Cập nhật: Thứ 3, 14/10/2014 | 07:45 GMT+7

Triệu Phong đẩy mạnh ứng dụng khoa học- công nghệ vào sản xuất

(QT) - Xác định vai trò to lớn của việc ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất, xem đó là một trong những chìa khóa quan trọng mở ra con đường thúc đẩy phát triển KT- XH, những năm qua, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) đã ứng dụng nhiều thành tựu nghiên cứu KH&CN vào sản xuất và đời sống đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, từng bước nâng cao giá trị đóng góp của KH&CN trong phát triển KT- XH ở địa phương, nhất là sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp Triệu Phong là vùng trọng điểm lúa của tỉnh nên việc ứng dụng KHKT vào sản xuất chủ yếu là trên lĩnh vực nông nghiệp. Đến nay, nhiều giống cây trồng, vật nuôi của huyện được chọn tạo mới. Hầu hết các địa phương đã áp dụng các quy trình canh tác tiên tiến, bền vững, phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản sử dụng giống mới, quy trình chăm sóc tốt cho năng suất, chất lượng sản phẩm được nâng cao.

Đưa giống lúa mới vào sản xuất ởTriệu Độ, Triệu Phong cho năng suất cao

Dự án xây dựng mô hình “Thôn ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ” là một trong những dự án triển khai khá thành công trên địa bàn thôn An Cư, Triệu Phước, Triệu Phong. Sau 3 năm thực hiện, dự án đã khẳng định hiệu quả của các mô hình ứng dụng KHCN vào sản xuất như: chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học; nuôi vịt an toàn sinh học; sản xuất giống lúa xác nhận; xử lý rác thải. Mô hình nuôi vịt an toàn sinh học là mô hình thực hiện hiệu quả. Qua khảo sát, xã chọn 6 hộ có đủ điều kiện về kinh nghiệm nuôi vịt, cơ sở vật chất tốt để áp dụng quy trình nuôi đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật. Các hộ được tập huấn về quy trình chăn nuôi vịt an toàn sinh học. Giống vịt chọn lọc có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn dịch bệnh. Trong thời gian chăn nuôi các hộ đã áp dụng đúng quy trình kỹ thuật như: Vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại 1 tuần/lần, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin. Nhờ vậy, trong hơn 2 tháng nuôi không có hộ nào vịt bị dịch bệnh và mức tăng trọng khá. Các hộ đạt kết quả gần tương đương nhau, trong đó có hộ ông Nguyễn Hữu Kháng đạt sản lượng thịt vịt cao nhất là 980 kg, trị giá hơn 42 triệu đồng, lãi 12 triệu đồng. Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch UBND xã Triệu Phước cho biết: Dự án xây dựng mô hình “Thôn ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ” đã đem lại hiệu quả kinh tế thực sự cho các hộ tham gia. Ban quản lý đã đánh giá kết quả thực hiện dự án để chỉ đạo nhân rộng mô hình trong thời gian tới. Để phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, một trong những giải pháp của huyện là đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất. Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến nông, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ huyện đã mở nhiều lớp chuyển giao tiến bộ KHKT về trồng trọt, chăn nuôi, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... cho nông dân toàn huyện. Chính quyền địa phương cũng đã tăng cường tuyên truyền, vận động nông dân tích cực áp dụng KHKT vào sản xuất. Được sự hỗ trợ của các ngành như Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và PTNT, huyện đã triển khai các dự án, đề tài KHCN được nông dân tích cực áp dụng như: Đề tài hệ thống các giải pháp kinh tế kỹ thuật đồng bộ sản xuất lúa chất lượng cao đạt tiêu chuẩn tại các HTX chủ động cung ứng cho sản xuất đại trà triển khai trong 3 năm 2007-2009; chương trình nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHKT vào phát triển cánh đồng 50 triệu đồng/ha (năm 2007- 2010); đề tài nhân rộng các mô hình canh tác trong nông nghiệp có giá trị, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao (năm 2010- 2011); dự án xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây thanh long ruột đỏ trên cát xã Triệu Trạch (năm 2012- 2013); đề tài nghiên cứu, khảo nghiệm tập đoàn giống lúa thuần mới bổ sung vào cơ cấu bộ giống lúa chủ lực của tỉnh (năm 2012- 2013); đề tài xây dựng mô hình thôn ứng dụng tiến bộ KHCN giai đoạn 2012- 2014; dự án xây dựng mô hình nuôi công nghiệp tôm thẻ chân trắng vụ thu đông trên vùng cát ven biển (2013- 2015), dự án cải tạo hệ sinh thái vùng cát ven biển... Kết quả là đã tuyển chọn được các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của huyện, cùng với việc đưa kỹ thuật tiến bộ vào đầu tư thâm canh đã giúp cho huyện chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, chuyên canh, phát triển sản xuất hàng hoá, hướng đến nền sản xuất nông nghiệp sạch và bền vững, góp phần đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, tạo thuận lợi thúc đẩy phát triển chương trình nông thôn mới của huyện. Cụ thể như: Chương trình xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao với cơ cấu bộ giống lúa mới HC95 và HT1 hợp lý trên địa bàn Triệu Phong đã giúp huyện có cơ sở khoa học và thực tiễn để hỗ trợ giống lúa xác nhận cho người dân nhân rộng. Đến năm 2013, diện tích lúa