
{title}
{publish}
{head}
Mấy lần ra Trường Sa, cứ mỗi lần lên đảo Song Tử Tây, từ trên đài quan sát nhìn qua đảo Song Tử Đông do Philipin đang chiếm giữ tôi lại nhớ về câu chuyện với những vị chỉ huy của chiến dịch giải phóng Trường Sa năm 1975.
Từ trái qua: 3 thuyền trưởng Nguyễn Xuân Thơm (tàu 673), Nguyễn Văn Đức (tàu 674) và Phạm Duy Tam (tàu 675) gặp nhau tại Hà Nội 30 năm sau chiến dịch (năm 2005) - Ảnh: A.D (chụp lại từ tư liệu gia đình đại tá Phạm Duy Tam)
“Thời cơ đánh các đảo thuộc khu vực Nam Sa lúc này rất thuận lợi. Chỉ đánh các đảo quân nguỵ miền Nam chiếm đóng. Các anh ra lệnh đánh chiếm ngay. Theo dõi, đôn đốc kiểm tra chặt chẽ và thường xuyên báo cáo về Bộ”, Điện mật của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho Quân khu 5 (trích từ sách “Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng ”).
Bức điện nhấn mạnh “Chỉ đánh các đảo quân ngụy miền Nam chiếm đóng” trong khi với khoảng cách ấy, trong chiến dịch năm 1975 nếu chỉ có một nhầm lẫn nhỏ: đổ bộ lên sai đảo, sẽ khó lường hết tình hình phức tạp đến đâu! Bởi quần đảo Trường Sa thời điểm này có một số đảo do các nước khác đang chiếm đóng, chỉ thị của Quân ủy Trung ương là “chỉ giải phóng các đảo do quân đội Sài Gòn đang giữ, tuyệt đối không được đụng đến các đảo do nước ngoài đang chiếm.
Mà Trường Sa bấy giờ, chỉ riêng Philipin chiếm đóng trên 5 đảo, trong đó có đảo Song Tử Đông chỉ cách mục tiêu Song Tử Tây vài hải lý. Nếu trong đêm không phân biệt được, đổ bộ nhầm lên đảo Philipin đang chiếm giữ thì hậu quả sẽ vô cùng tai hại. Đó chỉ là một trong số giả thiết để hình dung sự phức tạp của chiến dịch.
Chưa nói đến từ đầu năm 1974 tình hình khu vực này đã vô cùng phức tạp. Quân đội Trung Quốc đã nổ súng chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa vào tháng 1/1974, do quân đội chính quyền Sài Gòn quản lý. Nửa thế kỷ qua, với những gì đang diễn ra trên Biển Đông có thể thấy giải phóng Trường Sa vào tháng 4/1975 là một quyết định vô cùng mưu lược và sáng suốt.
Biển Đông và quần đảo Trường Sa vẫn đang từng ngày đối mặt với những âm mưu thôn tính chủ quyền lãnh hải Việt Nam, thì câu chuyện 50 năm trước, nhắc lại cùng chúng ta hôm nay sẽ là một bài học muôn đời về tinh thần cảnh giác và giá trị vĩnh hằng của chủ quyền đất nước!
Những bức điện tối khẩn
Giờ đây, đọc lại những chỉ thị đặc biệt về chiến dịch giải phóng Trường Sa trong cuốn: Một số văn kiện chỉ đạo Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, lấy bối cảnh hôm nay để soi vào năm tháng ấy, mới thấy tầm vóc vĩ đại của những bức điện tối khẩn bấy giờ.
Bản đồ các mũi tiến công giải phóng Trường Sa tháng 4/ 1975 - Ảnh: A.D (chụp lại từ Bảo tàng Hải quân)
Ngày 30/3/1975, Quân ủy Trung ương điện gửi các đồng chí Chu Huy Mân, Võ Chí Công, nêu rõ: “Theo chỉ thị của Bộ Chính trị, Thường vụ giao cho Khu ủy và Bộ Tư lệnh B1 nhiệm vụ nghiên cứu, chỉ đạo thực hiện gấp rút, nhằm thời cơ thuận lợi nhất, đánh chiếm các đảo hiện do quân ngụy miền Nam chiếm đóng thuộc quần đảo Nam Sa. Trong việc này, anh Nguyễn Bá Phát, phái viên của Bộ Tổng Tham mưu và các cán bộ hải quân đi cùng sẽ do Khu ủy và Quân khu ủy chỉ đạo để thực hiện kế hoạch”.
