Him Lam” (Nhà xuất bản Quân đội nhân dân năm 2023) là tác phẩm mới nhất mà nhà văn Châu La Việt mới hoàn thành tại Trại sáng tác văn học về đề tài “Chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang” năm 2023. Đây là cuốn tiểu thuyết tư liệu- lịch sử mà nhân vật trung tâm chính là nhạc sĩ tài danh Đỗ Nhuận.

  • Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân và Opera Vầng trăng Him Lam
    Cảm xúc của một cựu chiến binh về tập sách “Trăng Him Lam và nước sông Thu”

    Tôi được nhà văn Châu La Việt tặng tập sách “Trăng Him Lam và nước sông Thu” - NXB Quân đội và NXB Văn học, trong đó có tiểu thuyết cùng tên của anh. Tôi rất xúc động vì tập sách này viết về những đồng chí, đồng đội tham gia chiến dịch Điện Biên của tôi, như các anh Mạc Ninh, Lê Nam, Đào Đình Luyện, Đỗ Nhuận... Hơn nữa, lại có nhân vật Đoàn trưởng Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị mang tên Ngọc Tuệ, làm tôi lại càng dán mắt và không bỏ sót một chữ trong gần ba trăm trang của cuốn tiểu thuyết.


Trương Nguyên Việt

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tháng Ba trở lại

Tháng Ba trở lại
2024-03-28 17:07:00

QTO - 1. Hơn một ký ức lãng đãng mà nồng nàn bởi mùa xuân đã chớm chín với khoảng trời thoang thoảng tím hương xoan quê nhà và cây gạo nhóm lửa giữa đồng...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long