chất lượng cao chiếm gần 50% diện tích canh tác lúa của huyện với năng suất lúa bình quân đạt gần 60 tạ/ha/ vụ. Nhờ năng suất ổn định, chất lượng tốt, bán giá cao hơn gạo thường đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Chương trình “Xây dựng cánh đồng có năng suất cao, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao” đã lựa chọn các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp từng vùng để chỉ đạo nhân rộng đem lại nhiều kết quả. Đến nay, huyện đã tạo được các vùng sản xuất chuyên canh rau an toàn, luân canh cây màu, phát triển mạnh các mô hình nông- lâm kết hợp, mô hình trang trại tổng hợp cho thu nhập kinh tế khá. Các đề tài chăn nuôi như: Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp kỹ thuật, quản lý chăn nuôi bò thịt theo hướng thâm canh, chất lượng cao; Điều tra tầm vóc và khả năng sinh sản của đàn bò nái lai F1; Khảo nghiệm một số giống cỏ làm thức ăn cho gia súc được triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, trong đó có Triệu Phong đã hình thành vùng chăn nuôi bò theo hướng bán nhốt chuồng; nâng cao năng suất, thể trọng đàn bò lai. Chương trình bảo tồn giống gốc lợn nái Móng Cái đã tạo được đàn nái nền chất lượng tốt, góp phần tích cực vào chương trình nạc hoá đàn lợn. Ngoài ra, chương trình chăn nuôi lợn thịt thâm canh đảm bảo vệ sinh môi trường cũng được triển khai, nhân rộng được nhiều hầm khí sinh học, đàn lợn phát triển tốt, đảm bảo an toàn dịch bệnh; tốc độ sinh trưởng nhanh, bảo vệ môi trường. Về nuôi trồng thủy sản cũng có nhiều kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất cho hiệu quả khá như đề tài ứng dụng công nghệ sinh học trong việc nuôi tôm he chân trắng trên vùng biển; nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất và quy trình sử dụng chế phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản Neo-Polymic phù hợp, giúp hạn chế dịch bệnh, không sử dụng thuốc kháng sinh, năng suất, sản lượng và diện tích nuôi tôm trên cát ven biển ngày càng được mở rộng đem lại hiệu quả kinh tế cao, môi trường được đảm bảo. Ông Trần Thanh Hiền, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết: Ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất nông nghiệp tạo ra hiệu quả khá về kinh tế, môi trường. Việc triển khai thực hiện đề tài tại các huyện cũng đã tạo điều kiện phổ biến KHCN, tập huấn nâng cao trình độ hiểu biết và kỹ năng sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi của nông dân, từ đó mô hình được nhân rộng, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Những hạn chế cần khắc phục Bên cạnh các kết quả đạt được, việc ứng dụng kết quả nghiên cứu các đề tài, dự án ở Triệu Phong vẫn còn một số hạn chế, tồn tại. Nhiều kết quả chương trình, đề tài, dự án được đánh giá cao trong thực nghiệm nhưng chậm nhân rộng vào thực tiễn sản xuất và đời sống như dự án ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi mức độ nhân rộng còn chậm so với nhu cầu thực tế của người dân. Cơ chế hình thành, xác định nhiệm vụ KHCN trọng điểm của huyện vẫn còn lúng túng. Công tác tuyên truyền, thông tin phổ biến về kết quả nghiên cứu cho cộng đồng chưa được chú trọng. Bên cạnh đó, các chính sách khuyến khích hỗ trợ nhân rộng chưa được xây dựng một cách phù hợp, thiếu sự lồng ghép các chương trình dự án phát triển KT-XH với các kết quả nghiên cứu KH&CN đã được khẳng định. Nguồn vốn hỗ trợ xây dựng mô hình ứng dụng KHKT mới vào sản xuất còn ít, thời gian thực hiện ngắn nên việc đánh giá hiệu quả của mô hình khảo nghiệm chưa thực sự sát đúng. Do đời sống của nhân dân còn khó khăn nên việc đầu tư áp dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, chăn nuôi còn hạn chế, chủ yếu nhờ sự hỗ trợ của nhà nước. Sự biến động về giá cả nông sản, vật tư, phân bón thất thường gây sự hoang mang đến nông hộ khi thực hiện đầu tư vào sản xuất... Ông Lê Thanh Nam, Trưởng phòng Quản lý khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ cho biết: Việc ứng dụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất trên địa bàn huyện Triệu Phong đã đạt những kết quả khá, song nhìn chung còn chậm, nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ KHCN đạt hiệu quả tốt trong nghiên cứu, thực nghiệm song chậm được nhân rộng và phát huy hiệu quả trong thực tiễn. Do đó, cần có chính sách khuyến khích và hỗ trợ nhân rộng kết quả nghiên cứu các đề tài, dự án để đáp ứng mục tiêu nhân rộng 70- 80% các đề tài nghiên cứu ứng dụng thành công phục vụ sản xuất và đời sống vào năm 2020. Ứng dụng KHCN vào sản xuất đã tạo chuyển biến tích cực làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thay đổi bộ mặt nông thôn mới của huyện Triệu Phong. Để ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất nông nghiệp là một hướng đầu tư tối ưu tạo ra giá trị sản xuất cao cho một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá, huyện cần có chính sách khuyến khích và hỗ trợ chuyển giao, nhân rộng kết quả các mô hình trình diễn, tiến hành đăng ký thương hiệu các sản phẩm đã khẳng định chất lượng và tìm đầu ra cho sản phẩm một cách ổn định, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế của huyện. Bài, ảnh: TRẦN ANH MINH