Mười ngày sau, ngày 9/4/1975 một bức điện tối khẩn khác từ Quân ủy Trung ương điện cho các đồng chí Võ Chí Công, Chu Huy Mân (Quân khu 5), Hoàng Hữu Thái (Phó Tư lệnh Hải quân): “Chỉ thị cho các lực lượng ta hành động kịp thời theo phương án đã định. Nếu để chậm, có thể quân nước ngoài chiếm trước, vì hiện nay một số nước ngoài đang có ý định xâm chiếm”.
Mệnh lệnh đã rõ. Một chiến dịch thần tốc được triển khai. Từ vùng biển Đông Bắc, một biên đội gồm 3 tàu của Lữ đoàn 125 Hải quân rời bến: tàu 673, 674, 675. Những con tàu từng làm nên huyền thoại “tàu không số” trên đường Hồ Chí Minh trên biển, giờ đây nhận một nhiệm vụ mới. Thuyền trưởng Nguyễn Xuân Thơm (tàu 673), Nguyễn Văn Đức (tàu 674) và Phạm Duy Tam (tàu 675) mở hết tốc lực, hướng về Đà Nẵng. 21 giờ ngày 10/4/1975, 3 tàu cập cảng Tiên Sa.
Vừa cập cảng Tiên Sa, ngay lập tức cả 3 tàu cấp tốc nhận nhiệm vụ chở quân đi giải phóng Trường Sa gồm: Đội 1 của Đoàn 126 Đặc công nước Hải quân (do anh hùng LLVT Nguyễn Ngọc Quế làm đội trưởng) cùng với một lực lượng đặc công của Sư đoàn 2, Quân khu 5 phối thuộc. Chỉ huy cả hai lực lượng này là Lữ đoàn trưởng đặc công nước - Đoàn 126, Anh hùng LLVT Mai Năng. Chỉ mấy tiếng đồng hồ các lực lượng đã tập kết lên tàu, ẩn kín trong khoang.
Mật danh C75
Từ Tiên Sa, trong đêm tối, cả 3 tàu 673, 674 và 675 đều được nguỵ trang thành tàu đánh cá mang cờ hiệu nước ngoài. 4 giờ sáng ngày 11/4, 3 con tàu “đánh cá” (với mật danh là Biên đội C75) đè sóng tiến về hướng mặt trời mọc, thẳng hướng ra Trường Sa. Đảo Song Tử Tây là đảo đầu tiên mở màn cho chiến dịch này, để rồi rút kinh nghiệm giải phóng các đảo tiếp theo. Trên bộ, đây cũng là thời điểm các cánh quân của ta đang chuẩn bị nổ súng trên mặt trận Phan Rang, Xuân Lộc, Tây Ninh.
Nhiều năm trước, trong một lần gặp Thiếu tướng Mai Năng khi ông đang điều trị tại Viện Y học cổ truyền quân đội (Thiếu tướng Mai Năng đã mất vào tháng 12/2019) ông kể với chúng tôi rằng: Trước giờ ra khơi, Tướng Hoàng Hữu Thái (khi ấy là Chuẩn đô đốc, Phó Tư lệnh Hải quân) hỏi : “Trận này đánh có khó không?”.
Tôi trả lời: “Cái khó trước hết đây là vấn đề mới của đặc công nước. Bởi đặc công nước chuyên đánh tàu, chưa quen đánh căn cứ, cứ điểm. Cái khó thứ hai là đặc công phải tiếp cận và đánh ngay, đây là điều không đơn giản. Lâu nay truyền thống của đặc công là đánh gần, mà đánh gần thì đảm bảo bí mật, bất ngờ, luồn sâu, ém sát, nhưng Trường Sa thì địa bàn rất rộng lớn và quân ta chưa thông thuộc địa hình...”.
