Cập nhật:  GMT+7

Tuyển sinh ĐH, CĐ: Có nên đổ xô vào kinh tế, tài chính?

(TPO) - Sau khi Tiền Phong số 91 đăng bài Vẫn đổ xô kinh tế, tài chính , Tòa soạn nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi. Sau đây là ý kiến của hai chuyên gia tuyển sinh khuyên thí sinh thận trọng với lựa chọn này.

Thí sinh nên cân nhắc khi chọn ngành đào tạo - Ảnh: PV
Th.S Trần Minh Đức (ĐH Sài Gòn): Hãy dũng cảm nếu cần thiết phải thay đổi

Việc thí sinh (TS) đổ xô nộp đơn vào khối ngành Kinh tế, Tài chính - Ngân hàng, Quản trị xuất phát từ 4 nguyên nhân chính.

Thứ nhất, đây là những khối ngành nghề có nhu cầu cao trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu vào kinh tế thế giới. Trong các cuộc khảo sát của cơ quan hoạch định chính sách, trung tâm nghiên cứu... đều xác định vấn đề này.

Thứ hai, số ngành kinh tế, tài chính có nhiều cơ hội trúng tuyển vì hiện nay có rất nhiều trường đào tạo các ngành học này. Thứ ba, do sự hấp dẫn về môi trường làm việc rộng lớn, năng động, thu nhập cao và nhiều cơ hội thăng tiến.

Cuối cùng là sự chọn lựa của thí sinh hiện nay vẫn còn tâm lý phong trào, hoặc chịu sự áp đặt của bố mẹ hoặc bị thu hút bởi sự hào nhoáng của ngành nghề.

Thực tế cho thấy, nếu TS bị quá cuốn hút vào ngành “hot” có thể bị rơi vào ba trường hợp. Đầu tiên, có thể hiện tại ngành này đang “hot” nhưng sau bốn năm ra trường, ngành này chưa chắc còn “hot” như vậy nữa.

Thứ hai, ngành “hot” chưa chắc phù hợp với sở thích, năng lực... của nhiều TS. Thứ ba, ngành càng “hot” thì khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động càng gay gắt.

Thứ tư, hiện nay cơ cấu đào tạo khối ngành kinh tế, tài chính ở hệ TCCN (chiếm 46,2% - số liệu năm 2009) là không phù hợp với việc sử dụng của nền kinh tế hiện nay. Hệ TCCN không thể nặng về kinh tế quản lý như vậy. Đây là điều mà nhiều TS cần lưu ý.

Một sai lầm rất cơ bản nữa mà nhiều TS thường vướng vào khi đặt bút lựa chọn những ngành này là không để ý đến năng lực, điều kiện đào tạo của cơ sở đào tạo đó dẫn đến việc không được đào tạo tốt.

Hiện nay, khối ngành kinh tế, tài chính dù đang “hot” vẫn nằm ở tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu, vừa yếu”.

Các TS nên cân nhắc khi chọn lựa. khối ngành kinh tế, tài chính này, hãy dũng cảm nếu thấy cần thay đổi.

Th.S Trần Đình Lý (ĐH học Nông lâm TPHCM): Ngành học nào cũng có cơ hội

Có nhiều ý kiến khuyên thí sinh nên chọn ngành đào tạo cho số đông để có nhiều cơ hội việc làm. Và thực tế những năm gần đây, nếu không nói là lâu nay, TS đăng ký dự thi vào nhóm ngành kinh tế -quản trị của các trường chuyên về lĩnh vực này và cả những trường đào tạo đa ngành, trong đó có kinh tế - quản trị - vẫn luôn chiếm một tỷ lệ khá cao, thậm chí ngoạn mục so với nhóm ngành khác.

Điều này không có gì mâu thuẫn cả vì nhu cầu tuyển dụng nhóm ngành này luôn rất lớn, và cũng nhiều người thích. Tuy nhiên, theo góc độ hướng nghiệp, TS cần cân nhắc giữa cái “thích” và điều “hợp”, vì thích chưa chắc đã hợp, chọn lựa ngành nghề theo năng lực của mình.

