
{title}
{publish}
{head}
QTO - Thời gian qua, tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) là cầu nối giữa Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh với các đối tượng thụ hưởng, góp phần chuyển tải hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước đến với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
![]() |
Cán bộ Ngân hàng CSXH huyện Đakrông rà soát đối tượng vay vốn với các tổ tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn - Ảnh: M.L |
Vĩnh Khê là 1 trong 3 xã miền núi khó khăn của huyện Vĩnh Linh với đa phần dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm qua, nhờ nguồn vốn của Ngân hàng CSXH mà cuộc sống của người dân đổi thay. Toàn xã có 217 hộ nghèo nhờ vay vốn đầu tư các mô hình sản xuất mà thoát nghèo. Đây là tiền đề quan trọng trong hành trình thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững tại địa phương. Kết quả trên có vai trò quan trọng của 6 tổ TK&VV thông qua các hội, đoàn thể phân bổ ở 3 thôn trên địa bàn.
Các tổ TK&VV đã kịp thời tiếp nhận, hướng dẫn người dân hoàn thành các hồ sơ vay vốn, cách sử dụng vốn hiệu quả, giám sát người vay sử dụng đúng mục đích. Đồng thời là đầu mối nắm bắt kịp thời khó khăn, vướng mắc của người vay để có hướng dẫn khắc phục hoặc thông tin đến tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác, cán bộ Ngân hàng CSXH để kịp thời có biện pháp tháo gỡ như bổ sung thêm vốn, gia hạn nợ, xử lý nợ khi bị rủi ro…
Gần 20 năm gắn bó với công việc, bà Hồ Thị Hóa, Tổ trưởng Tổ TK&VV thôn Mới, xã Vĩnh Khê hiểu rất rõ từng hoàn cảnh của người dân địa phương. Tổ của bà quản lý 46 thành viên, dư nợ đến nay gần 2,7 tỉ đồng. Bà Hóa cho biết, tham gia sinh hoạt tổ TK&VV, các hội viên có nhiều cái lợi như được tạo điều kiện thuận lợi vay vốn ưu đãi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm của nhau để ứng dụng phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Hơn thế, qua sinh hoạt tổ, các hộ dân đã có tính kỷ luật và ý thức trách nhiệm cao hơn trong việc sử dụng vốn, trả nợ vay, tham gia các buổi sinh hoạt, họp thôn, đóng góp quỹ, ngày công lao động công ích… đầy đủ hơn.
Nhờ có các chương trình vay vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH tỉnh, người dân nơi đây mới có tiền để đầu tư các mô hình phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Trước đây, cuộc sống của người dân chủ yếu tự cung, tự cấp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nhưng nay bắt đầu thay đổi nhận thức về sản xuất hàng hóa để đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong thôn đã có nhiều hộ vươn lên thoát nghèo nhờ biết cách sử dụng hiệu quả vốn vay của ngân hàng.
Còn theo chị Hồ Thị Em, Tổ trưởng Tổ TK&VV thôn Xuân Ngọc, xã Gio Việt, huyện Gio Linh, để làm tốt hoạt động của tổ, ngoài sự nhiệt tình, tâm huyết với công việc, chị tích cực tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ do các cấp tổ chức, thường xuyên nghiên cứu công văn, tài liệu và đặc biệt là nghiên cứu kỹ hợp đồng ủy thác đã ký kết với ngân hàng, hướng dẫn người dân về phương pháp quản lý vốn vay, sử dụng vốn có hiệu quả.
Hiện 100% số hộ vay (51 thành viên với dư nợ 3,3 tỉ đồng) trong tổ sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, tổ viên tự ý thức được trách nhiệm trong việc hoàn trả gốc, lãi đúng hạn, không xảy ra tình trạng xâm tiêu, vay dùm, vay ké, không có thành viên nợ quá hạn. Đặc biệt thành viên đã tích cực gửi tiền tiết kiệm hằng tháng thông qua tổ với tổng số tiền tiết kiệm trên 266 triệu đồng, tạo cho người vay có ý thức tiết kiệm, biết cách dành dụm tiền để trả nợ khi đến kỳ hạn.