“Vậy không đánh được à?”, Tướng Thái hỏi. Tôi trả lời “Đánh được, nhưng phải có phương pháp mới, đánh theo phương pháp trinh sát vũ trang, có nghĩa là trinh sát đến đâu đánh đến đó, không chuẩn bị trước”.
Để đưa được toàn bộ lực lượng tiếp cận chính xác với các đảo ở Trường Sa là chuyện không phải dễ dàng gì. Dù rằng với lực lượng đặc công nước tinh nhuệ của Đoàn 126 và “đặc công sư 2” khét tiếng của Quân khu 5, nếu tiếp cận được đảo đúng giờ G thì chuyện giải phóng đảo không phải quá khó khăn. Nhưng hành trình ra đảo Song Tử Tây ngày đó quả là cam go.
Còn Đại tá Phạm Duy Tam, Thuyền trưởng tàu 675 kiêm Biên đội trưởng trong lần gặp tại nhà riêng của ông trên đường Triệu Việt Vương (Đà Nẵng) kể: “Tàu chở lực lượng đi đánh Trường Sa vốn là những chiếc tàu của “Đoàn tàu không số” đã từng vận tải vũ khí cho chiến trường miền Nam.
Tàu trang bị rất thô sơ. Ngày ấy, tàu không có các phương tiện khí tài dẫn đường hiện đại như ra đa, máy định vị, đo sâu... như bây giờ. Trên tàu chỉ có một la bàn từ, một đồng hồ thiên văn và bộ “bầu trời sao” để định hướng theo sao trời. Tuy nhiên, cả 3 thuyền trưởng của Biên đội C75 đều đã từng có nhiều kinh nghiệm trong những chuyến vận chuyển vũ khí trên “tàu không số”.
Nhiều lần đi qua vùng biển này, nhìn thấy rõ các đảo vốn không có cây cối, các đảo lại thấp, vào ban đêm rất khó phát hiện. Dù có nhiều kinh nghiệm nhưng vẫn không thể không lo lắng vì việc anh em đổ bộ lên đảo ban đêm sẽ nhầm vào đảo do quân đội nước khác chiếm giữ, và như thế thì, như chúng tôi đã nhắc ở đầu bài, hậu quả sẽ khôn lường!
An Du
Kỳ 2: Cờ giải phóng tung bay trên bầu trời quần đảo
QTO - Dưới ánh sáng nghị quyết của đại hội đảng các cấp, khai thác những tiềm năng, lợi thế của địa phương, Đảng bộ thị xã Quảng Trị đã đề ra nhiều chủ...
QTO - Xác định tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC), đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính (TTHC), những năm qua, huyện Hải Lăng triển...
QTO - Xác định xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, nhất là khu vực biên giới là mấu chốt quan trọng để giữ vững và phát huy khối đại đoàn kết toàn...
QTO - Báo Quảng Trị điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”.
QTO - Giai đoạn 2020 - 2025, phong trào thi đua “Ngành Hậu cần quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy” của lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Quảng Trị được giữ vững...
QTO - Đợt thi đua cao điểm được phát động trong toàn lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Quảng Trị từ ngày 1/3 đến ngày 19/5/2025 có chủ đề “Thần tốc, quyết...
QTO - Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất”, thời gian qua,...
QTO - Sau khi lắng nghe tâm tư của Nhân dân và nhiều ý đóng góp tâm huyết, các huyện đã đề xuất đặt lại tên xã mới sau sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC)....
VOV.VN - Sau 3 năm trực tiếp tham chiến ở miền Nam Việt Nam, quân Mỹ và đồng minh vẫn không tiêu diệt được Quân giải phóng mà còn làm cho nước Mỹ ngày càng sa lầy vào “con...
QTO - Từ đầu năm 2025 đến nay, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp trong tỉnh...
QTO - Xác định triển khai sâu rộng, thường xuyên và hiệu quả các phong trào thi đua là động lực quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển...
VOV.VN - Nhắc đến chi tiết này, ông Nguyễn Khắc Nhu cho biết, nguyên do của việc nghĩ đến ba chữ “không điều kiện” sau lời “đầu hàng” là do thời là học sinh ở Hà Nội, nhiều lần...