Với thời kỳ hội nhập sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm với nhiều yêu cầu cao hơn đối với người lao động.

Các nhóm ngành như kinh doanh, kinh tế, luật, môi trường, đô thị… vẫn có xu hướng phát triển trong tương lai và tiêu chí quan trọng đối với các nhà tuyển dụng không chỉ là bằng cấp mà chính là kinh nghiệm trong lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, khả năng tiếng Anh, khả năng giao tiếp và sử dụng vi tính.

Như vậy sự thích nghi với lĩnh vực công tác sau này sẽ rất quan trọng. Sẽ rất sai lầm nếu như chọn một ngành “rộng” hiện nay để sau này nếu không “hợp” thì sẽ chuyển sang lĩnh vực khác bằng cách làm lại từ đầu hoặc học bằng 2, bằng 3...

Như suy nghĩ của trường phái “phân vân, lưỡng lự” thì lựa chọn như thế sẽ rất lãng phí thời gian, tiền bạc, và cả tinh thần, lãng phí cho cả xã hội.

Giáo dục đại học, cao đẳng sẽ giúp bạn chuẩn bị nghề nghiệp cho tương lai nhưng không giới hạn ở một nghề nghiệp cụ thể nào. Bất cứ ngành học nào cũng có thể giúp bạn chuẩn bị một số nghề nghiệp khác nhau.

Đăng Khoa ( Ghi)



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Sẽ tổng kiểm tra dự án nhà ở SV trong tháng 4

Sẽ tổng kiểm tra dự án nhà ở SV trong tháng 4
2010-04-03 05:44:24

(GD&TĐ) - Sắp tới, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, tổng hợp danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở sinh viên đối với các địa phương...

Có nên chữa bệnh suyễn bằng K - cort?

Có nên chữa bệnh suyễn bằng K - cort?
2010-04-03 05:44:06

(SK&ĐS) - Bố tôi năm nay 60 tuổi, bị bệnh suyễn từ lâu. Mỗi lần lên cơn bố tôi thường gọi người tới tiêm thuốc. Ống thuốc có màu trắng như sữa và nghe nói thuốc có tên là...

Bí quyết giữ lửa yêu

Bí quyết giữ lửa yêu
2010-04-03 05:43:22

(SK&ĐS) - Ngay cả tình yêu đích thực cũng có thể héo tàn do cuộc sống đơn điệu... Thời gian đã làm cho cuộc sống tình dục của vợ chồng chỉ còn như con thuyền trôi trên một...

Bạn biết gì về bệnh thoái hóa nhầy?

Bạn biết gì về bệnh thoái hóa nhầy?
2010-04-03 05:43:10

(SK&ĐS) - Thoái hoá nhầy là bệnh do rối loạn chuyển hoá chất nhầy (mucine) ở da, có thể lan tỏa hoặc khu trú, một bệnh hiếm gặp, đặc trưng bởi sẩn dạng lichen do lắng đọng...

Thuốc giảm đau làm tăng nguy cơ tự vẫn?

Thuốc giảm đau làm tăng nguy cơ tự vẫn?
2010-04-03 05:41:47

(SK&ĐS) - Các nhà khoa học thuộc Trường đại học Gothernburg (Thụy Điển) nhận thấy các thuốc giảm đau và thuốc ngủ đều có liên quan tới tăng nguy cơ tự vẫn, thậm chí sau khi...

Giải pháp chuẩn bị tâm lí cho HS trước kỳ thi

Giải pháp chuẩn bị tâm lí cho HS trước kỳ thi
2010-04-02 13:52:58

(GD&TĐ) - Làm thế nào để làm giảm căng thẳng của các em học sinh trước kì thi, bớt đi những áp lực tinh thần và tạo ra một tâm lí tốt? Theo các chuyên gia tâm lí cần phải...

Khẩn trương đào tạo giảng viên GDQP – AN

Khẩn trương đào tạo giảng viên GDQP – AN
2010-04-02 13:52:46

(GD&TĐ)-Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ chị về việc tăng cường chỉ đạo, thực hiện công tác giáo dục quốc phòng – an ninh (GDQP-AN) năm 2010 và những năm tiếp theo.

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết