
{title}
{publish}
{head}
Mỗi độ tháng Tư về, khi cả nước nô nức kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Quảng Trị, vùng đất từng bị chiến tranh tàn phá khốc liệt lại trở thành điểm đến thiêng liêng của hàng vạn bước chân hành hương về nguồn. Những địa danh như Thành Cổ Quảng Trị, cầu Hiền Lương, sông Bến Hải... đều chạm vào ký ức, nghe rõ tiếng vọng từ lịch sử, nơi những khúc tráng ca 30/4 vẫn vang vọng giữa lòng đất mẹ.
Thành Cổ Quảng Trị trở thành điểm về nguồn của các du khách cả nước- Ảnh: T.L
Giữa dòng người nô nức về Quảng Trị trong những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi ấn tượng với một cụ ông dáng gầy, tóc bạc trắng, chậm rãi bước vào khuôn viên Thành Cổ Quảng Trị. Ông thắp nén nhang, mắt hướng về những bức tường rêu phong loang lổ. Nơi ấy, 53 năm trước, ông cùng đồng đội đã chiến đấu và tận mắt chứng kiến biết bao đồng đội đã vĩnh viễn nằm lại nơi mảnh đất này. Ông là Lê Thanh Khoa, một cựu chiến binh từng tham gia cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị năm 1972.
Ông Khoa quê gốc ở Hà Nội, nhập ngũ năm 1971 khi vừa tròn 18 tuổi. Một năm sau, chàng trai trẻ Lê Thanh Khoa có mặt tại chiến trường khốc liệt của miền Nam - Thành Cổ Quảng Trị. Chậm rãi chạm vào bức tường cũ rêu phong, tay khẽ run run, ông Khoa nhớ lại: “Bom rơi như mưa, đất trời rung chuyển suốt ngày đêm, có hôm chiến đấu trong ít giờ đồng hồ mà tiểu đội của tôi đã vơi hơn nửa quân số. Đồng đội của tôi nhiều người đã vĩnh viễn nằm lại nơi đây, dưới thảm cỏ xanh này, có người mới nhập ngũ chưa tròn 1 tháng.
Tôi bị thương nặng ở đầu, mất đi 1 chân sau một trận pháo kích của địch rồi được đưa ra miền Bắc điều trị, sau đó phục viên. Mỗi lần trở lại nơi này, ký ức về đồng đội, về cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ như hiện về vẹn nguyên. May mắn được sống và chứng kiến ngày đất nước thống nhất, hằng năm tôi đều thu xếp trở lại chiến trường xưa để thăm các anh”. Giọng ông Khoa như lạc dần khi trò chuyện với chúng tôi. Ký ức ấy, dù đã lùi xa hơn nửa thế kỷ nhưng với ông như vừa mới hôm qua.
Cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị năm 1972 đã ghi vào lịch sử của dân tộc như một biểu tượng của lòng quả cảm và hy sinh. Hàng vạn chiến sĩ đã ngã xuống nơi đây để giành giật từng tấc đất. Và chính từ sự kiên cường ấy, cùng bao chiến công vang dội khác trên khắp dải đất hình chữ S đã tạo thế và lực cho đại thắng mùa xuân năm 1975, kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước.
Những người đã ngã xuống ở Thành Cổ vì thế không chỉ là anh hùng của Quảng Trị mà còn là anh hùng của cả dân tộc. Không nơi nào như Quảng Trị, từng mét đất đều thấm đẫm máu xương. Thành Cổ Quảng Trị, nơi được ví như một “ngôi mộ chung” của hàng vạn chiến sĩ ngày nay trở thành địa chỉ đỏ được người dân cả nước tìm về để thắp nén hương tri ân. Đài tưởng niệm trung tâm, tháp chuông Hòa Bình, dòng Thạch Hãn hiền hòa, tất cả như lời nhắc nhở về một thời hoa lửa không thể nào quên. Mỗi bước chân trên khuôn viên Thành Cổ là một lần cúi đầu tưởng niệm những con người đã nằm lại vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Vào các dịp lễ lớn trong năm, nhất là Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4; Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, hàng ngàn người từ khắp mọi miền đất nước lại đổ về nơi đây, mang theo những nén nhang, giọt nước mắt và lòng biết ơn vô hạn. Lễ thả hoa đăng trên sông Thạch Hãn diễn ra trang nghiêm và xúc động như một cuộc hội ngộ giữa những người đang sống với người đã khuất.
Theo người thân đến viếng Thành Cổ Quảng Trị, em Lê Nhật Tâm, 20 tuổi, sinh viên một trường đại học tại Hà Nội xúc động chia sẻ: “Cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị chúng em đã được học tập nhiều qua sách vở nhưng khi đặt chân đến nơi đây, em mới cảm nhận được hết sự hy sinh to lớn của các anh hùng liệt sĩ.
