Cập nhật: Thứ 4, 24/01/2018 | 07:07 GMT+7

Triển khai nhiều giải pháp mang tính đột phá để thúc đẩy nền kinh tế phát triển

(QT) - Trên cơ sở bám sát nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng bộ huyện và các nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH), những năm qua huyện Gio Linh đã tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm khai thác thế mạnh ở các tiểu vùng kinh tế bằng nhiều hình thức sát với thế mạnh của từng vùng. Đặc biệt là quy hoạch vùng cây công nghiệp dài ngày, cây lâm nghiệp, xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản... Nhờ vậy nền kinh tế của huyện trong những năm qua đã có bước tăng trưởng đáng kể, nhiều chỉ tiêu về KT-XH vượt so với nghị quyết đề ra. Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Gio Linh vẫn còn chậm, đời sống của một bộ phận dân cư còn khó khăn, kết cấu hạ tầng chưa đảm bảo để phục vụ sản xuất và đời sống cho người dân. Phóng viên Báo Quảng Trị có cuộc phỏng vấn đồng chí TRẦN VĂN QUẢNG, Chủ tịch UBND huyện Gio Linh về những giải pháp cụ thể của huyện Gio Linh trong thời gian tới nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.

- Thưa đồng chí! So với nhiều địa phương trong tỉnh Quảng Trị, Gio Linh là huyện có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển một nền kinh tế tổng hợp và đa dạng các lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên trên thực tế, Gio Linh vẫn chưa tận dụng và khai thác hết lợi thế của mình. Vậy xin hỏi đồng chí, huyện Gio Linh đã có những giải pháp mang tính đột phá nào để thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển?

- Gio Linh là huyện có các vùng tự nhiên gồm miền núi, trung du, đồng bằng và vùng biển. Đây chính là những lợi thế để phát triển một nền kinh tế tổng hợp với nhiều mô hình sản xuất theo hướng chuyên canh nhằm phát huy tiềm năng của từng vùng, miền trên địa bàn.

Trên cơ sở bám sát nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng bộ huyện và các nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH), những năm qua huyện Gio Linh đã tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm khai thác thế mạnh ở các tiểu vùng kinh tế như gò đồi, đồng bằng và kinh tế biển bằng nhiều hình thức như huy động vốn, tạo nguồn nhân lực và quy hoạch, kế hoạch sát với thế mạnh của từng vùng. Đặc biệt là quy hoạch vùng cây công nghiệp dài ngày, cây lâm nghiệp, xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản... Nhờ vậy nền kinh tế của huyện trong những năm qua đã có bước tăng trưởng đáng kể, nhiều chỉ tiêu về KT-XH vượt so với nghị quyết đề ra, tiềm lực kinh tế ngày càng phát triển.

Đối với vùng đồng bằng, Gio Linh được hưởng lợi từ các công trình thuỷ lợi lớn như Trúc Kinh, Hà Thượng, Kinh Môn nên các địa phương trồng lúa đã cơ bản chủ động được nguồn nước tưới để hình thành vùng trồng lúa dọc tuyến đường xuyên Á gồm xã Gio Quang, Gio Mai bên cạnh vùng trọng điểm lúa Trung Sơn, Trung Hải. Các địa phương tập trung xây dựng nền sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, tạo ra những cánh đồng có quy mô sản xuất tập trung, chuyên canh, có khối lượng hàng hóa lớn, chất lượng cao. Điểm nổi bật trong sản xuất nông nghiệp ở Gio Linh là tốc độ cơ giới hoá phát triển rất nhanh. Việc đưa cơ giới vào sản xuất không chỉ rút ngắn thời gian mùa vụ mà còn mở rộng diện tích sản xuất, tăng năng suất lao động, giúp người nông dân có thêm điều kiện đầu tư, thâm canh tạo ra nông sản có tính hàng hoá cao.

