
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Kỳ họp thứ 9 là kỳ họp cuối cùng của Quốc hội (QH) khóa XII. Cùng với nhiệm vụ xây dựng pháp luật, bàn về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, kỳ họp này QH thảo luận, xem xét các báo cáo công tác cả nhiệm kỳ của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Đây là dịp để QH, các cơ quan của QH, các cơ quan hữu quan nhìn nhận những việc đã làm được, chưa làm được, tiếp tục nỗ lực phấn đấu xây dựng QH đạt được những kết quả to lớn hơn nữa, xứng đáng với lòng mong đợi của nhân dân. Theo đánh giá của Ủy ban Thường vụ QH, kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ khóa XII là QH hoạt động ngày càng dân chủ, thiết thực và hiệu quả, có nhiều đổi mới cả trong tư duy và thực tiễn hành động. Công tác xây dựng pháp luật được đổi mới về quy trình, bảo đảm tăng cả về số lượng và chất lượng, góp phần thể chế hóa đường lối của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của nhà nước. Công tác giám sát được tăng cường với sự kết hợp của nhiều phương thức tổng hợp, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan của QH, tập trung vào những vấn đề bức xúc của cuộc sống, thảo luận, ra nghị quyết và giám sát thực hiện nghị quyết đã được thông qua. Việc QH khóa XII giám sát giải quyết các kiến nghị của cử tri là một điểm mới, mang lại hiệu quả thiết thực. Việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, đặc biệt là về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và công trình dự án quốc gia của QH ngày càng có chất lượng, bám sát và đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn. Hoạt động đối ngoại đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao vị thế của đất nước và QH Việt Nam trên trường quốc tế. Tổ chức bộ máy được củng cố, kiện toàn, từng bước ổn định, cơ bản đáp ứng yêu cầu của hoạt động thực tiễn. Phương thức, chế độ làm việc từng bước được cải tiến theo hướng phát huy dân chủ, tăng tính chủ động, sáng tạo, phối hợp tốt hơn giữa các đơn vị, cơ quan hữu quan… Các kỳ họp của QH thực sự trở thành sự kiện chính trị cuốn hút và những phiên thảo luận về các dự án luật, tình hình kinh tế, xã hội, chất vấn và trả lời chất vấn sôi nổi, tâm huyết tại hội trường để lại dấu ấn tốt đẹp trong cử tri và nhân dân cả nước. Hoạt động của QH đã làm sâu sắc hơn nhận thức về xây dựng nền dân chủ XHCN, góp phần tăng cường sự gắn bó giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, tạo ra một hình ảnh về sự năng động, dân chủ của hệ thống chính trị XHCN của nước ta. Bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, theo đánh giá của Ủy ban Thường vụ QH, hoạt động của QH khóa XII vẫn còn những hạn chế. Quy trình lập pháp tuy được cải tiến, nhưng vẫn chưa đồng bộ và có điểm chưa hợp lý. Trách nhiệm cơ quan trình dự án, cơ quan tham gia soạn thảo, thẩm tra, chỉnh lý cần tiếp tục được phân định rõ ràng hơn. Trong thảo luận, thông qua dự án, một số trường hợp chưa có sự tranh luận đầy đủ, đối thoại đến cùng. Thông tin phục vụ QH xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước còn chưa đầy đủ, kịp thời. Sự phối hợp công tác giữa các cơ quan của QH và giữa các cơ quan của QH với các cơ quan hữu quan có lúc còn chưa được chặt chẽ... Từ hoạt động của QH khóa XII, bài học kinh nghiệm được rút ra là: Sự phát triển của QH là một quá trình liên tục kế thừa và không ngừng đổi mới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của mỗi giai đoạn cách mạng. Kinh nghiệm thực tiễn của QH khóa trước luôn là bài học quý giá cho việc củng cố, nâng cao QH khóa sau. Đổi mới cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của QH cần tiến hành chặt chẽ, đồng bộ, từ việc thử nghiệm mô hình và cách thức, phương pháp cho đến đổi mới về thể chế pháp luật. Đổi mới phải được thực hiện một cách đúng đắn, bài bản, có định hướng mục tiêu rõ ràng, bước đi chắc chắn và mang lại hiệu quả thiết thực. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định để QH thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, hoàn thành tốt trọng trách mà nhân dân ủy thác. Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước luôn gắn liền với việc đổi mới, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, bao gồm đổi mới cả nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nói chung và QH nói riêng. Thực tế cho thấy sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng tạo khả năng xây dựng một cơ cấu tổ chức thống nhất của QH và là tiền đề để bảo đảm cho QH phát huy được vai trò của mình. Phát huy dân chủ trong sinh hoạt của QH là yêu cầu quan trọng tạo thêm sức mạnh và sự năng động, sáng tạo từ hệ thống chính trị của nước ta. Không ít các cuộc tranh luận, chất vấn tại nghị trường, các cuộc giám sát trong thực tiễn khá gay gắt và sôi nổi với nhiều lý lẽ có sức thuyết phục. Có những vấn đề được quyết định phải cân nhắc, phân tích từ nhiều góc độ, nhiều khía cạnh đã làm cho tính chính xác cao hơn, tạo sự đồng thuận tốt hơn, giúp công tác chỉ đạo điều hành thuận lợi và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống và phù hợp với ý nguyện của đông đảo nhân dân. Chất lượng và hiệu quả thực hiện các chức năng của QH phụ thuộc phần lớn vào hoạt động của các cơ quan của QH và các đại biểu QH, nhất là các đại biểu chuyên trách. Tăng cường chất lượng đại biểu QH có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH. Muốn vậy, cần có cơ chế, điều kiện để nhân dân lựa chọn được những người tiêu biểu vào QH; có những quy định cụ thể, rõ ràng hơn nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của QH; trách nhiệm đại biểu chuyên trách; tăng cường quan hệ phối hợp công tác và bảo đảm các điều kiện hoạt động để phát huy vai trò nòng cốt đối với hoạt động chung của QH. Sự gần gũi, gắn bó mật thiết với nhân dân, nắm bắt đầy đủ, hiểu sâu sắc tâm tư, nguyện vọng và yêu cầu chính đáng của nhân dân, trân trọng lắng nghe, phản ánh đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân là nhân tố quan trọng bảo đảm cho QH có những quyết sách đúng đắn, phù hợp thực tiễn, góp phần nâng cao uy tín, vai trò của QH, thu hút được sự quan tâm, ủng hộ, đóng góp ý kiến xây dựng và tăng cường niềm tin của cử tri, của nhân dân đối với QH. Những bài học kinh nghiệm trên góp phần quan trọng để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của QH trong nhiệm kỳ tới. Nhiệm kỳ QH khóa XIII sẽ hoạt động trong bối cảnh đất nước tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng. Yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ đất nước đặt ra nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vẻ vang. Cuộc bầu cử QH khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2011, do vậy toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải đề cao trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi, tích cực tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, xây dựng bộ máy nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng của đất nước trong giai đoạn mới. PHƯƠNG MINH
Phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã (HTX) luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương trong tỉnh quan tâm. Đặc biệt, giai đoạn khó khăn do ảnh ...
Là một trong những hoạt động rất quan trọng của đại biểu HĐND các cấp, tiếp xúc cử tri giúp đại biểu hoàn thành tốt nhiệm vụ là cầu nối giữa cơ sở với cơ quan ...
Chiều 2/5, sau khi bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV, Ủy ban Thường vụ ...
5 năm qua, trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng các cấp công đoàn tỉnh Quảng Trị đã có nhiều nỗ lực trong đổi mới nội dung, phương ...
Công tác nữ công là một nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở (CĐCS). Những năm qua, công tác nữ công của CĐCS Bảo hiểm xã hội (BHXH) ...
Thời gian qua, hoạt động công đoàn trong các trường học trên địa bàn tỉnh luôn được chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, các phong trào ngày càng ...
Xây dựng công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự (ANTT) và văn minh đô thị là một chủ trương lớn, mang tầm chiến lược của Bộ Công an. Chủ trương ...
Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở (CĐCS), nhất là chủ tịch CĐCS khu vực ngoài nhà nước có năng lực, bản lĩnh, kỹ năng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là 1 ...
QTO - Chiến dịch đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được phát động đồng loạt...
QTO - Quyền học tập của người dân nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng được bảo đảm trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật hiện hành.
(QT) - Dân vận là “cẩm nang” chỉ dẫn một cách đầy đủ và sâu sắc về mục đích, đối tượng; nhiệm vụ, phương pháp, tính hiệu quả...của công tác vận động quần chúng đối với cán bộ,...
(QT) - Ước tính, ở nước ta mỗi năm có thêm khoảng 180.000 người mắc bệnh lao, hơn 50% trong số đó đồng nhiễm HIV, gần 6.000 bệnh nhân lao đa kháng thuốc và trên 20.000 người...
(QT) - Đoàn công tác của Bộ GD-ĐT vừa có đợt kiểm tra tình hình thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại tỉnh Quảng Trị. Qua kiểm...
(QT) - Trong mọi giai đoạn của cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định báo chí là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng. Để phục vụ đắc lực cho công cuộc...
(QT) - Cuộc bầu cử đại biểu quốc hội (ĐBQH) khóa XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 sẽ diễn ra vào ngày 22/5/2011, trong thời điểm Đại hội Đảng toàn quốc...
(QT) - Không phải trong bối cảnh áp lực lạm phát như bây giờ chúng ta mới đề cập nhiều đến vấn đề an sinh xã hội mà từ trước đến nay, việc chăm lo cho các đối tượng khó khăn,...