Từ miền xuôi lên miền ngược, hành trình dẫn vốn ưu đãi của nhà nước đến với hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách trong suốt 20 năm qua không thể thiếu những tổ TK&VV được thành lập qua các chi hội đoàn thể ở cơ sở. Đến nay, toàn tỉnh có 1.806 tổ TK&VV, hoạt động đều khắp 815 thôn, bản, khu phố trên địa bàn tỉnh. Chất lượng tổ TK&VV ngày càng được nâng cao, 100% tổ TK&VV xếp loại tốt, khá.
Với vai trò là “cánh tay nối dài” của ngân hàng CSXH, các tổ TK&VV được ủy nhiệm thực hiện các công việc chủ yếu như họp bình xét cho vay; giám sát việc sử dụng vốn vay; theo dõi, đôn đốc người vay trả nợ khi đến hạn; tuyên truyền, vận động tổ viên tham gia gửi tiền tiết kiệm nhằm tạo thói quen tiết kiệm tích lũy trả dần nợ gốc; thực hiện thu lãi, nhận tiền gửi tiết kiệm theo định kỳ hằng tháng; phối hợp xử lý nợ tồn đọng, nợ rủi ro… góp phần chuyển tải nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến với các đối tượng được thụ hưởng kịp thời, thuận lợi, đảm bảo công khai, dân chủ, góp phần phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương.
Theo Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH chi nhánh Quảng Trị Phan Văn Pháp, trong những năm qua, Ngân hàng CSXH tỉnh đã cùng chính quyền địa phương và 4 tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác thường xuyên kiện toàn, củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ tổ TK&VV, đồng thời mở rộng mạng lưới hoạt động đến tận các thôn, bản, khu phố. Nhờ đó, các hộ nghèo và đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn vay ngày càng tăng lên, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.
Mai Lâm
Để nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được triển khai hiệu quả, góp phần thực hiện công tác giảm nghèo, thúc đẩy phát triển KT-XH tại ...
Những năm qua, nguồn vốn các chương trình tín dụng chính sách của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã được triển khai kịp thời, đến đúng đối ...
Để chuyển tải vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, nâng cao chất lượng tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã thực ...
Việc đẩy mạnh tuyên truyền, huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân cùng tiền gửi của các tổ viên tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) của Ngân hàng Chính sách xã ...
Bám sát mục tiêu, nhiệm vụ về công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội của huyện, kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn tín dụng hằng năm, ...
Không còn quẩn quanh trong đói nghèo, lạc hậu, nhiều người dân trên địa bàn đã có cuộc sống tốt đẹp hơn nhờ chính sách tín dụng ưu đãi. Góp phần mang lại niềm ...
Sau 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78 ngày 4/10/2002 của Chính phủ đã góp ...
Những năm qua, thị xã Quảng Trị đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ với nhiều đổi thay trong đời sống kinh tế- xã hội (KT-XH). Nổi bật trong đó là việc triển ...
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có công hàm đề nghị phía Mỹ tạm hoãn quyết định áp thuế để dành thời gian trao đổi, tìm giải pháp hợp lý cho cả hai bên.
QTO - Bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài đến tháng 9 hằng năm, vụ cá Nam là vụ đánh bắt thủy sản mang lại thu nhập chính cho ngư dân trong năm. Thời điểm này,...
QTO - Chính thức triển khai từ ngày 27/4/2022, tính đến thời điểm này, 4/5 chương trình tín dụng ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ đã được...
QTO - Những năm trở lại đây, phong trào cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu gắn với xây dựng nông thôn mới được huyện Cam Lộ quan tâm với nhiều chính sách...
QTO - Mô hình SWOT là kỹ thuật chiến lược được sử dụng để giúp xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, làm rõ mục tiêu và xác định những yếu tố...
QTO - Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, vụ hè thu 2022 toàn tỉnh gieo cấy trên 23.000 ha lúa, vượt 3,5% so với kế hoạch; trong đó có 19.000 ha lúa...
QTO - Hiện nay COVID-19 cơ bản được kiểm soát, các doanh nghiệp đã bắt tay vào khôi phục sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, việc thiếu nhân công lao động,...
QTO - Giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2021, tỉnh Quảng Trị vận động 9 chương trình, dự án mới sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi...