Cập nhật:  GMT+7

Trồng môn nịt trái vụ trên đất cát bạc màu cho thu nhập cao gấp 5-6 lần trồng lạc

Được sự hỗ trợ từ kinh phí tiểu hợp phần 3 “Các gói đầu tư tạo lợi ích từ rừng ven biển” của dự án “Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu ven biển” (FMCR) do Ngân hàng Thế giới tài trợ, nhóm cộng đồng thôn Tân Hòa, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh đã thực hiện mô hình trồng môn nịt theo hướng hữu cơ, an toàn thực phẩm trên 2 ha đất cát bạc màu với 20 hộ dân tham gia. Sau 7 tháng trồng, chăm sóc, đến nay cây môn nịt đã cho thu hoạch với hiệu quả KT-XH cao.

Trồng môn nịt trái vụ trên đất cát bạc màu cho thu nhập cao gấp 5-6 lần trồng lạc

Mô hình trồng môn nịt trái vụ trên đất cát bạc màu xã Vĩnh Thái - Ảnh: M.L

Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, mô hình đạt được nhiều hiệu quả, người dân vừa thu hoạch sản phẩm chính là củ môn (củ cái) với năng suất từ 10 - 12 tấn/ha, giá bán tại thời điểm này từ 20.000-25.000 đồng/kg, cao hơn so với giá chính vụ (giá bán chính vụ 15.000 - 17.000 đồng/kg), vừa thu đáu (củ con) với năng suất khoảng 3,2 tấn/ha, giá bán khoảng 10.000 đồng/kg, vừa thu thân môn làm dưa muối với năng suất 7,5 tấn/ha, giá bán từ 3.000 - 5.000 đồng/kg. Trừ chi phí, lợi nhuận 1 ha trồng môn nịt trái vụ đạt 147,3 triệu đồng, cao gấp 5-6 lần so với trồng lạc trên cùng một diện tích đất canh tác.

Theo bà Lê Thị Tú, cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh - người trực tiếp hướng dẫn người dân thực hiện mô hình, đây là mô hình trồng môn nịt trái vụ (xuống giống vào tháng 4 thay vì lịch chính vụ là tháng 8, 9 hằng năm) đầu tiên tại địa phương, nhưng kết quả cho thấy cây môn nịt thích hợp với vụ trái.

Bên cạnh hiệu quả kinh tế, mô hình đã tận dụng được thời gian nhàn rỗi của người dân để trồng, chăm sóc, thu hoạch, từ đó tạo việc làm cho lao động địa phương, đồng thời thông qua hoạt động sản xuất canh tác theo hướng hữu cơ còn có những buổi sinh hoạt tập huấn, hội nghị lồng ghép tuyên truyền, hướng dẫn người cách sản xuất duy trì tính đa dạng sinh học vùng ven biển, góp phần bảo vệ môi trường.

Xã Vĩnh Thái có tổng diện tích trên 1.448 ha, trong đó phần lớn là đất cát bạc màu nên những năm qua người dân gặp nhiều khó khăn trong trồng trọt. Vì vậy, hiệu quả của mô hình trồng môn nịt trái vụ trên đất cát bạc màu này sẽ mở hướng để địa phương có thêm cây trồng phù hợp với đặc điểm đất đai, nâng cao thu nhập cho người dân.

Mai Lâm

Tin liên quan:
  • Trồng môn nịt trái vụ trên đất cát bạc màu cho thu nhập cao gấp 5-6 lần trồng lạc
    Trồng ném ở vùng Cùa cho thu nhập cao gấp 4 - 5 lần so với trồng sắn

    Thực hiện chủ trương của huyện Cam Lộ về phát triển các loại cây trồng chủ lực có thế mạnh của địa phương, thời gian qua, người dân hai xã vùng Cùa là Cam Chính và Cam Nghĩa đã chuyển đổi những diện tích cây trồng hiệu quả thấp sang các giống cây mới hiệu quả cao. Trong đó, mô hình trồng ném cho thu nhập cao hơn nhiều lần so với một số loại cây trồng khác.

  • Trồng môn nịt trái vụ trên đất cát bạc màu cho thu nhập cao gấp 5-6 lần trồng lạc
    Thu nhập cao từ mô hình trồng khoai lang ruột vàng trên đất cát

    (QTO) - “Năng suất cao, ít sâu bệnh, được thị trường ưa chuộng, giá bán cao...”, đó là nhận xét của các hộ dân tham gia thực hiện mô hình trồng khoai lang ruột vàng KL 20-209 do Trạm Khuyến nông (KN) huyện Triệu Phong triển khai.

  • Trồng môn nịt trái vụ trên đất cát bạc màu cho thu nhập cao gấp 5-6 lần trồng lạc
    Trồng dưa hấu trên đất lúa thiếu nước cho thu nhập cao

    Bắt đầu với việc một số hộ dân tại thôn Lễ Môn, xã Phong Bình, huyện Gio Linh thí điểm chuyển đổi 5 ha đất trồng lúa thiếu nước sang trồng dưa hấu trong vụ hè thu năm 2019; với những kết quả vượt trội, vụ hè thu năm nay, diện tích trồng dưa hấu của xã Phong Bình đã mở rộng lên gần 80 ha. Những ngày qua, người dân thu hoạch dưa hấu với niềm vui được mùa, được giá.


Mai Lâm

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý