
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Ngày 6/1/2016, Thông tư 57/2015/TT-BCA của Bộ Công an hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chính thức có hiệu lực, theo đó quy định phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên phải trang bị bình chữa cháy. Nếu trong trường hợp các phương tiện cơ giới thiếu bình chữa cháy sẽ phải chịu mức phạt từ 300-500 ngàn đồng (quy định tại khoản 2, Điều 41, Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt hành chính). Tuy nhiên, không lâu sau đó, Bộ Công an lại có chủ trương tạm thời chưa xử phạt đối với chủ xe ô tô thiếu bình chữa cháy mà trước mắt sẽ tăng cường kiểm tra, nhắc nhở và tuyên truyền để người điều khiển phương tiện hiểu rõ ý nghĩa của việc trang bị bình chữa cháy, từ đó tự giác thực hiện. Một trong những lý do khiến Thông tư 57 chưa được triển khai thực hiện là do vấp phải những ý kiến trái chiều từ người dân và người điều khiển phương tiện. Đây không phải là lần đầu tiên một quy định pháp luật vừa mới có hiệu lực đã phải tạm thời không được thực thi do gặp sự phản ứng gay gắt của người dân, bởi nội dung quy định không phù hợp với thực tế. Điển hình là Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 bị công nhân lao động phản đối về quy định không cho hưởng bảo hiểm xã hội một lần vì ảnh hưởng tới quyền lợi của họ. Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải ban hành. Thông tư liên tịch này có hiệu lực từ 15/5/2013 nhưng đến nay cơ quan chức năng vẫn còn tranh cãi là có xử phạt hành vi đội mũ bảo hiểm giả khi tham gia giao thông hay không? Hay một số các quy định như người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có vòng ngực trung bình dưới 72 cm thì không được cấp bằng lái xe A1 (Quyết định 33/2008/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 30/9/2008); quy định thịt và phụ phẩm bảo quản ở nhiệt độ thường chỉ được bày bán trong vòng 8 tiếng kể từ khi giết mổ (Thông tư 33/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày 20/7/2012); quy định xử phạt xe không chính chủ (Nghị định 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012)…sau khi được ban hành đều bị bãi bỏ và ngưng hiệu lực. Thực trạng trên khiến nhiều người đặt câu hỏi: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục chặt chẽ, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Mặc dù được ban hành theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ như vậy, tại sao sau khi đi vào cuộc sống lại xảy ra tình trạng “mất hiệu lực” như trên? Một điều dễ nhận thấy nhất là trong quá trình soạn thảo luật, các cơ quan chức năng không đánh giá được tác động của các quy định đó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của người dân. Ở nước ta, Quốc hội thực hiện quyền lập pháp. Tuy nhiên “chức năng lập pháp” trên thực tế lại giao cho nhiều cơ quan thực hiện và đa phần các dự luật là do Chính phủ, các Bộ, ngành đệ trình. Sau khi luật có hiệu lực lại cần phải có những văn bản hướng dẫn của những cơ quan này mới có thể đi vào cuộc sống. Mỗi đạo luật do có quá nhiều văn bản hướng dẫn thi hành, nên không tránh khỏi tình trạng dễ cho việc quản lý, nhưng lại khó cho người dân khi thực hiện. Chính vì khó cho người dân khi thực hiện nên nhiều quy định vấp phải sự phản ứng gay gắt của dư luận, buộc phải ngưng hiệu lực ngay sau đó. Chất lượng của một văn bản quy phạm pháp luật luôn được xem xét qua tính hợp pháp và tính hợp lý, trong đó tính hợp lý được hiểu là văn bản đó biểu hiện tính khả thi và hiệu quả cao nhất về kinh tế, chính trị, xã hội, được sự đồng thuận của mọi người dân. Nếu một văn bản quy phạm nào chỉ đảm bảo tính hợp pháp mà thiếu tính hợp lý thì không thể nào khả thi. Người ta thường ví pháp luật là cái áo mặc chung cho cả xã hội, hàm ý rằng mỗi quy định pháp luật phải gắn với cuộc sống, có khả năng áp dụng ngay, đồng thời được người dân ủng hộ và chấp nhận. Việc các quy định pháp luật vừa ban hành đã vội hủy bỏ, sửa đổi lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng nhờn pháp luật và mất uy tín của các cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy, điều quan trọng là khi xây dựng văn bản pháp luật, cơ quan chủ trì ngoài việc tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong dân cần chú trọng hơn đến việc lấy ý kiến các đối tượng được điều chỉnh và đối tượng chịu sự tác động một cách thực chất. Đồng thời cần bổ sung quy định về kiểm tra và giám sát không chỉ đối với những văn bản trái pháp luật mà cả văn bản không phù hợp thực tế, từ đó ban hành những quy định cụ thể về trách nhiệm cá nhân của những người chịu trách nhiệm soạn thảo cũng như chế tài kèm theo. HOÀI NAM
Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra nhiều vụ cháy lớn tại các quán karaoke gây thiệt hại lớn về người và tài sản, nguyên nhân chính là do hệ thống phòng cháy, ...
Hôm nay 12/12, UBND tỉnh ban hành quyết định xử phạt Công ty TNHH Minh Tuấn có trụ sở chính tại Cụm công nghiệp Đông Lễ, phường Đông Lễ, TP. Đông Hà số tiền 90 ...
Ngày 15/9/2023, Thông tư số 32/2023/ TT-BCA của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm ...
Tổ chức tổng kiểm tra, rà soát hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn, xử phạt nghiêm minh, kiên quyết thu hồi giấy phép, đình chỉ hoạt động của các ...
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 30/2024/NĐCP quy định về quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đăng ký tại nước ngoài, do người nước ngoài đưa vào ...
Hình thức phạt nguội được thi hành đối với các phương tiện tham gia giao thông mang lại hiệu quả rõ rệt đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. ...
Một trong những nội dung được dư luận quan tâm nhất trong thời gian gần đây là việc tăng mức phạt vi phạm giao thông được quy định tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP ...
Đây là nội dung tại Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về ...
QTO - Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt của Chính phủ và ở các địa phương; mở đợt cao điểm tấn công đấu tranh ngăn chặn, đẩy...
QTO - Chiến dịch đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được phát động đồng loạt...
(QT) -Năm 2015 với nỗ lực, quyết tâm cao của các ngành, các cấp, tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có nhiều chuyển biến tích cực. Đã...
(Lược ghi trả lời phỏng vấn VietNamNet của đồng chí HÀ SỸ ĐỒNG, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) Mặc dù hiện nay FDI vẫn là khu vực mạnh nhất...
(QT) - Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 do UBND tỉnh tổ chức mới đây, trước một vấn đề nóng, thu hút rất nhiều người quan tâm là tình trạng...
(QT) -Mới đây vào thời điểm đầu năm 2016, ngành Y tế Quảng Trị đã có khởi động đáng chú ý khi tổ chức hội nghị ký cam kết thực hiện đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán...
(QT) -Những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã đem lại nhiều tiện ích, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhưng đồng thời cũng trên mạng...
(QT) - Một lần trên truyền hình, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng kể câu chuyện nghe thật xót xa. Rằng trong một lần đi thực tế ở Bệnh viện ung bướu Trung ương, trực tiếp phỏng vấn hai...