Thành Cổ không chỉ là một di tích, mà là biểu tượng của ý chí quật cường, của tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Đến đây em nhận ra rằng, lịch sử không chỉ nằm trong sách vở mà còn hiện diện ngay nơi đây, trong từng viên gạch đỏ, từng gốc cây đã từng hứng chịu đạn bom. Thế hệ trẻ chúng em hôm nay cảm thấy tự hào vì được kế thừa truyền thống bất khuất ấy, đồng thời cũng nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ, phát huy giá trị lịch sử.
Rời Thành Cổ, em mang theo lòng biết ơn sâu sắc và lời tự hứa sẽ sống cho xứng đáng với sự hy sinh của cha ông”. Thành Cổ hôm nay đã trở thành “trường học lịch sử” không bảng đen, không bục giảng nhưng đầy sức lay động lòng người. Rất nhiều bạn trẻ trong cả nước sau khi về nguồn tại đây đã viết thư cảm ơn các liệt sĩ, nhiều đoàn thanh niên tổ chức lễ kết nạp Đoàn, kết nạp Đảng ngay tại di tích như một lời cam kết sống đẹp hơn, sống có lý tưởng hơn.
Tròn 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, giữa lòng thị xã Quảng Trị, Thành Cổ vẫn đứng đó, trầm mặc mà thiêng liêng. Nơi từng ngập tràn khói lửa chiến tranh nay lại bừng lên sức sống mới, mang theo thông điệp của hòa bình và sự hồi sinh.
Khu di tích Thành Cổ được quy hoạch, trùng tu bài bản và trở thành điểm đến không thể thiếu trong hành trình tri ân về Quảng Trị. Những lối đi được lát đá sạch sẽ, những hàng cây xanh rợp bóng mát, nhà tưởng niệm và bảo tàng được xây dựng hài hòa trong không gian linh thiêng, trầm mặc. Thành Cổ không chỉ là nơi tri ân mà còn là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Diện mạo thị xã Quảng Trị đang thay đổi từng ngày. Các tuyến đường được nâng cấp, công trình đô thị mọc lên khang trang, các hoạt động văn hóa, du lịch được chú trọng phát triển. Thành Cổ Quảng Trị không bị “cô lập” trong ký ức mà đã trở thành trung tâm của một đô thị hiện đại đang vươn lên từ lòng đất lửa. Các chương trình lễ hội, chương trình nghệ thuật hay “Đêm hoa đăng” - lễ hội tri ân các anh hùng liệt sĩ trên dòng Thạch Hãn bày tỏ lòng tri ân, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ được tổ chức thường xuyên vào dịp lễ.
Qua bao thay đổi của thời gian, nơi đây vẫn giữ nguyên giá trị cốt lõi, nơi nhắc nhớ chúng ta về cái giá của hòa bình, của độc lập, tự do để từ đó biết trân trọng hiện tại và chung tay xây dựng tương lai ngày càng tốt đẹp hơn.
Thanh Lê
QTO - Cùng với quá trình phát triển của quê hương, đất nước, giai cấp công nhân, người lao động tỉnh Quảng Trị đã có bước trưởng thành, phát triển cả về số...
QTO - Tổng Bí thư Lê Duẩn là chiến sĩ cộng sản kiên cường, nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng và Nhân dân ta, người học trò lỗi lạc, tuyệt đối trung thành, kế...
QTO - Cách đây 50 năm, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, quân và dân cả nước đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, kiên cường chiến đấu làm nên Đại...
QTO - Với 50 năm tuổi đảng, hơn 75 năm tuổi đời, bà Nguyễn Thị Thành, ở Khu phố 3, phường Đông Lễ, TP. Đông Hà luôn giữ vững phẩm chất cách mạng, gương mẫu...
QTO - Dưới ánh sáng nghị quyết của đại hội đảng các cấp, khai thác những tiềm năng, lợi thế của địa phương, Đảng bộ thị xã Quảng Trị đã đề ra nhiều chủ...
QTO - Xác định tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC), đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính (TTHC), những năm qua, huyện Hải Lăng triển...
QTO - Mấy lần ra Trường Sa, cứ mỗi lần lên đảo Song Tử Tây, từ trên đài quan sát nhìn qua đảo Song Tử Đông do Philipin đang chiếm giữ tôi lại nhớ về câu...
QTO - Xác định xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, nhất là khu vực biên giới là mấu chốt quan trọng để giữ vững và phát huy khối đại đoàn kết toàn...
QTO - Báo Quảng Trị điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”.
QTO - Giai đoạn 2020 - 2025, phong trào thi đua “Ngành Hậu cần quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy” của lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Quảng Trị được giữ vững...
QTO - Đợt thi đua cao điểm được phát động trong toàn lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Quảng Trị từ ngày 1/3 đến ngày 19/5/2025 có chủ đề “Thần tốc, quyết...