Cập nhật:  GMT+7

UBND tỉnh làm việc về đề án phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn

Chiều nay 16/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành, địa phương, đơn vị tư vấn về đề án phát triển vật liệu xây dựng (VLXD) giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

UBND tỉnh làm việc về đề án phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến kết luận buổi làm việc - Ảnh: L.A

Theo đề án, trên cơ sở hiện trạng sản xuất, cân đối cung cầu, nhu cầu VLXD để phát triển KT - XH, nguồn khoáng sản làm VLXD đã được quy hoạch, đề án đề xuất ưu tiên đầu tư phát triển một số VLXD chủ yếu của tỉnh theo nhu cầu các lĩnh vực KT-XH tại các địa phương gồm: xi măng; gạch xây nung; vật liệu xây không nung; đá xây dựng; cát sỏi xây dựng; kính xây dựng; vật liệu san lấp; bê tông; vật liệu lợp và một số chủng loại VLXD khác như: vữa khô trộn sẵn đóng bao, gạch Terrazzo, gỗ ván công nghiệp và gỗ nhựa composite, vật liệu trang trí hoàn thiện.

Mục tiêu của đề án nhằm phát triển ngành công nghiệp sản xuất VLXD của tỉnh có năng lực cạnh tranh trong vùng, đảm bảo hài hòa các lợi ích KT - XH và môi trường; đáp ứng nhu cầu xây dựng trong tỉnh, trong vùng và xuất khẩu hiệu quả, đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm giá trị cao, thân thiện với môi trường.

Phát triển ngành VLXD với công nghệ sản xuất đạt trình độ tiên tiến, hiện đại, cải tạo công nghệ hoặc dừng sản xuất đối với các dây chuyền sản xuất có công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nhiên liệu, năng lượng và gây ô nhiễm môi trường. Ưu tiên các dự án, chuỗi dự án sản xuất VLXD tập trung tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, sử dụng công nghệ hiện đại, tỉ lệ nội địa hóa cao về thiết bị.

Đến năm 2030, ngành sản xuất VLXD của tỉnh đạt được trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường; cơ giới hóa và tự động hóa cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và xuất khẩu. Định hướng đến năm 2050, ngành sản xuất VLXD của tỉnh được tự động hóa hoàn toàn trong quá trình sản xuất và trở thành ngành công nghiệp xanh, bền vững.

Đề án cũng đưa ra 7 nhóm giải pháp chính để thực hiện gồm: hoàn thiện thể chế, chính sách; khai thác tài nguyên khoáng sản hiệu quả, tiết kiệm; giải pháp về khoa học, công nghệ; giải pháp về thị trường; giải pháp về nguồn lực lao động; giải pháp về nguồn vốn đầu tư cho phát triển sản xuất VLXD; bảo vệ môi trường trong sản xuất.

Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến đề nghị Sở Xây dựng, đơn vị chủ trì thực hiện đề án và đơn vị tư vấn tiếp thu đầy đủ các ý kiến tại buổi làm việc để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện đề án. Phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan bổ sung số liệu về trữ lượng, chất lượng, công suất VLXD sát với thực tế. Rà soát, xác định, đánh giá lại khả năng khai thác của các mỏ đất, mỏ đá trên địa bàn tỉnh.

Đối với quy hoạch, xây dựng các nhà máy, trạm nghiền xi măng cần phải đánh giá, nghiên cứu và cân nhắc hợp lý, từ đó có định hướng kêu gọi nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Đánh giá đúng chất lượng cát xây dựng, cát trắng nhằm phát triển công nghiệp chế biến sâu như sản xuất kính, nền chíp bán dẫn.

Lê An

Tin liên quan:
  • UBND tỉnh làm việc về đề án phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn
    Tăng cường quản lý giá một số vật liệu xây dựng trên địa bàn Quảng Trị

    Thời gian qua, các doanh nghiệp ngành nghề xây dựng gặp nhiều khó khăn, nhất là sự khan hiếm và biến động theo chiều hướng liên tục tăng của giá vật liệu, trong khi giá công bố của cơ quan nhà nước chưa sát với giá thị trường. Tại hội nghị đối thoại với doanh nghiệp do UBND tỉnh tổ chức vừa qua, đại diện Hội Doanh nhân trẻ tỉnh cũng đặt ra vấn đề về giá vật liệu xây dựng, nhân công, cước vận chuyển,... chênh lệch lớn giữa thị trường và thông báo giá của cơ quan nhà nước gây quá nhiều khó khăn cho doanh nghiệp xây dựng.

  • UBND tỉnh làm việc về đề án phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn
    Giải pháp tháo gỡ khó khăn về vật liệu đất đắp trên địa bàn

    Những năm qua, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các ngành, UBND các huyện và các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh thực hiện các quy định của nhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Nhờ vậy, hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã dần đi vào nền nếp.

  • UBND tỉnh làm việc về đề án phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn
    Giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn ...

    Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 66 mỏ đất làm vật liệu san lấp được phê duyệt vào quy hoạch giai đoạn 2021-2030 với tổng diện tích 948,11 ha, tổng tài nguyên dự báo 50,715 triệu m3, trong đó đất do hộ gia đình quản lý chiếm khoảng 85%.


Lê An

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Chương trình “Ước mơ xuân” năm 2025

Chương trình “Ước mơ xuân” năm 2025
2025-01-18 21:24:00

QTO - Tối nay 18/1, Nhà Thiếu nhi tỉnh Quảng Trị phối hợp Thành đoàn – Hội đồng Đội thành phố Đông Hà và Hải đội 202 - Vùng 2 Cảnh sát Biển Việt Nam tổ...

Tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024

Tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024
2024-12-16 12:53:00

QTO - Sáng nay 16/12, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024. Tổng Bí thư Tô Lâm dự...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long