Cập nhật:  GMT+7

Tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh tra năm 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành

Sáng nay 29/3, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh tra năm 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Trị.

Tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh tra năm 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Trị - Ảnh: N.B

Khai mạc hội nghị, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Dương Quốc Huy nhấn mạnh: Luật Thanh tra năm 2022 có sự kế thừa của Luật Thanh tra năm 2010 và bổ sung những quy định mới trên cơ sở tổng kết thực tiễn sâu sắc, toàn diện về các hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra hiện nay.

Vì thế, Thanh tra Chính phủ đề nghị các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh tra năm 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt là các điểm mới quy định về người có thẩm quyền thanh tra, tạo cơ sở thực hiện có hiệu quả các hoạt động thanh tra trong thời gian tới.

Luật Thanh tra năm 2022 gồm 8 chương và 118 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023. Việc xây dựng luật này dựa trên quan điểm và nguyên tắc cơ bản: Quán triệt, cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác thanh tra; phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính nhà nước, tạo cơ sở pháp lý cho quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra trên tinh thần Nghị quyết số 18/NQ-TW ngày 25/10/2017 về Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Thể chế hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 phù hợp với chức năng, nhiệm vụ về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Đáp ứng yêu cầu về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, bảo đảm phối hợp có hiệu quả giữa các công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của bộ máy nhà nước và cả hệ thống chính trị đối với hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Làm rõ và tăng cường trách nhiệm, thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, chủ tịch UBND cấp tỉnh trong việc lãnh đạo công tác thanh tra, xử lý các vấn đề phát sinh được phát hiện qua hoạt động thanh tra, tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, chấn chỉnh công tác quản lý, xử lý cán bộ vi phạm, thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt, sử dụng sai mục đích.

Sửa đổi Luật Thanh tra năm 2010 trên cơ sở tổng kết thực tiễn tổ chức và hoạt động thanh tra; kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Thanh tra hiện hành; đáp ứng yêu cầu thực tiễn và hội nhập quốc tế để phát triển kinh tế đất nước; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trên thế giới về công tác thanh tra.

Trên cơ sở Luật Thanh tra năm 2022, Chính phủ ban hành 2 nghị định gồm: Nghị định 43/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra năm 2022; Nghị định số 03/2024/NĐ-CP ngày 11/1/2024 về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

Luật Thanh tra năm 2022 có nhiều điểm mới so với Luật Thanh tra năm 2010 như: bổ sung chức năng quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, phòng chống tiêu cực; quy định một cuộc thanh tra có thể ban hành nhiều kết luận thanh tra (khoản 3 Điều 78); những quy định mới về xử lý vấn đề chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước...

Hội nghị đã trao đổi, giải đáp làm rõ một số khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện Luật Thanh tra năm 2022 và các nghị định của chính phủ quy định chi tiết thực hiện luật này.

Hội nghị lần này nhằm tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh tra năm 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành sâu rộng đến cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC) toàn ngành thanh tra. Từ đó, tạo sự thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện, đưa những quy định của luật đi vào thực tiễn cuộc sống. Đồng thời, giúp CB,CC,VC toàn ngành thanh tra nắm vững hơn quy định của pháp luật về thanh tra, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Nhơn Bốn

Tin liên quan:
  • Tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh tra năm 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành
    Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

    Trong thời gian qua, thị xã Quảng Trị đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn bằng nhiều hình thức đa dạng, linh hoạt, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH và chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Nhờ vậy, ý thức chấp hành pháp luật của công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân ngày càng được nâng lên rõ rệt, góp phần làm giảm các hành vi vi phạm pháp luật, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

  • Tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh tra năm 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành
    Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho ngư dân

    Hiện nay, tuyên truyền, giáo dục nâng cao hiểu biết pháp luật cho ngư dân là nhiệm vụ cấp bách, nhất là trong điều kiện cả nước đang triển khai mạnh mẽ thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 13/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Để thực hiện nhiệm vụ này, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh và các huyện ven biển đã triển khai đồng bộ các giải pháp chống khai thác IUU, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nâng cao hiểu hiết cho ngư dân và thực hiện theo đúng quy định khi đánh bắt trên biển.


Nhơn Bốn

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long