Có thể khẳng định Gio Linh là huyện có thế mạnh về khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản. Riêng về khai thác, huyện có 2 cửa lạch quan trọng là Cửa Việt và Cửa Tùng thuận lợi cho ngư dân đầu tư tàu thuyền có công suất lớn neo đậu và bám biển dài ngày. Hiện toàn huyện có 886 tàu, thuyền với tổng công suất 78.914 CV, trong đó có 171 tàu xa bờ. Sản lượng hải sản khai thác toàn huyện trong năm 2017 đạt trên 13.300 tấn. Bên cạnh đó, lĩnh vực chế biến hải sản đã tăng mạnh, nhất là chế biến mực, cá xuất khẩu và nước mắm, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động nữ. Trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản toàn huyện có 727,3 ha, sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2017 đạt 1.086,13 tấn.

- Được biết trong chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp hiện nay Gio Linh đang triển khai quyết liệt và có hiệu quả kinh tế biển, vùng cát mà trọng tâm là Chương trình phát triển kinh tế vùng biển giai đoạn 2016-2020, đề nghị đồng chí đánh giá lại những kết quả đạt được?

- Để triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, UBND huyện đã có quyết định phê duyệt đề án và thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện. Trong quá trình thực hiện đề án có sự lồng ghép, gắn với Chương trình phát triển kinh tế vùng biển, định hướng phát triển kinh tế vùng gò đồi, miền núi. Đặc biệt là ưu tiên đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả, nông nghiệp hữu cơ và liên kết với các doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm. Nhờ đó huyện đã liên kết tiêu thụ với Công ty XNK Đồng Giao tại Ninh Bình xây dựng được 1 mô hình trồng dứa công nghệ cao với 4 ha tại Trung Giang và 3 ha tại Trung Sơn; liên kết tiêu thụ sản phẩm với Công ty TNHH sản xuất thương mại Đại Nam ở Bà Rịa-Vũng Tàu để xây dựng mô hình sản xuất lúa hữu cơ với diện tích 25 ha tại Tổ hợp tác Võ Xá (Trung Sơn), HTX Phước Thị (Gio Mỹ); liên kết sản xuất để tiêu thụ sản phẩm với Tập đoàn Quế Lâm triển khai mô hình trồng bưởi da xanh và ổi không hạt với diện tích 5 ha tại xã Hải Thái. Ngoài ra các mô hình trồng trọt có hiệu quả các năm trước tiếp tục được duy trì, nâng cao giá trị sản xuất như trồng lúa theo quy mô cánh đồng lớn tại các xã Gio Quang, Gio Châu, Gio Mỹ, Gio Thành, Trung Hải, thị trấn Gio Linh với diện tích 335 ha.

Đội tàu vỏ thép ở thị trấn Cửa Việt, Gio Linh. Ảnh: HNK

Trên lĩnh vực thủy sản và kinh tế nông nghiệp miền biển, vùng cát, UBND huyện đã chỉ đạo tích cực, triển khai thực hiện Nghị định 67 và 89 của Chính phủ, tạo điều kiện cho các chủ tàu tiếp cận nguồn vốn, đăng ký đóng mới và nâng cấp tàu cá. Ngư dân đã sử dụng một phần kinh phí đền bù sự cố môi trường biển để cải tạo, nâng cấp, đóng mới tàu thuyền, mua sắm ngư lưới cụ phục vụ đánh bắt thủy sản, nhất là đánh bắt xa bờ. Đến tháng 10/2017, các ngân hàng thương mại đã ký hợp đồng cho vay 84 tàu, trong đó đóng mới 21 tàu và nâng cấp 63 chiếc với tổng mức đầu tư trên 435 tỷ đồng.

Trong chương trình phát triển kinh tế vùng biển giai đoạn 2016-2020 được các ngành, địa phương phối hợp triển khai thực hiện có sự lồng ghép với đề án về chuyển đổi sinh kế cho ngư dân đạt được kết quả bước đầu, hoạt động sản xuất, kinh doanh được tổ chức, sắp xếp lại hợp lý hơn. Tiến hành khảo sát, lập quy hoạch sản xuất trên cát, có văn bản đề nghị tỉnh hỗ trợ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế vùng cát miền biển (9 công trình/93.400 triệu đồng). Hiện nay, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT lập dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển thủy sản các xã vùng biển để khắc phục sự cố môi trường biển với kinh phí khoảng 25.000 triệu đồng. UBND huyện đã phê duyệt đề cương, nhiệm vụ và dự toán quy hoạch chi tiết phát triển sản xuất nông nghiệp các xã vùng cát miền biển với diện tích 1.010 ha. Thực hiện Quyết định số 1737 ngày 26/7/2016 của UBND tỉnh, huyện đã hỗ trợ nguồn vốn, tập huấn, chuyển giao, ứng dụng khoa học, kỹ thuật để xây dựng 21 mô hình kinh tế trên vùng cát với tổng nguồn vốn 1.192,8 triệu đồng.