 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Sự trở lại của thương hiệu xi măng Quảng Trị

Sự trở lại của thương hiệu xi măng Quảng Trị
23:01 12/10/2014

(QT) - Đến Nhà máy xi măng Quảng Trị (Công ty Cổ phần Minh Hưng) những ngày này, điều dễ nhận thấy là doanh nghiệp đã mang một diện mạo mới. 2 dây chuyền sản xuất xi măng công...

Đổi thay ở bản Chùa

Đổi thay ở bản Chùa
22:09 08/10/2014

(QT) - “Cách đây chừng chục năm, chú mà vào bản miềng giữa trưa thế này là không gặp ai cả mô vì từ già, trẻ, lớn, bé đều kéo nhau vào rừng rà đào phế liệu chiến tranh từ tờ mờ...

Vĩnh Hà, hướng đi đã mở

Vĩnh Hà, hướng đi đã mở
09:00 08/10/2014

(QT) - Trong câu chuyện với chúng tôi, ông Hồ Rềnh, một nông dân ở thôn Khe Hó, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) khi nói về vấn đề phát triển kinh tế hộ gia đình đã...

Những “đầu tàu” vượt khó giữa đại ngàn

Những “đầu tàu” vượt khó giữa đại ngàn
08:59 08/10/2014

(QT) - Ngày nay ở giữa đại ngàn Trường Sơn, bà con người Vân Kiều, Pa Kô đã dần thoát ra khỏi sự đói nghèo, lạc hậu, nhiều người đã vươn lên trở thành giàu có. Họ không những...

Thời tiết

25°C - 35°C
Có mây, không mưa
  • 29°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 28°C - 34°C
    Có mây, có mưa rào và dông
POWERED BY
Việt Long