- Dù đạt được những thành tựu cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyên canh hóa các ngành sản xuất, nhưng trên thực tế quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Gio Linh vẫn còn chậm, đời sống của một bộ phận dân cư còn khó khăn, kết cấu hạ tầng chưa đảm bảo để phục vụ sản xuất và đời sống cho người dân. Đồng chí có thể cho biết những giải pháp cụ thể của huyện Gio Linh trong những năm tới nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững?

- Đúng là trên chặng đường phát triển, huyện Gio Linh vẫn còn gặp nhiều lực cản. Trước hết việc triển khai thực hiện các chương trình, đề án phát triển ngành, lĩnh vực được diễn ra đồng thời cùng một thời điểm, trong khi đó nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, khả năng kêu gọi, thu hút đầu tư còn nhiều hạn chế, bất cập. Mặt khác, việc xây dựng kế hoạch thực hiện các chương trình, đề án của cấp ủy, chính quyền một số xã, thị trấn chưa có chất lượng, thiếu cụ thể nên chưa tạo được sự đột phá trên các lĩnh vực.

Phát triển cây cao su trên vùng gò đồi Tây Gio Linh. Ảnh: Trần Tuyền

Trên cơ sở quán triệt đầy đủ các nội dung kết luận của Huyện ủy, nghị quyết của HĐND huyện, các chương trình, đề án phát triển ngành lĩnh vực giai đoạn 2016-2020 đã được cấp ủy, HĐND thông qua, UBND huyện sẽ cụ thể hóa chương trình hành động thành chương trình công tác trọng tâm, để xác định rõ từng nhiệm vụ cụ thể. Xây dựng các kế hoạch thực hiện chương trình hành động của Huyện ủy về phát triển kinh tế tư nhân và phát triển du lịch giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2025. Trên cơ sở đó, các xã, thị trấn phải xác định rõ chỉ tiêu, nhiệm vụ giải pháp cụ thể của từng chương trình để lồng ghép tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương trong giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025. Việc xây dựng chương trình, kế hoạch của các đơn vị, địa phương yêu cầu phải gọn rõ, chủ yếu là xác định từng nhiệm vụ, từng đầu việc phải hoàn thành trong thời gian nào, làm như thế nào, ai phụ trách, phải quyết tâm đưa các chương trình, đề án vào cuộc sống mới tạo được bước đột phá của từng ngành, lĩnh vực.

Mặt khác UBND huyện, các cơ quan chức năng tích cực phối hợp với các ngành cấp tỉnh, đề xuất với UBND tỉnh hỗ trợ, giúp đỡ giải quyết những vấn đề quan trọng, có tính cấp thiết, lâu dài như xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp Đông Gio Linh khu vực Cửa Việt để sớm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do chế biến thủy sản trong khu dân cư, tạo điều kiện mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động chế biến thủy sản, tạo điều kiện cho thị trấn Cửa Việt chỉnh trang đô thị để phát triển mạnh dịch vụ du lịch; xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế vùng cát, miền biển và vùng gò đồi miền núi; tiếp tục làm tốt công tác giải phóng mặt bằng. Tăng cường chỉ đạo, thực hiện quyết liệt đề án tái cơ cấu nông nghiệp, có sự gắn kết chặt chẽ với các chương trình, đề án khác có liên quan. Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; quyết liệt việc đưa các cơ sở chăn nuôi lớn ra khỏi khu dân cư để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Trên từng lĩnh vực cụ thể huyện đã có những giải pháp triển khai thực hiện sát đúng với thực tế. Đối với nông nghiệp đảm bảo ổn định nguồn lương thực, quan tâm đầu tư vùng sản xuất lúa chất lượng cao, áp dụng triệt để các tiến bộ của KHKT vào sản xuất. Trên lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản tiếp tục nâng cao hoạt động của đội tàu đánh bắt xa bờ, tích cực giúp ngư dân cải hoán tàu thuyền nhằm nâng cao năng lực khai thác, đánh bắt. Khuyến khích nông dân chuyển đổi, mở rộng hợp lý diện tích đất sản xuất nông nghiệp năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Quan tâm phát triển mô hình kinh tế hộ và tổ hợp tác trong chế biến thủy, hải sản để tăng giá trị kinh tế hàng hóa cho sản phẩm. Không ngừng đầu tư phát triển các cơ sở sơ chế biến nông sản, thủy hải sản, sửa chữa tàu thuyền, khuyến khích khôi phục và mở rộng các làng nghề truyền thống và du nhập thêm nghề mới góp phần giải quyết việc làm cho người lao động để từng bước giảm tỷ lệ hộ đói nghèo.

Một lĩnh vực quan trọng khác đang phát triển khá mạnh mẽ trong những năm trở lại đây đó là thương mại, du lịch và dịch vụ. Kể từ khi đường xuyên Á hình thành, bãi tắm Cửa Việt mở ra và Khu du lịchdịch vụ Cửa Việt được đầu tư xây dựng, Gio Linh đang chú trọng khai thác thế mạnh về du lịch, dịch vụ nhằm mở rộng mạng lưới thương mại dịch vụ, khai thác có hiệu quả các loại hình du lịch để thu hút du khách, thu hút đầu tư vào địa bàn. Từ những điều kiện cơ bản thuận lợi đó, huyện Gio Linh tập trung khai thác các thế mạnh của địa phương, đưa nền kinh tế Gio Linh phát triển nhanh và bền vững.

- Xin cảm ơn đồng chí!

Tân Nguyên

(thực hiện)



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đẩy mạnh phát triển bền vững kinh tế biển
22:20 05/09/2024

Tỉnh Quảng Trị có bờ biển dài 75 km với ngư trường rộng hơn 9.000 km2 , có trữ lượng hải sản dồi dào và có giá trị kinh tế cao. Vùng ven biển có điều kiện để ...

Hải Lăng chú trọng xây dựng sản phẩm OCOP

Hải Lăng chú trọng xây dựng sản phẩm OCOP
10 giờ trước

QTO - Với lợi thế tài nguyên phong phú và bề dày văn hóa, huyện Hải Lăng đang đẩy mạnh chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm tạo đột phá trong...

Người tiên phong trồng hoa ở Phương Lang

Người tiên phong trồng hoa ở Phương Lang
23:53 23/01/2018

(QT) - Tự tìm tòi học hỏi, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, đến nay ông Mai Đức Binh (58 tuổi) ở đội 7, thôn Phương Lang, xã Hải Ba, huyện Hải Lăng đã thành thạo nghề trồng hoa....

Chủ động sản xuất vụ đông xuân

Chủ động sản xuất vụ đông xuân
23:54 21/01/2018

(QT) - Vụ đông xuân năm nay, cùng với việc tổ chức sản xuất, toàn tỉnh tiếp tục tập trung khắc phục hậu quả do dịch bệnh của vụ hè thu năm ngoái để lại nên Sở Nông nghiệp và...

Hàng hóa phục vụ tết đã sẵn sàng

Hàng hóa phục vụ tết đã sẵn sàng
23:51 21/01/2018

(QT) - Gần đến Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, thời điểm này, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã bắt đầu tăng. Để đảm bảo nguồn hàng có chất lượng...

Nền kinh tế huyện Triệu Phong tăng trưởng khá

Nền kinh tế huyện Triệu Phong tăng trưởng khá
23:38 18/01/2018

(QT) - Thực hiện Nghị quyết số 03 ngày 19/12/2016 của Huyện ủy và Nghị quyết số 28 ngày 22/12/2016 của HĐND huyện Triệu Phong về nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội (KT- XH),...

Thời tiết

18°C - 23°C
Nhiều mây, không mưa
  • 17°C - 23°C
    Có mây, không mưa
  • 18°C - 23°C
    Có mây, có mưa rào
POWERED BY
Việt Long